MỤC LỤC

Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU
2

II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
4

 1. Những yêu cầu đối với giáo viên
10

 2. Những yêu cầu đối với HS
11

3. Một số ví dụ minh họa về việc sử dụng trò chơi trong dạy học Hóa học
10

4. Kết quả biện pháp
12

III. KẾT LUẬN
14








CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT
THCS
: Trung học cơ sở

 HS
: Học sinh

 GV
: Giáo viên

 TT-BGDĐT
: Thông tư – Bộ giáo dục đào tạo

 BGH
: Ban giám hiệu

 I. PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục nhằm phát triển toàn diện những năng lực của học sinh, phát triển khả năng tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Khổng tử đã từng dạy học trò rằng: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”. Vì vậy một trong những giải pháp bảo đảm thành công trong dạy học cho HS nói chung và môn Hóa học nói riêng là tạo được sự hứng thú nhận thức cho các em. Chất lượng dạy học sẽ cao khi nó kích thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập, tích cực tư duy của học sinh. Luật giáo dục sửa đổi 2005, điều 28.2 đã quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.  Để làm được điều đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thì sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học là rất cần thiết. Hoạt động dạy học hóa học dưới dạng trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, là một trong những hoạt động của học sinh tiến hành trong nhà trường nhằm gây hứng thú, củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức, phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tư duy sáng tạo của học sinh; nó có tác dụng rất lớn về mặt giáo dưỡng, giáo dục và giáo dục kỹ thuật tổng hợp..
Năm học 2020 – 2021 tôi được BGH phân công nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Hóa học, tôi là giáo viên mới chuyển về công tác tại trường THCS Lương Thế Vinh được 2 năm; qua hai năm nghiên cứu tình hình học sinh học môn Hóa học thực tế tại trường, bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp.
- Hầu hết các em đều có thái độ học tập đúng đắn, đạo đức tác phong tốt.
- Khoảng 70% học sinh biết và sử dụng điện thoại di động.
* Khó khăn
Qua thực tế giảng dạy bộ môn hóa học bậc THCS cho thấy:Ở các trường trung học hiện nay, việc tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng trò chơi cho học sinh còn rất hạn chế, nếu có tổ chức thì cũng khô khan gây ra sự nhàm chán cho học sinh và chưa phát huy được vai trò, tác dụng vốn có của nó trong  quá trình dạy học. Đây cũng là một trong các lí do làm đa số HS đều rất sợ học môn hóa học. Các em thường học theo kiểu chống đối, tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
Giáo viên sẽ mất nhiều thời gian để suy nghĩ, thiết kế các hoạt động, làm đồ dùng dạy học, truy cập mạng Internet để tìm thông tin cho bài dạy.
Thời gian thực hiện đề tài quá ít, khảo sát học sinh chưa mang tính chất đại trà.
Phần mềm hỗ trợ soạn giảng cho môn Hóa học thật sự hiệu quả thì rất hiếm  cũng ít người biết đến, mới chỉ có một số  ít người  biết sử dụng các phần mềm đó .
Mặt khác, học sinh còn bị ảnh hưởng bởi cách truyền thụ trước đây, nên ỷ lại, lười suy nghĩ, không chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học thì lơ là không tập trung,... làm giảm khả năng tư duy của học sinh.
Chính vì vậy mà kết quả học tập không cao. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn “Biện pháp giúp học sinh yêu thích môn Hóa học 9 ở trường THCS Lương Thế Vinh” xã Ia Pal, huyện Chư sê, tỉnh Gia Lai.


II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Những yêu
nguon VI OLET