Ngày soạn: 22/ 02/2021
Ngày dạy: 25/02/2021
TIẾT 45: BÀI 8: BAZƠ (t2)

I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức, kỹ năng
- Nêu được tính chất, ứng dụng của NaOH; phương pháp sản xuất NaOH từ muối ăn.
- Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hóa học của bazơ NaOH.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch NaOH tham gia phản ứng.
- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của bazơ.
- Rèn tính cẩn thận trong làm thí nghiệm.
2/ Thái độ: Học sinh tích cực học tập và tham gia xây dựng bài.
3/ Năng lực cần đạt: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tính toán.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: Sổ tay lên lớp, Clip thí nghiệm
2. Học sinh.
- Nghiên cứu trước bài ở nhà: Chuẩn bị mục III: Tính chất hóa học của bazơ NaOH.
- Ôn lại bài: Tính chất hóa học tính chất hóa học của bazơ, tìm hiểu các tiến hành thí nghiệm nghiên cứu tính chất hóa học của bazơ: NaOH.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức
2. Khởi động vào bài.
Câu hỏi: Trình bày tính chất hóa học của bazơ? Viết PTHH minh họa?
GV: Nêu vấn đề: NaOH có tính chất hóa học nào của bazơ? Dựa vào đâu em biết?
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và vào bài mới: Vậy bazơ NaOH có những tính chất hóa học gì, bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
3. Bài mới:
Hoạt động 1
Mục tiêu:Trình bày được tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng và sản xuất của bazơ NaOH. Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của bazơ NaOH.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức

GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm (5 phút): Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu tính chất vật lí của NaOH (tài liệu HDH tr.61) và ghi các hiện tượng quan sát vào bảng.
GV: Lưu ý cho HS: Khi tiến hành các nghiệm phải theo đúng các bước hướng dẫn vì NaOH có tính ăn mòn.
- HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm, ghi các hiện tượng quan sát vào bảng (tài liệu HDH tr.61).
GV: Quan sát các nhóm làm thí nghiệm và hướng dẫn, giúp đỡ khi cần thiết.
Hs: Chia sẻ
GV: Nhận xét, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức.
III. Một số bazơ quan trọng.
1. Natrihi đroxit: NaOH
a. Tính chất vật lý.
( HDH- 61)

Dự kiến sản phẩm học sinh
Thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được

1. Khả năng hút ẩm của NaOH.
Lấy một ít tinh thể NaOH (khoảng bằng hật ngô) để vào hỗm đế sứ, để ngoài không khí 1 – 2 phút. Quan sát màu sắc, khả năng hút ẩm của NaOH.
- Natri hiđroxit là chất rắn không màu. Trong không khí NaOH bị chảy rữa do hút ẩm mạnh.


2. Tính tan của NaOH
Cho một ít tinh thể NaOH vào ống nghiệm chứa sẵn 1ml nước. Lắc đều cho NaOH tan hết, sau đó nắm nhẹ tay ở phía đáy ống nghiệm. Nêu hiện tượng quan sát/cảm nhận được (màu sắc dung dịch, nhiệt độ phía đáy ống nghiệm).
- NaOH tan nhiều trong nước tạo dung dịch không màu và tỏa nhiệt.


GV: Yêu cầu HStrả lời câu hỏi (tài liệu HDH tr.61): Cho biết tính chất vật lý (trạng thái, màu sắc, khả năng hút ẩm, tính tan…) của NaOH?
- HS hoạt động cá nhân trình bày tính chất vật lý của NaOH, HS khác nhận xét, bổ sung.
Gv: Nhận xét và đánh giá.
- dung dịch NaOH: Không màu









GV: Yêu cầu học sinh dự đoán tính chất hóa học của bazơ.
Hs: Dự đoán và chia sẻ.
Gv: Nhận xét và chốt kiến thức.
Gv: Yêu cầu học sinh hoạt động cặp, viết phương trình phản ứng (nếu có):
1/ NaOH+ quỳ tím-> ?
Phenolphtalein -> ?
2/ NaOH+ CO2 -> ?
3/ NaOH+ HCl -> ?
4/?
Hs: làm bài
Gv: Quan sát, giúp đỡ hs, gọi học sinh báo cáo.
Hs: chia sẻ
Gv: Chốt kiến thức
nguon VI OLET