BẢN THUYẾT MINH MÔ HÌNH

THAM  DỰ CUỘC THI SÁNG TẠO NĂM 2016


Kính gửi:          Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên, nhi đồng huyện Đắk Mil năm 2016

I. Thông tin chung:

1. Tên gọi mô hình sản phẩm dự thi: “ Ngôi nhà mơ ước” được làm từ những nguyên liệu thu gom từ phế thải.

2. Thông tin về tác giả:

-         Tên tác giả: 1) Nguyễn Quỳnh Như

                         2) Trần Vũ Hoàng Oanh

                         3) Nguyễn Ngọc Tố Uyên

                         4) Nguyễn Huyền Diệu

                        5) Nguyễn Thị Ánh Ngọc

Địa chỉ : Lớp 4 Trường TH Nguyễn Bá Ngọc Huyện Đắk Mil - Tỉnh Đắk Nông.

3. Lĩnh vực dự thi: Đồ chơi dành cho trẻ em.

II. Thuyết minh giải pháp

1. Tính mới, tính ng tạo, ý tưởng của người dự thi:

a) Tính mới: Sử dụng những sản phẩm bỏ đi để lắp ghép thành sản phẩm mới. Tạo sự thích thú và rất vui mắt, gần gũi, thân thuộc với mọi người.

b) Ý tưởng sáng tạo.

Vào một ngày Chủ Nhật đẹp trời, em được đi chợ cùng mẹ. Trời nắng, hai mẹ con vào ăn kem. Đang ngồi ăn kem, em thấy một người bạn chắc cùng tuổi em đang gắng sức để đẩy cho mẹ chiếc xe chở nông sản. Để ý qua cách ăn mặc của hai mẹ con, em đoán gia đình bạn này đang rất khó khăn. Em bảo với mẹ: Mình đang còn mấy que kem chưa ăn, con cho bạn nhỏ này mẹ nhé”. Mẹ em liền đồng ý, em mang kem cho bạn, lúc đầu bạn cứ e dè không chịu nhận, nhưng em thuyết phục mãi bạn mới nhận. Hai mẹ con bạn ấy đẩy xe đi rồi, em chợt nghĩ : “Tuổi thơ của chúng em nhiều bạn được may mắn sống trong những gia đình hạnh phúc, đầy đủ tiện nghi. Thế nhưng, cùng còn không ít nhiều bạn nhỏ vẫn còn nhiều bất hạnh: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhà ở… Em mơ ước mỗi gia đình đều có một ngôi nhà để ở. Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi đoàn tụ, chung chia những vui, buồn. Mỗi ngày, bố mẹ lại đón con về sau mỗi buổi học, con lại thấy được nỗi vất vả của bố mẹ, thấy được tình thương yêu bao la, vô bờ bến của bố mẹ dành cho con… từ đó em nảy ra ý tưởng làm một ngôi nhà từ phế thải là các que kem, để có thể trang trí cho không gian của nhà mình với một khuôn viên xinh xinh, có một vườn rau để cung cấp cho gia đình mỗi ngày.

2. Các vật liệu làm ra sản phẩm:

- Các vật liệu đã qua sử dụng: Giấy bìa, lõi que kem, que xiên bằng tre, cỏ nhựa

Bóng đèn led, dây sạc điện thoại.

3. Cách lắp đặt, lắp ráp, sử dụng, vận hành:

 - Dùng keo dán 502 để dán sản phẩm theo mô hình.

 - Khi cần thiết, có thể tháo, xếp lại và lắp ghép ngôi nhà với khuôn viên. (Sân có, hang rào, cổng).

 - Có hệ thống điện để bật, tắt làm đẹp cho ngôi nhà.

4. Hiệu quả và lợi ích của giải pháp:

 - Sản phẩm, mô hình đã giúp các tác giả giải quyết những vấn đề gì giải trí, mày mò, sang tạo trong học tập và trong vui chơi, sinh hoạt, sản xuất…

- Tận dụng những phế phẩm đã qua sữ dụng, đã phát huy tính sáng tạo, từ đó làm cho  mọi người có ý thức giữ gìn vệ sinh, không vứt rác bừa bãi, chung tay góp phần bảo vệ môi trường.

- Mô hình được tận dụng tất cả những phế liệu có sẵn, chỉ cẩn bỏ ra một chút thời gian với một chút công mày mò sáng tạo ta có thể tạo ra một ngôi nhà để đáp ứng niềm mong mỏi cho mỗi gia đình nghèo.

5. Khả năng áp dụng, nhân rộng giải pháp:

- Ngôi nhà có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các đồ chơi khác, ứng dụng của nó có thể là một món đồ chơi, mang tính đam mê nghệ thuật, tính sáng tạo, cũng có thể làm một vật trang trí thật tuyệt biết bao khi trên kệ nhà chúng ta có một ngôi nhà trang trọng và những chiếc đèn led sáng lung linh do chính tay mình làm ra.

- Tất cả học sinh Tiểu học đều có thể tự làm.

                                                             Đắk Mil, ngày 25 tháng 4 năm 2016

                                                                   Đại diện nhóm tác giả

 

 

                                                                          Nguyễn Quỳnh Như

 

 

 

nguon VI OLET