Dân tộc Việt Nam đã trải qua bốn nghìn năm với bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, người nông dân cũng đứng lên chống giặc. Trong văn học, phải đến thế kỉ XIX khi Nguyễn Đình Chiểu - một nhà nho yêu nước dùng con mắt yêu thương và kính phục để viết nên “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì hình ảnh người nông dân mới thực sự xuất hiện. Đó là hình tượng đẹp, rất đỗi chân thực và đầy chất bi tráng, vừa hào hùng, vừa đau thương trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do của đất nước.

 Những người nông dân ấy, họ sinh ra đâu phải để làm chàng Gióng Phù Đổng, Lê Lợi, Quang Trung… Họ chỉ là những con người quanh năm khoác trên mình màu áo nâu của đất, bình dị và lam lũ. Nhưng họ xuất hiện trong khung cảnh bão táp của thời đại:

  Hỡi ôi!

  Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ

 Họ đâu đã quen nghe tiếng súng. Âm thanh ấy đã phá tan cuộc sống bình lặng của họ. Một cuộc sống từ sáng đến tối bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một cuộc sống chật vật với những lo toan nghèo khó. Cái nghèo đã làm họ thật nhỏ bé suốt ngày “cui cút làm ăn”.. Chỉ một câu văn, cụ Đồ Chiểu đã vẽ nên vòng đời luẩn quẩn không lối thoát của người dân Việt, người “dân ấp dân lân” Nam Bộ, bắt đầu với cui cút, vật lộn làm ăn để cuối cùng vẫn kết thúc trong nghèo khó. Đằng sau luỹ tre làng ấy, họ biết sao được những “cung ngựa”, “trường nhung”.. trong cái nhìn của họ chỉ có “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đến việc cuốc, việc cày, bừa, khiên đã quá quen thuộc thì giờ tập khiên, tập súng.. thật lạ lẫm.

 Những tưởng họ mãi cam chịu như thế. Nhưng không, khi quân xâm lược đã xâm chiếm đất nước, chúng đang giày xéo lên từng mảnh ruộng, từng đám đất quê hương ruột thịt của họ. Giờ đây, trong những “lo toan” không chỉ có đói nghèo mà còn là những thấp thỏm, lo âu:

  “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa…”

 Thấy “mùi tinh chiên vấy vá” không thể chống mắt đứng nhìn, không thể ngồi yên mà đợi. Triều đình đã “bỏ rơi” họ, nhưng làm sao ngăn được tình yêu đất nước nồng nàn ở họ. Bọn xâm lăng kia đã cướp đi những gì máu thịt của họ, chúng phá vỡ giấc bình yên nơi thôn quê, làm sao không căm cho được. Nỗi uất hận đển tột cùng ấy đã biến những con người nhỏ bé tầm thường thành chàng Gióng khổng lồ trong cổ tích. Khi Tổ quốc lầm than, họ không ngần ngại chung vai góp sức. Lòng yêu nước đã biến thành lòng căm thù giặc đến sôi sục:

  “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan.

Ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ

  Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu

  Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó” 

 Lòng yêu Tổ quốc tha thiết xuất phát từ trái tim đã khiên họ trở nên đẹp đẽ, lấp lánh… Dòng máu Lạc Hồng cuộn chảy trong người cùng với cơn giận của lòng yêu nước mạnh hơn yếu hèn, mạnh hơn cái chết. Khát vọng đánh giặc, khát vọng chiến đấu, khát vọng bảo vệ mảnh đất quê hương đã thôi thúc họ, mặc việc “đợi tập rèn”, “ban võ nghệ”, “bày bố binh thư”, không màng tới trên mình chỉ có “một manh áo vải”. Các chàng Gióng của thế kỉ XIX đã đến, “đạp rào lướt tới”, coi giặc cũng như không.

 Hỡi ôi, “một manh áo vải”, “một ngọn tầm vông”, chỉ có “lưỡi dao phay”, “rơm con cúi”, liệu có thể thắng được “tàu chiến tàu đồng”,” đạn nhỏ đạn to”.  Đó là bi kịch của nghĩa sĩ Cần Giuộc hay chăng là tấn bi kịch của thời kì nghiệt ngã ấy. Họ là nông dân nhưng lại làm kinh ngạc cả chiến trường. Phải chăng cũng vì lẽ đó mà bản hùng ca đã cất lên trong tiếng nấc lòng. Có thể trận mạc đã vĩnh viễn cướp đi cuộc sống của họ, nhưng tinh thần xả thân vì nghĩa đã bù đắp cho sự thiếu hụt về lực lường, chênh lệch với kẻ thù

  “Chi nhọc quan quản Gióng trống kì trống giục…. súng nổ”

 Hình tượng của người nghĩa sĩ áo vải được khắc nổi trên cảnh u ám khói bom ấy: những âm thanh vang động (hè trước, ó sau…) những động tác quyết liệt (đốt, chém…). Những người nghĩa sĩ áo vải đã trở thành đấng anh hùng của một thời kì đáng nhớ. Trong tư thế quật cường ấy , lấp lánh chân dung của những con người gánh trên vai vận mệnh của non sông. Họ biết rằng mình chỉ là vô danh trong dân tộc anh hùng nhưng điều cao cả nhất họ để lại là triết lí sống phù hợp đến muôn đời:

  “Thà thác mà đặng câu định khái, về theo tổ phụ cũng vinh, hơn còn mà c chịu chữ đầu Tây ở với man di rất khổ”

 Tinh thần ấy, ý chí ấy vẫn chói lòa trong mỗi người dân Cần Giuộc. Sống để chịu nô lệ, tay sai của Tây thì thà một lần chiến đấu hết mình mà đem vinh quang cho dân tộc.

  “Ôi thôi thôi!”

 Một tiếng khóc đầy ai oán, tiếng khóc đến quặn lòng, tiếng khóc để tiễn biệt những người con Cần Giuộc mãi mãi nằm lại trên mảnh đất quê hương. Họ ngã xuống nới chiến trường khói lửa. Vẫn còn đó nghiệp nước chưa thành, thấp thoáng nơi đây bóng mẹ già với ngọn đèn le lói trong đêm

“Đau đơn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều! Vợ yếu chạy tìm chống, cơn bóng xế dật dờ trứơc ngõ”


 Người tử sĩ đã về chốn thiên cổ để lại giữa trần gian mẹ già, vợ yếu, con thơ… Mai đây họ sẽ ra sao khi cái nghèo vẫn còn đeo đuổi, khi mà nợ nước trả chưa xong..

  “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo thương vì hai chữ thiên dân, cây hương nghĩa sĩ thắp đèn thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ”

 Nguyễn Đình Chiểu đã bằng tấm lòng đồng cảm để nhìn thấy, nghe thấy và dựng nên một tượng đài hoành tráng mà mộc mạc, yêu thương. Xuyên suốt trong nền văn học nước nhà hình ảnh người nông dân đã được đề cập khá nhiều lần. Nhưng trước Đồ Chiều thì chưa một ai công khai vẽ lên và ngợi ca hình ảnh người anh hùng “chẳng qua là dân ấp dân lân mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Hơn thế nữa, việc thổi vào văn chương chất dân gian đã khiến “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của cụ trở thành áng văn vừa hào hùng, bi tráng mà cũng rất gần gũi, giản dị.

 Cụ Đồ Chiểu chỉ là nhà thơ mù -  “người hát rong của nhân dân”. Nhưng hình ảnh người nông dân khởi nghĩa trong bài văn tế đã cho ta cái nhìn về cả một thời đại. Tự hào thay những con người nhỏ bé nhưng vẫn hiên ngang trước thế lực bạo tàn. Tự hào thay những người dân, người lính, nghĩa sĩ vô danh trùng trùng điệp điệp ngã xuống để bảo vệ sự toàn vẹn cho non sống. Họ là bức tượng đài bất tử, lưu mãi tới muôn đời.

 

 

 

Phân Tích

Mở Bài

+Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 30-45

+ Sự nghiệp sang tác của Nam Cao trước CM tháng 8 tập trung vào 2 mảng đề tài là người nông dân nghèo và trí thức tiểu tư sản nghèo

+Tác phẩm Chí Phèo là một thành công của Nam Cao viết về người nông dân nghèo.Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã khắc hoạ bức chân dung của người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát.Kết cục tha hoá lưu manh hoá tất yếu như một sự giải thoát

Thân Bài

(*)Trước khi gặp TN

--Tuổi ấu thơ

+ Không cha,không mẹ,không họ hang thân thích

+Lớn lên nhờ sự cưu mang của dân làng

èTuổi thơ bất hạnh tủi nhục

--Trưởng thành

+Làm anh canh điền cho nhà Lý Kiến(khỏe mạnh sống bằng thể chất ..)

+Bị mụ 3 của bá Kiến bắt làm trò mờ ám Chí Phèo vừa sợ vừa nhục

èMột con người giàu lòng tự trọng

Dẫn chứng “20 tuổi người ta không phải là đá,cũng không phải toàn là xác thịt.Người ta không thích cái gì người ta khinh”

——>Cuộc đời Chí trước khi ở tù là một cuộc đời nghèo khổ,tủi nhục nhưng lương thiện

--Sau khi ra tù

Cả nhân hình và nhân tính đều thay đổi

(-)Nhân hình


+Mọi người không nhận ra

+Trông hắn như thằng săng đá(Cái đầu trọc lốc,răng cạo trắng hớn,mặt câng câng,hai mắt gườm gườm)

(-)Nhân tính

+Uống rượu rồi say khướt. Đến nhà Bá Kiến ăn vạ

+Rạch mặt, đập đầu,chém. giết.giật cướp,doạ nạt,liều lĩnh

+Bỗng chốc trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến

èèVới hình tượng Chí Phèo.Nam Cao đã nêu lên một hiện tượng phổ biến,có tính quy luật ở nông thôn Việt Nam.Những lao động lương thiện bị đẩy vào đương cùng và họ đã phải quay lại đáp trả bằng chính con đường lưu manh để tồn tại.Trước Chí Phèo đã có Năm Thọ,Binh Chức.Liệu sau khi Chí Phèo chết điều đó có thể chấm dứt.Thật khó có thể nói trước được với cái xã hội “quần ngư tranh thực” người ăn thịt người này…

(Có thể nói qua về nhà tù thực dân.Nơi mà chỉ tiếp nhận những anh chàng ngây ngô hiền như cục đất để rồi nhào nặn con người ta thành những kẻ đầu bò đầu bướu.Quả là trái với quy luật tự nhiên.Liên hệ chi tiết Chí Phèo được sinh ra bên lò gạch.Phải chăng đây là chi tiết tài tình của Nam Cao:” Lò gạch đúc ra những viên gạch thì nhà tù đó chẳng khác nào cái lò và viên gạch ở đây không phải ai khác chính là Chí Phèo”)

Nếu như dừng ở đó thì Nam Cao cũng không hơn gì các nhà văn hiện thực phê phán trước đó.Nhưng cái hay cái tài tình của ông là đã rọi ánh sang vào những tâm hồn đã tha hoá đã nhơ bẩn ấy để thấy rằng trong Chí vẫn còn chút lương tri.Nhưng Nam Cao rọi thế nào ???Chỉ có tình yêu mới thức tỉnh được con quỷ dữ ấy.Và phải chăng tình yêu là một thứ gì đó hết sức thiêng liêng.Nó dường như đã cảm hoá được con quỷ dữ của làng Vũ Đại…

(*)Sau khi gặp Thị Nở

+Vẫn như bao ngày,Chí Phèo vẫn say,hắn ăn trong lúc say. Ăn vạ trong cơn say,thậm chí ngủ cả trong say.Và say chính trong lúc say.Có lẽ cuộc đời của Chí cứ mãi tuột dài trên con dốc thăm thẳm đó nếu không có bàn tay chăm sóc của Thị Nở ngăn lại ….

+Chí Phèo say sưa trở về túp lều của mình,thấy Thị Nở nằm hớ hênh.Vậy là cuộc tình khốn khổ khốn nạn của 2 người đã xảy ra

+Nếu như Thị Nở ban đầu chỉ làm cho bản năng sinh vật của một người đàn ông trỗi dậy thì ngay sau đó.Sự chăm sóc quan tâm mộc mạc,chân tình của Thị đã đánh thức cái lương thiện trong người Chí

+Lần đầu tiên Chí tỉnh trong suốt bao năm qua.Hắn còn cảm nhận được tiếng người qua lại kháo nhau giá vải hơn kém.Tiếng anh gõ mái chèo đuổi cá.Tiếng chim hót ríu rít.

+Đặc biệt hắn cảm nhận được ánh nắng bên ngoài rực rõ trong khi bên trong túp lều mới chỉ hơi tờ mờ

+Hắn nghĩ đến mình

Quá khứ:Từng mơ ước:Chồng cuốc mướn cầy thuê,vợ dệt vải,chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng.Khá giả mua giăm ba sào ruộng làm

Hiện tại :Thấy mình già nua và cô độc

Tương Lai: Đói rét, ốm đau và cô độc (cái này còn sợ hơn cả đói rét ốm đau)

+Lúc Thị Nở mang cháo hành(tâm trạng Chí Phèo: mắt ươn ướt,vui buồn, ăn năn)

(Làm rõ chi tiết bát cháo có ảnh hưởng sâu sắc trong nội tâm của Chí Phèo trong thời điểm này)

+Chí bắt đầu suy nghĩ rằng Thị có thể làm lành với hắn thì tại sao người khác lại không?Hắn muốn mọi người chấp nhận hắn vào thể giới của loài người.Thế giới của người lương thiện .Phải chăng tình yêu của Thị Nở đã mở đường cho hắn có những khát khao cháy bỏng trở về đúng nghĩa với một con người.

+Hắn cảm nhận được tình yêu và nhớ về bà 3.Người đàn bà cũng quan tâm đến hắn nhưng chỉ để thoả mãn dục vọng chứ yêu đương gì!(Trích:”Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp châ


n thôi à”)

+Nhưng tội nghiệp thay cho Chí Phèo.Hắn cầu cứu vào Thị Nở thì khác nào người chết đuối vớ phải mảng bèo.Thị là một người đàn bà u mê,dở hơi. Ăn nằm với Chí 5 ngày rồi bỗng đột nhiên về hỏi bà cô và ả đã mang hết những gì bà cô nói tát hết vào mặt Chí Phèo.

+Chí Phèo sửng sốt,gọi lại .Chí đuổi theo nắm lấy tay

+Cuộc đời Chí Phèo là một bức tường cao,dày đặc chỉ có duy nhất một lối thoát nhưng bà cô của Thị Nở đã đứng đó và chặn lại.Chúng ta cũng không thể trách bà cô được.Vì bà cũng như bao người dân làng Vũ Đại đã quen coi Chí là tên lưu manh rồi. Hôm nay linh hồn của hắn trở về nhưng không ai nhận ra

+Chí Phèo rơi vào nỗi đau đớn tuyệt vọng.Hắn bị cả cái xã hội kia ruồng bỏ.Hắn uống rượu nhưng sao càng uống càng tỉnh ra.Hơi cháo hành ở đâu bỗng nhiên trở về.Hắn càng thấm thía nỗi đau.Rồi ôm mặt khóc rưng rức

(Bi kịch xảy ra.Có thể nói về bi kịch của Chí rất nhiều nhưng có vẻ bi kịch cuối truyện là bi kịch lớn và mang tính gay gắt nhất.)

+Hắn hằn học đòi giết bà cô Thị Nở nhưng lại vác dao tới nhà Bá Kiến

(Có thể coi đây là một tình tiết thiên tài của nhà văn Nam Cao)

Trong tièm thức thì kẻ thù của Chí Phèo vẫn là Bá Kiến.Chí Phèo giết Bá Kiến rồi cũng dung dao kết liễu đời mình

+Câu hỏi cuối bài: “Ai cho tao lương thiện” là câu hỏi làm day dứt người đọc .Qua hình tượng Chí Phèo Nam Cao đã gián tiếp đặt ra câu hỏi to lớn ấy. Đó là vấn đề mang ý nghĩa xã hội,có tầm vóc lớn lao

Kết Bài

+Câu truyện kết thúc bằng một cái kết đầy bi thương nhưng là tất yếu.Tất yếu của cái xã hội thực dân phong kiến xấu xa , đen tối đã không cho con người ta sống, mà chừng nào nó còn tồn tại thì còn những con người bị lưu manh hóa, còn những "Chí Phèo con" bên lò gạch bỏ hoang.

+Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, cách kể chuyện cô đọng, dồn nén, Nam Cao đã khiến cho người đọc bao thế hệ sẽ mãi không thể quên "Chí Phèo". Bởi nó là hình ảnh tố cáo mạnh mẽ nhất cái xã hội xấu xa, đen tối ấy.

+ Ông đã cho người đọc thấy cái bi kịch thóng khổ nhất của người nông dân-- đó không phải chỉ là nỗi nghèo khổ vật chất mà còn là nỗi đau tinh thần, nỗi đau bi tước đoạt quyền sống, quyền làm người lương thiện, tưởng chừng như rất đỗi giản đơn, bình dị mà vô vọng

 

 

 

 

Nguyễn Tuân, một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam; có những sang tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phầm Chữ người tử tù.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng của Cao Bá Quát vớI văn chương “vô tiền Hán”, còn nhân cách thì “một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai” làm nguồn cảm hứng sang tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sang ngời và rất đỗI tài hoa.
        Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cái cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu đến tấm long trong sang của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp.
        Huấn Cao với tư cách là người nho sĩ viết chữ đẹp thể hiện ở cái tài viết chữ. Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách của con người. Chữ của Huấn Cao “vuông lắm” cho thấy ông có khí phách hiên ngang, tung hoành bốn bể. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Chữ


Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một báu vật trên đời”. Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn là chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn.
        Huấn Cao  trong cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, lầm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng cho bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không, ông Huấn đã lựa chọn con đường khác : con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ khoá, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một con người hiếm có trên đời.
       Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lí của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang,kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỵch một cái” và “lãnh đạm” khong thèm chấp sự đe doạ của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra “khinh bạc”. Ông đứng đầu goong, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái, một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dùng cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục !
       Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời:
    “Người hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây nữa thôi”
       Cách trả lời ngang tàn, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ nữa là...” Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội.
       “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Nhân cách của Huấn Cao quả là trong sáng như pha lê, không hề có một chút trầy xước nào. Theo ông, chỉ có “thiên lương” , bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý.
       Thế nhưng khi biết được nỗi lòng viên quản ngục, Húan Cao không nhữg vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt ra rằng :
       “Ta cảm tấm lòng biệt nhãn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”.
       Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay quyền uy mà ép cho chữ bao giờ”.
       Hành động cho chữ viên quản ngụ chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang tàng với mình.
       Quay cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Kẻ tử từ “cổ đeo gông, chân vướng xích” đang “đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại,


Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, tác giả Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa của con người.
       Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu trách nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người ca khuyên bảo con:
       “Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành lắm rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện”.
       Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi.
       Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi’ Huấn Cao , người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xoá tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.
      Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau

nguon VI OLET