TRƯỜNG TIỂU HỌC ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI 2
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



BÁO CÁO ĐỀ DẪN
CHUYÊN ĐỀ TỔ MÔN KỂ CHUYỆN KHỐI 2
NĂM HỌC: 2017-2018
--------------------------------
Bài dạy: BÀ CHÁU
Người dạy minh hoạ: ……
Ngày dạy: ……

I/ / Mục đích tổ chức chuyên đề:
-Thực hiện theo kế hoạch chuyên môn và kế hoạch tổ chức chuyên đề của nhà trường năm học 2017-2018, tổ chuyên môn khối 2 thực hiện chuyên đề tổ môn Kể chuyện nhằm cùng với tòan thể giáo viên trong tổ trao đổi, đóng góp ý kiến để cùng học tập, nâng cao tay nghề chuyên môn lẫn nhau.
- Qua chuyên đề giáo viên nắm vững hơn về phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học môn Kể chuyện, giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
II. Mục tiêu- những điểm chính của nội dung dạy học Kể chuyện ở lớp 2:
- Truyện kể chính là bài tập đọc mới học trong 2 tiết. Trên cơ sở đã tập đọc, tìm hiểu nội dung và nắm vững cốt truyện, HS có điều kiện thuận lợi để rèn kĩ năng nghe - nói thông qua các bài tập thực hành Kể chuyện.
- Rèn luyện kĩ năng nghe - nói cho HS khá đầy đủ và toàn diện, bao gồm:
+ Kĩ năng nghe: theo dõi được câu chuyện do bạn kể để kể tiếp hoặc nêu ý kiến bổ sung nhận xét.
+ Kĩ năng độc thoại: kể lại câu chuyện theo những mức độ khác nhau (kể từng đoạn-kể toàn bộ câu chuyện, kể theo lời lẽ trong văn bản-kể bằng lời của mình).
+ Kĩ năng đối thoại: tập dựng lại câu chuyện theo những vai khác nhau, bước đầu biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, .)
- Rèn kĩ năng kể cho HS: Kể một cách tự nhiên với giọng kể và điệu bộ thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên sống động. Biết đưa vào câu chuyện trong chừng mực vừa phải một số câu chữ của bản thân, làm cho câu chuyện thêm cụ thể; giúp các em hiểu sâu hơn tích cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện đã học.
III. Biện pháp dạy học chủ yếu:
1. Sử dụng tranh minh hoạ (SGK) để gợi mở, HDHS kể lại từng đoạn câu chuyện.
2. Sử dụng câu hỏi gợi ý hoặc dàn ý, HDHS kể lại từng đoạn, tiến tới kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Sử dụng câu hỏi gợi trí tưởng tượng hoặc gợi ý nhận xét, cảm nghĩ của HS về nhận vật hoặc câu chuyện, HDHS tập kể bằng lời của mình.
4. HDHS phân vai, dựng lại câu chuyện theo hình thức đối thoại, gồm các hoạt động chính: - Lập nhóm HS dựng lại câu chuyện theo vai như yêu cầu trong SGK.
- Theo dõi HS dựng lại câu chuyện, ghi lại những điểm tốt và chưa tốt để góp ý.
- HDHS trong lớp góp ý cho các vai diễn.
- Kết hợp ý kiến của HS trong lớp với những nhận xét riêng đã ghi sổ GV tổng kết.
IV Quy trình giảng dạy phân môn Kể chuyện:

1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS kể lại một đoạn câu chuyện đã học ở tiết trước theo yêu cầu ở SGK.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Dạy bài mới.
3.1 Giới thiệu bài + ghi tựa bài lên bảng.
3.2 Hướng dẫn kể chuyện.
- GV hướng dẫn HS thực hiện từng bài luyện tập về kể chuyện (độc thoại) theo SGK khuyến khích HS kể bằng lời của bản thân nghe và nhận xét lời kể của bạn .
- GV hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo lối phân vai, hoặc kể có sáng tạo, nhận xét nêu cảm nghĩ, . (theo yêu cầu nêu trong SGK).
- GD HS về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, về cách kể chuyện,
4/ Củng cố- dặn dò:
- Yêu cầu thực hành kể chuyện ở nhà.
- Nhận xét tiết học. 


KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Kể chuyện
BÀ CHÁU
A. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Bà cháu.
* HS biết kể toàn bộ câu chuyện (BT2).
* GDMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà (củng cố )
B. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh họa nội dung câu chuyện trong SGK .
- Viết
nguon VI OLET