TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON

 

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN

Kết quả hình ảnh cho BOOK 

 

 

 

 

ĐỀ BÀI : Trình bày một ý tưởng mới trong phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN HUỲNH NHƯ

Lớp : CĐTHB – K40

Giáo viên hướng dẫn : Th.s Trần Dương Quốc Hòa

 

Năm học : 2016 2017

Theo em để có được một tiết học tốt, học sinh phát huy được hết tính tích cực trong học tập và đặc biệt trong môn tiếng việt thì chúng ta cần phải :

- Chuẩn bị một giáo án chi tiết bao gồm đầy đủ các nội dung, chuẩn kiến thức

- GV cần phải linh hoạt trong phương pháp giảng dạy để học sinh hiểu và tích cực tham gia vào các hoạt động học. Đảm bảo rằng tất cả các em trong lớp đều tham gia vào hoạt động học.

- Một lớp sẽ có nhiều học sinh với trình độ khác nhau vì thế chúng ta phải có một sự phân công hợp lí đối với từng hoạt động học cho các em.

- Sự hợp tác giữa thầy và trò là một yếu tố quan trọng nó quyết định sự thành công hay không của một tiết dạy. Chúng ta nên xem học sinh như là một "đối tác" trong giáo dục chứ không chỉ là một người học .

- Việc ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy hiện nay là khá phổ biến giúp học sinh dễ tiếp thu bài hơn, có hứng thú với việc học và không gây nhàm chán, đồng thời GV dễ tìm kiếm được đầy đủ nguồn tài liệu đáp ứng cho bài học, không mất nhiều thời giang như phương pháp dạy thông thường.

Vận dụng những điều trên em sẽ ví dụ trong một bài giảng sử dụng CNTT cụ thể để thấy được khi chúng ta áp dụng được những phương pháp trên thì việc học tiếng việt sẽ trở nên hiệu quả.

Tập đọc

Bài : NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

Hoạt động 1 : Khởi động. Gv cho học sinh chơi trò chơi ghép tranh để hình thành một bức tranh hoàn chỉnh đồng thời kiểm tra bài cũ :

 

 

                                                                 chó dại

Sau khi học sinh đã hoàn thiện bức tranh, GV đặt câu hỏi :

-             Tranh vẽ gì ? Bức tranh này giống với bức tranh bài nào em đã học ?

-             Hs trả lời : Đây là bức tranh vẽ bãi biển trong bài tập đọc “Cửa Tùng”

-             Hai bên bờ Bến Hải cod gì đẹp ?

-             Hs trả lời : Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

-             Sắc màu của nước biển Cửa Tùng có gì đẹp ?

-             Hs trả lời : Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

GV nhận xét về  phần kiểm tra bài cũ.

Hoạt động 2 : Gv cho hs xem tranh và đặt câu hỏi:

 

                              Kết quả hình ảnh cho nguoi lien lac nho

Tranh vẽ gì ?  Gv cho hs trả lời tự do theo ý kiến riêng của mình. GV gọi từ 3 học sinh trả lời. Gv nhận xét và chốt ý dẫn dắt vào bài tập đọc “ Người liên lạc nhỏ “.

  •         Hoạt động 3 : Luyện đọc

Gv đọc mẫu bài văn.

-   Giọng đọc với giọng chậm rãi.

-             Đoạn 1: đọc với giọng chậm rãi, nhấn giọng: hiền hậu, nhanh nhẹn, lững thững…

-             Đoạn 2: giọng hồi hộp.

-             Đoạn 3: giọng bọn lính hóng hách, giọng anh Kim Đồng bình thản

-             Đoạn 4: giọng, phấn khởi, nhấn giọng : tráo trưng, thong manh

-             Hs lắng nghe và dõi theo sgk

                           llll2

Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.

-             GV cho học sinh xem tranh minh họa về anh Kim Đồng.

                            Kết quả hình ảnh cho kim dong

-Gv giới thiệu hoàn cảnh xảy ra chuyện: ở tỉnh Cao Bằng vào năm 1941, lúc các cán bộ còn đang hoạt động bí mật. 

- Hs quan sát tranh và lắng nghe

-Gv yêu cầu hs nói những hiểu biết của mình về anh Kim Đồng.

- Hs nêu những hiểu biết của mình về anh Kim Đồng. Gv có thể cho hs xem tranh hoặc một đoạn clip để gây sự tập trung và tư duy suy nghĩ của học sinh. Đảm bảo tất cả các em đều thực hiện hoạt động học.

- Gv gọi hs trả lời và giới thiệu lại một lần nữa cho học sinh nắm rõ hơn về anh Kim Đồng.

- Gv hướng dẫn kết hợp giải nghĩa từ khó trong sgk.

Gv yêu cầu hs đọc :

a. Đọc câu nối tiếp: 

-Hs nối tiếp nhau từng câu lần 1. 

-Rèn đọc từ khó: lững thững, quãng suối, huýt sáo, tráo trưng, thong manh. 

-Hs đọc câu nối tiếp lần 2. 

( Đảm bảo tất cả các học sinh đều được đọc )

b. Đọc đoạn nối tiếp: 

-Hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài, gv nhắc hs đọc đúng một số câu sau: 

-Nào, bác cháu ta lên đường ! (lời ông Ké thân mật, vui vẻ). 

- Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm ( lời Kim Đồng trong đoạn đóng kịch để lừa lũ giặc,

bình tĩnh, thản nhiên). 

-Già ơi ! Ta đi thôi ! đường về nhà cháu còn xa đấy ! (giọng tự nhiên, thân tình khi gọi ông Ké). 

-1 hs đọc chú giải. 

c. Đọc từng đoạn trong nhóm. 

- Gv chia nhóm 4. Hs đọc lần lượt mỗi em 4 lần mỗi lần 1 đoạn.

   - Gv mời từ 2 nhóm đứng lên đọc và lớp nhận xét. Gv nhận xét lại

d.Cả lớp đọc đồng thanh

Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi

GV chiếu trên bảng gồm 8 bông hoa, hs sẽ thi nhau chọn bông hoa mà mình thích. Trong mỗi bông hoa là yêu cầu học sinh đọc to rõ diễn cảm các đoạn văn trong bài. 8 bông hoa sẽ gồm 2 lượt đọc. Mỗi bông hoa hs sẽ chỉ đọc 1 đoạn. Hs nào đọc tốt to rõ diễn cảm sẽ nhận được một bông hoa điểm 10. Cả lớp theo dõi bạn đọc và nhận xét. Gv nhận xét lại.

Hoạt động 4 : Tìm hiểu bài

1 hs đoc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi

+     Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ?

   Đối với câu hỏi dễ thì gv sẽ ưu tiên cho hs TB và yếu phát biểu giúp các em xây dựng bài và hiểu bài hơn.

+     Hs trả lời, cả lớp nhận xét phát biểu ý kiến, GV nhận xét lại : Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ và đưa cán bộ lên địa điểm mới

+     Vì sao các cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ?

+     Hs trả lời, cả lớp nhận xét phát biểu ý kiến, GV nhận xét lại : Vì vùng này là vùng của người Nùng ở, đóng vai ông già Nùng để dễ hòa đồng với mọi người, dễ dàng che mắt địch, làm bọn chúng tưởng ông cụ là ngừi địa phương.

+     Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào ?

+     Hs trả lời, cả lớp nhận xét phát biểu ý kiến, GV nhận xét lại : Hai bác cháu đi cẩn thận, Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước một quãng, ông ké lững thững đằng sau, gặp điều gì đáng ngờ Kim Đồng sẽ huýt sáo làm hiệu để ông ké kịp thời tránh vào ven đường.

     Đoạn 2,3,4 còn lại 3 hs sẽ đọc nối tiếp nhau. Cả lớp theo dõi

+     Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch

+     Hs thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi này và viết câu trả lời vào giấy

+     Gv yêu cầu đại diện nhóm đứng lên trả lời. Các nhóm khác theo dõi nhận xét.Gv chốt lại câu trả lời đúng :Kim Đồng gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu. Địch hỏi Kim Đồng nhanh trí trả lời : Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm. Trả lời xong Kim Đồng thản nhiên gọi ông ké đi tiếp : Già ơi! Ta đi thôi!

Sự thông minh của Kim Đồng đã khiến giặc không hề nghi ngờ và đã cho hai người đi qua

Kim Đồng Dũng cảm vì còn rất nhỏ mã đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng. Dám là những việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh tìm cách đối phó, bảo vệ Cách Mạng.

    Gv tổ chức cho hs đọc phân vai

  • Gv đọc diễn cảm đoạn 3
  • Gv hướng dẫn hs đọc phân biệt lời nhân vật, người dẫn truyện
  • Gv mời 1 nhóm 3 hs đọc, gọi 3 nhóm đọc
  • Lớp nhận xét nhóm đọc hay nhất sẽ nhận được hoa điểm 10
  • Gv nhận xét

Hoạt động 5 : Củng cố dặn dò

Gv nhận xét chung về tiết học

GV yêu cầu hs về học bài và chuẩn bị bài mới.

Với ý tưởng trên em hi vọng sẽ dạy môn Tiếng Việt hiệu quả hơn./.

 

 

 

 

nguon VI OLET