Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”

1

117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

*******

 

Chuyện thứ 1:

Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Véc-xây.

Tháng 6 năm 1919, nghe tin các đoàn đại biểu mười mấy nước Đồng minh chiến thắng họp

ở Véc-xây cách thủ đô Pa-ri 14 ki-lô-mét, Nguyễn Tất Thành bàn với nhà yêu nước Phan Châu

Trinh và luật sư, tiến sĩ Phan Văn Trường viết bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi Hội

nghị Véc-xây. Nhà yêu nước họ Phan trịnh trọng nói:

- Bảy điều yêu sách mà anh Thành nêu ra, theo tôi thật là xác đáng và đúng như bọn mình

thường trao đổi với nhau. Chú Trường xem có nên thêm điều gì không?

- Tôi  thấy  thế  là  tốt... Thử xem còn vấn đề gì về quyền của nhân dân  ta cần đòi...  - Văn

Trường nói và gõ nhẹ vào trán mình theo thói quen của ông khi cần suy tính một điều gì.

- Thưa hai bác - Tất Thành lên tiếng - Hôm trước cháu phác thảo ra 7 điều yêu sách đưa

hai bác xem, nhưng đêm hôm qua cháu mới nảy  thêm một ý. Cháu  thấy rằng ở Đông Dương,

bọn quan lại chỉ dựa vào các sắc lệnh của tên toàn quyền để cai trị dân ta mà không hề có luật.

Cháu muốn đưa thêm một điều yêu sách nữa: "Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp".

- Đúng! Đúng! Luật sư họ Phan sôi nổi hưởng ứng. Muốn cho dân ta có tự do thì phải đòi

họ cai trị theo luật pháp!

- Tôi cũng tán đồng! Phan Châu Trinh nói như kết luận buổi gặp mặt. Bây giờ ta làm thế

nào để chuyển bản Yêu sách tới Hội nghị Véc-xây đây?

Tất Thành:

- Thưa bác, cháu nghĩ rằng phải nhờ bác Phan Văn Trường viết ngay ra bằng tiếng Pháp thì

mới kịp.

Hai ngày sau, Nguyễn Tất Thành đã ngồi bên  luật sư Phan Văn Trường,  trước bản "Yêu

sách của nhân dân Việt Nam" vừa thảo xong bằng chữ Pháp.

- Chúng ta sẽ đứng tên dưới bản yêu sách này như thế nào đây? Bác đứng tên nhé. Nguyễn

Tất Thành nêu ý kiến.

- Không! Phan Văn Trường đáp - bản Yêu sách này tuy là tôi chấp bút viết ra bằng tiếng

Pháp. Nhưng tôi phải viết chỉ vì anh chưa thông thạo Pháp văn mà thôi, chứ sáng kiến  lớn  lao

này của anh, và hầu hết ý kiến nêu ra trong bản Yêu sách cũng là của anh.

- Thưa bác, sáng kiến của cháu cũng chỉ là phản ánh nguyện vọng chung của những người

yêu nước chứ có phải của riêng cháu đâu. Bác là một nhân vật có danh tiếng, bà con Việt kiều

trên đất Pháp đều biết bác là một luật sư yêu nước dám bênh vực công lý, che chở cho bà con.

Bác đứng tên cho bản yêu sách này thì giá trị của nó càng cao, ảnh hưởng của nó càng rộng.

- Không! Không  thể được! Tôi  tuy có chút danh vọng hơn anh ngày nay, nhưng cái  tâm,

cái chí của anh còn lớn hơn tôi nhiều. Vả lại về nguyên tắc, người trí thức không được phép lấy

công người khác làm công của mình: "Cái gì của Xê-da thì phải trả lại cho Xê-da". Đó mới là lẽ

phải. Chẳng những  tôi  không  thể đứng  tên, mà bác Hy Mã Phan Châu  trinh  cũng  không nên

đứng tên.

Cuộc  trao  đổi  giữa  hai  nhà  yêu  nước  đi  tới  kết  luận:  dùng một  cái  tên  gì  tiêu  biểu  cho

nguyện vọng chung của nhân dân, nhưng phải là tên một cá nhân thì tính chất pháp nhân của văn Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”

 

 


2

bản mới có giá  trị. Cuối cùng anh Nguyễn quyết định  tự mình đứng mũi chịu  sào với cái  tên

chung cho tấm lòng của mọi người. Anh ký:

Thay mặt những người yêu nước Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc

Ngay buổi chiều hôm ấy, sau khi bản Yêu sách được gửi đi, anh Nguyễn rời khỏi nhà số 6

đường Vi-la đê Gô-bơ-lanh, nơi anh vẫn ở với  luật sư Phan Văn Trường. Anh sống bí mật, đề

phòng sự truy lùng ráo riết của bọn mật thám Bộ Thuộc địa Pháp.

*

*        *

Vào buổi sáng sớm có người đến bấm chuông căn nhà số 6, phố Đô-bi-nhi. Đây là nhà của

Giuyn Căm-bông, đại sứ cũ của Pháp ở Đức, hiện  là  thành viên của đoàn đại biểu Pháp đi dự

Hội nghị Véc-xây. Giơ-nơ-vi-e-vơ Ta-bu-i, cô cháu gái trẻ của Căm-bông ra mở cửa. Sau này cô

là một nhà báo nổi tiếng, nhưng lúc bấy giờ cô là thư ký của cậu cô. Người bấm chuông là một

thanh niên châu Á, mảnh khảnh, có khuôn mặt cởi mở, dễ mến, đôi mắt to, sáng long lanh. Anh

lịch sự chào cô và nói bằng thứ tiếng Pháp không sõi:

- Tôi muốn trao cho ngài đại sứ Căm-bông một văn kiện.

Giơ-nơ-vi-e-vơ mời khách đến sớm vào nhà rồi ra hiệu cho khách ngồi xuống cạnh chiếc

bàn dài chạm trổ theo kiểu đế chế. Chiếc bàn này hiện nay vẫn kê trong phòng khách gia đình

Ta-bu-i. Cô gái hỏi người thanh niên là ai? 

- Thưa cô, tôi là Nguyễn Ái Quốc, tôi muốn gặp ngài Căm-bông.

Chàng thanh niên lấy ra một cuốn giấy buộc bằng dây mảnh. Anh mở ra và trao cho cô gái.

- Tôi đến đây để trao cho ngài đại sứ "bản trần tình” của nhân dân Đông Dương.

Có thể thấy ngay là những tờ giấy trong cuộn giấy viết bằng một thứ chữ rất đẹp. Tờ đầu

tiên là bức thư gửi cho chủ nhà:

Thưa ngài đại sứ Căm-bông, đại diện toàn quyền của nước Pháp tại Hội nghị Véc-xây. Tôi

là người đại điện cho nhân dân Đông Dương. Chúng tôi là một dân tộc chậm phát triển, chúng

tôi đã được biết thế nào là nền văn minh của nước Ngài...".

Tài liệu mà người thanh niên châu Á mang đến có tên là “Bản Yêu sách của nhân dân An

Nam ". Bản Yêu sách viết: "Trong khi chờ đợi nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển

vào lĩnh vực hiện thực do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận thực

sự, nhân dân nước An Nam trước kia, nay là xứ Đông  - Pháp, xin trình bày với các quý Chính

phủ Đồng minh nói chung và với Chính phủ Pháp đáng kính nói riêng những yêu sách khiêm

tốn sau đây:

1- Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị. 

2- Cải  cách nền pháp  lý ở Đông Dương bằng  cách  cho người bản xứ  cũng được quyền

hưởng những đảm bảo bề mặt pháp luật như người Âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc

biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;  

3- Tự do báo chí và tự do ngôn  luận;

4- Tự do lập hội và hội họp;

5- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;  Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”

 

 

3

6- Tự do học  tập,  thành  lập  các  trường kỹ  thuật và  chuyên nghiệp ở  tất  cả  các  tỉnh  cho

người bản xứ; 


7- Thay thế chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;

8- Đoàn đại biểu  thường  trực  của người bản xứ, do người bản xứ bầu  ra,  tại Nghị  viện

Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.

Vài ngày sau, các đoàn đại biểu khác tham gia Hội nghị và nhiều nghị sĩ Pháp cũng nhận

được bản yêu sách tương tự như vậy. Kèm theo bản yêu sách có bức thư ngắn:

"Thưa ngài! Nhân dịp chiến thắng của Đồng minh, chúng tôi xin mạn phép gửi đến Ngài

kèm theo đây bản ghi những yêu sách của nhân dân An Nam. Tin tưởng ở sự độ lượng cao cả

của Ngài, chúng tôi mong Ngài ủng hộ bản yêu sách này trước những người có thẩm quyền.

Thay mặt nhóm những người An Nam yêu nước: Nguyễn ái Quốc".

Người ta nhiều lần bắt gặp người thanh niên Việt Nam kiên trì này với tập giấy tờ cặp dưới

nách tại các hành lang ồn ào, mù mịt khói thuốc của các ban biên tập báo ở Pa-ri, trong các gian

phòng chật chội do các công đoàn và đảng Xã hội thuê để tổ chức các cuộc họp và mít tinh.

Lu-i Ác-nu, Trưởng ban Đông Dương của Sở Mật thám Pháp, sau này là Chánh Mật thám

Pháp ở Đông Dương, nhún  vai  khi nghe báo  cáo  về hành động  của một người nào đó  tên  là

Nguyễn Ái Quốc và về nội dung một "tài liệu chống Pháp" đang được người đó phân phát khắp

nơi. Do nghề nghiệp đòi hỏi, Ác-nu hầu như biết rất rõ mọi người An Nam khả nghi sống ở Pa-

ri, được báo cáo tỉ mỉ về bước đi của "những kẻ chủ mưu gây bất an" từ Đông Dương sang. Một

trong những người đó  là Phan Châu Trinh, mở một hiệu  ảnh  và  thực  tế đã ngưng hoạt  động

chính trị. Vả lại, hành động “khiêu khích” như vậy vốn không phải là Phan Châu Trinh, vì ông

lúc nào cũng có thái độ kính nể nước Pháp. Một người khác là luật sư Phan Văn Trường, cũng

sống ở Pa-ri, được coi là nhà mác-xít, nhưng chỉ là người dịch sách, báo chính trị ra tiếng Việt

và không bao giờ tham gia làm những việc như vậy. Chỉ còn một người duy nhất trong số những

nhân vật quen biết cũ của Sở Mật thám dám cả gan làm việc này là Phan Bội Châu. Nhưng Ác-

nu biết chắc chắn Phan Bội Châu đang ở một nơi nào đó  tại miền Nam Trung Quốc, hơn nữa,

mới đây ông ta có cho đăng một bài báo, lời lẽ rất ôn hoà có lợi cho chủ trương hợp tác Pháp  -

Việt.

Cả Ác-nu - kẻ có con mắt cú vọ, nhòm ngó khắp nơi, thậm chí cả những người bạn gần gũi

của người yêu nước trẻ tuổi đã cả gan cất lên tiếng nói bảo vệ nhân dân bị áp bức của mình ngay

giữa  trái  tim của bọn đế quốc Pháp cũng không biết được và cũng không  thể ngờ vào  lúc đó

rằng, Nguyễn Ái Quốc - tác giả bản Yêu sách, anh Văn Ba, người phụ bếp trên tàu biển, người

con trai quan Phó bảng duy nhất ở làng Sen, cậu bé ham hiểu biết Nguyễn Tất Thành - cũng chỉ

là một người mà thôi.

                                          Kể chuyện Bác Hồ.

NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, t. 2, tr. 19.

*

*        *

Chuyện thứ 2:

"Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin"

Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”

 

 

4

Ngay sau chiến  tranh  thế giới  lần  thứ nhất,  tôi  làm  thuê ở Pa-ri, khi  thì  làm cho một cửa

hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ “đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa" (do một xưởng của người Pháp làm

ra!). Hồi đó, tôi thường rải truyền đơn tố cáo tội ác bọn thực dân Pháp ở Việt Nam.

Lúc bấy giờ,  tôi ủng hộ Cách mạng  tháng Mười chỉ  là  theo cảm  tính  tự nhiên. Tôi chưa

hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó. Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ

đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tôi chưa hề đọc một quyển sách nào của Lênin viết.


Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các "ông bà" ấy - hồi đó tôi gọi các đồng

chí của tôi như thế - đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn

như đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu.

Hồi ấy, trong các chi bộ của Đảng Xã hội, người ta bàn cãi sôi nổi về vấn đề có nên ở lại

trong Quốc tế thứ hai, hay là nên tổ chức một Quốc tế thứ hai rưỡi, hoặc tham gia Quốc tế thứ

ba của Lênin? Tôi dự rất đều các cuộc họp một tuần hai hoặc ba lần. Tôi chăm chú nghe những

người phát biểu ý kiến. Lúc đầu,  tôi không hiểu được hết. Tại  sao người  ta bàn cãi hăng như

vậy? Với Quốc tế thứ hai, hoặc thứ hai rưỡi, hay là thứ ba, thì người ta cũng đều làm được cách

mạng cả, sao lại phải cãi nhau? Và còn Quốc tế thứ nhất nữa, người ta đã làm gì với nó rồi?

Điều mà tôi muốn biết hơn cả - và cũng chính là điều mà người ta không thảo luận trong

cuộc họp là: vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa? 

Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên, câu hỏi quan trọng nhất đối với tôi. Có mấy

đồng chí đã trả lời: Đó là Quốc tế thứ ba, chứ không phải Quốc tế thứ hai. Và một đồng chí đã

đưa cho tôi đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân

đạo.

Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần,

cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn

khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng

mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hởi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ!

Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!".

Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba.

Trước kia,  trong các cuộc họp chi bộ,  tôi chỉ ngồi nghe người  ta nói;  tôi cảm  thấy người

nào  cũng  có  lý  cả,  tôi  không  phân  biệt  được  ai  đúng  ai  sai. Nhưng  từ  đó  tôi  cũng  xông  vào

những cuộc tranh luận. Tôi tham gia thảo luận sôi nổi. Mặc dù chưa biết đủ tiếng Pháp để nói

hết ý nghĩ của mình, tôi vẫn đập mạnh những lời lẽ chống lại Lênin, chống lại Quốc tế thứ ba.

Lý lẽ duy nhất của tôi là: Nếu đồng chí không  lên án chủ nghĩa thực dân, nếu đồng chí không

bênh vực các dân tộc thuộc địa thì đồng chí làm cái cách mạng gì?

Không chỉ  tham gia các cuộc họp của chi bộ mà  thôi,  tôi còn đến những chi bộ khác để

bênh vực  lập  trường "của  tôi". Ở đây,  tôi cần nhắc  thêm rằng các đồng chí Mác-xen Ca-sanh,

Vay-ăng Cu-tuya-ri-ê, Mông-mút-xô và nhiều đồng chí khác đã giúp đỡ tôi hiểu biết thêm. Cuối

cùng ở Đại hội thành phố Tua, tôi cùng các đồng chí ấy biểu quyết tán thành tham gia Quốc tế

thứ ba.

Lúc đầu, chính  là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng  sản đã đưa  tôi  tin

theo Lênin,  tin  theo Quốc  tế  thứ ba. Từng bước một,  trong cuộc đấu  tranh, vừa nghiên cứu  lý

luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ

nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới

khỏi ách nô lệ. Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”

 

 

5

Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa về cái "cẩm nang" đầy phép

lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay các

giải pháp. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng  ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam,

không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi

sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng

sản.


HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10.

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000

*

*        *

Chuyện thứ 3:

Bác Hồ với cụ Phan Châu Trinh.

 

Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với cái  tên  là Ba  rời Sài Gòn và ngày 15/7/1911 đến

cảng Lơ Ha-vơ-rơ, còn Phan Châu Trinh rời Sài Gòn ngày 1/4/1911 và đến Pháp vào ngày 27/4

cùng năm, ngụ tại Pa-ri. Khoảng cách giữa Lơ Ha-vơ-rơ và Pa-ri - nơi cụ Phan đang sống - chỉ

có hơn 100 cây số, đi lại dễ dàng... Chắc chắn trong dịp này Người đã tranh thủ đến Pa-ri gặp cụ

Phan, làm quen với những người quanh Cụ, và đặc biệt để bàn bạc với Cụ về hướng sống và học

tập. Và có thể không phải chỉ đến một lần...

Có ba bức thư với thủ bút của Tất Thành mà cụ Phan còn giữ được đem về nước năm 1925

và gia đình đã gửi ra Việt Bắc tặng Trung ương trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nay lưu

tại Bảo tàng Hồ Chí Minh... Có lẽ do yêu cầu bảo mật, các thư đều không được ghi ngày tháng

nhưng có thể phán đoán bức thư sau đây đã được viết vào dịp trên. Nguyên văn như sau:

“Hy Mã nghi bá đại nhơn,

Cách đây không  tiếp được  tôn  tín, không hay Bác hành chỉ  thế nào và  sự  thể bên  ta  thế

nào? Và cháu muốn biết như cháu có thể gặp Bác trước lúc đi hay không, vì cháu rất cần một ít

lời tôn hội, xin Bác trả lời liền cho cháu vì chừng trong tuần lễ cháu sẽ xuống tàu “đi chưa biết

đâu”. Kính chúc Bác, M.Trường và em Dật và các đồng bào yêu hảo”.

Cuồng Điệt: Tất Thành

10.orchard Place

Southampton England

Theo  lời  thư  trên đây  thì: Tất Thành biết  rõ  tình hình cụ Phan đang bị Bộ Thuộc địa ép

phải đi khỏi Pa-ri nên yêu cầu Cụ trả lời ngay để đến gặp chỉ trong vòng một tuần lễ… Do đó có

thể đoán  là mặc dù ghi địa chỉ ở Anh nhưng  lúc đó Tất Thành không phải ở Anh mà  thực  ra

đang ở không xa Pa-ri, có thể ở nhà chủ tàu tại Anh A-đơ-ret-xơ (Saint - Adresse), ngoại ô Lơ

Ha-vơ-rơ chỉ cách Pa-ri hơn một trăm cây số. Lời thăm hỏi rất thân tình về mọi người ở quanh

Phan Châu Trinh lúc đó, kể cả luật sư Phan Văn Trường nói lên họ đã gặp gỡ nhau rồi.

Sau  thư  trên  có  thế đã  có  cuộc  gặp  gỡ  giữa  cụ Phan Châu Trinh  và Tất Thành  tại Pa-ri

trước chuyến đi xa bằng tàu biển.

Theo phán đoán thì thời đó nơi dừng chân của Bác Hồ sau các chuyến đi là cảng Lơ Ha-

vơ-rơ. Vì mấy nguyên nhân: đó là nơi dừng lâu nhất của tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin, có nhà của chủ

tàu và nhiều bạn bè quen biết trên tàu có thể  làm nơi tá  túc; nơi đó rất gần Pa-ri, chỗ ở của cụ Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”

 

 

6

Phan và những người bạn khác, chỉ 1 đến 2 giờ là có thể đến gặp được; nơi đó có thể lánh sang

đất Anh thuộc chính quyền hoàng gia vốn lúc này không mấy thân thiện với Pháp (như thể hiện

trong năm 1915, Chính phủ Anh không đáp ứng yêu cầu của Pháp soát xét nơi ở của Tất Thành

để  tìm các  thư phúc đáp của Phan Châu Trinh, hoặc cả  sau này, khi Chính phủ Hoàng gia ký

lệnh thả Nguyễn ái Quốc tại Hồng Kông năm 1931...).

Cần khám phá châu Mỹ và nước Mỹ đang  thời kỳ phát  triển mạnh mẽ, Tất Thành đã  lên

làm việc ở một chiếc  tàu đi Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Anh đã dừng  lại ở Niu-yóoc,  lên bờ để  làm


thêm kiếm sống, viết thư về nước nhờ tìm tin, địa chỉ của cha, và đã gặp đại diện phong trào yêu

nước Triều Tiên tại Mỹ và học tập kinh nghiệm đấu tranh của họ...

Nhưng Tất Thành không ở Mỹ lâu, trong khoảng năm 1913 Người đã trở về Lơ Ha-vơ-rơ,

cùng bàn bạc với cụ Phan và chuyển sang ở Anh, Tất Thành đã gửi bức thư sau cho cụ Phan:

“Hy Mã nghi bá đại nhơn,

Cháu kính chúc Bác, em Dật và ông Trạng, mấy anh em  ta ở Pa-ri đều mạnh giỏi. Nay

cháu đã  tìm nơi để học  tiếng. Mấy bốn  tháng rưỡi nay  thì chỉ  làm với Tây, nói  tiếng Tây  luôn

luôn. Tuy ở Anh nhưng chẳng khác gì ở Pháp và ngày tháng chỉ lo làm cho khỏi đói chứ chẳng

học được bao nhiêu. Cháu ao ước rằng 4-5 tháng nữa khi gặp Bác thì cháu sẽ nói và hiểu được

tiếng Anh nhiều nhiều.

Bên ta có gì mới không? Và nếu Bác dịch xong mấy hồi rồi xin Bác gởi cho cháu. Chuyến

này Bác sẽ đi nghỉ hè ở đâu?

Nay kính”

Cuồng Điệt Tất Thành.

Crayton Cong Hotel

West Ealingw

Lon don

Câu cuối  thư hỏi về vấn đề đi nghỉ hè  theo  tập quán ở Phương Tây và không nói gì đến

không khí chiến tranh, cho phép ta đoán thời gian viết thư khoảng giữa năm 1913.

Câu "Xin gởi mấy hồi  sau "  của một bản dịch chắc  là của  tập Giai nhơn kỳ ngộ mà Tất

Thành đã đọc "mấy hồi trước” trong một chuyến đến thăm cụ Phan trước đó.

Ở Anh mà làm việc với người Pháp và nói tiếng Pháp có thể là với sự gởi gắm của bạn bè

Pháp, Tất Thành đã vào làm việc trong ê-kíp hầu hết là người Pháp của vua bếp Ê-xcốp-phi-e.

Với  lời ước hẹn “4, 5  tháng nữa  lúc gặp Bác cháu  sẽ…”   có  thể  thấy  rõ hơn  trong  tình

hình Bác Phan khó di chuyển vì bị kiểm soát,  từ Anh, Tất Thành có  thể đã có nhiều cuộc đến

gặp Bác tại Pa-ri...

Ngoài hai bức  thư  trên, cụ Phan còn giữ được một cái “các” của Cuồng Điệt Tất Thành

gửi từ một địa phương tên là “Xu-phơ-ra-rat" mà tập sách Hồ Chí Minh, biên niên tiểu sử xác

định là ở Anh. Nội dung là một bài thơ tám câu bảy chữ nói lên cảm xúc của bản thân với  tác

phẩm: “Giai nhân kỳ ngộ", Cụ Phan đã phóng tác...

Lời cuối thật thắm thiết "Hy Mã nghi bá đại nhơn thấu Cuồng Điệt".

Có một bức thư thứ tư của Tất Thành do bà Thu Trang tìm được bản dịch tiếng Pháp ở thư

khố Ô-đi-nô của Bộ Ngoại giao Pháp đã dịch lại như sau:

"Kính gửi Nghi bá đại nhơn, Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”

 

 

7

Tiếng súng đã rền vang và thây người đã phủ trên đất, Năm cường quốc đã vào vòng chín

nước đang đánh nhau. Cháu chợt nhớ đến thư cách đây mấy tháng đã viết về cơn dông bão này.

Định mệnh sẽ dành cho chúng ta nhiều bất ngờ và không thể nói trước ai sẽ thắng…

Các nước  trung  lập đang còn  lưỡng  lự và các nước  tham chiến chưa rõ được ý họ. Tình

hình thư vậy ai nhúng mũi vào thì chỉ có thể đứng về phía này hoặc phía kia. Hình như người

Nhật có nhúng tay vào. Cháu nghĩ trong vòng ba, bốn tháng nữa số phận châu Á sẽ thay đổi, và

thay đổi nhiều.  Mặc kệ những kẻ đang đánh nhau và bạo động, phần chúng ta hãy cứ bình tâm.

Xin gửi lời thăm Nghi bá và em Dật. Xin trả lời cháu về địa chỉ sau đây:

Nguyễn Tất Thành

Số nhà 8


Stenphen Totterham Rd. Lon don".

Thư trên được viết khi cuộc chiến đã diễn ra ác liệt. Nhưng theo tài liệu sưu tầm được thì

Phan Châu Trinh cùng với Phan Văn Trường đã bị bắt ngày 14/9/1914, chỉ hơn một tháng sau

khi chiến tranh bắt đầu. Như vậy có thể là Tất Thành đã viết thư khi chưa biết cụ Phan bị bắt và

thư này đã bị cơ quan điều tra lấy được, cho dịch và gửi cho Bộ Ngoại giao.

Ngoài  ra, Báo  cáo  kết  thúc  vụ  án  của Dự  thẩm  toà  án binh Ca-ron  viết  rõ  là  "Soát nhà

Phan Chu Trinh đã lấy được nhiều thứ rất khả nghi trong đó có các thư của Tất Thành ở số 8

đường Stenphe Road - Totterham ở London, đã gửi công hàm cho Chính phủ Anh nhờ soát nhà

Tất Thành không được phía Anh đáp ứng".

Trong biên bản thẩm vấn Cao Đắc Minh với tư cách nhân chứng, Ca-ron có đưa ra một thư

và Đắc Minh đã khẳng định đó là thư Tất Thành trả lời cho Cụ Phan.

Trong bức thư bà Thu Trang tìm thấy được ở thư khố Ô-đi-nô, Tất Thành cũng nhắc đến

thư viết về "cơn dông bão" chắc cũng ở trong số thư đã bị lấy khi soát nhà Cụ Phan.

Các  tài  liệu  trên cho  thấy mối quan hệ  thân  tình giữa Bác Hồ và cụ Phan ngay  từ  trong

nước và sự gắn bó giữa hai vị trong những năm đầu Người tham gia hoạt động cách mạng.

Niềm hy vọng cuối đời của Phan Chu Trinh

Phan Châu Trinh  là nhà yêu nước  lớn  của Việt Nam đầu  thế  kỷ XX. Về  tuổi  tác, Phan

Châu Trinh  là bậc cha chú của Nguyễn Ái Quốc. Mặc dù giữa hai người có  sự khác nhau về

phương pháp cứu nước, nhưng đối với Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc  luôn một  lòng  tôn

kính. Trong thời gian cả hai người cùng sống ở châu âu, nhưng có lúc không gần nhau: Nguyễn

Ái Quốc ở Anh, Phan Châu Trinh ở Pháp; Nguyễn Ái Quốc đã có một  số  lần viết  thư gửi cụ

Phan trong thời gian xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Sau Chiến  tranh  thế giới  lần  thứ nhất, Nguyễn ái Quốc về hoạt động ở Pa-ri và được cụ

Phan Châu Trinh giúp đỡ rất nhiều. Ở Pa-ri lúc đó còn có luật sư Phan Văn Trường. Vào tháng

11/1919, mật thám Pháp có nhận xét về ba người như sau:

"Đa số những người  thông ngôn đã nhận xét về Phan Châu Trinh  là một nhà cách mạng

khôn khéo, Phan Văn Trường là người đã dịch tư tưởng của ông, còn Quốc thì là một nhà nho

cộng sự của hai người trên, ít ai biết".

Sau Chiến  tranh  thế giới  lần  thứ nhất, đời  sống ở Pháp  rất khó khăn, vất vả. Phan Châu

Trinh  lúc ấy đã  thành  thạo nghề  thợ chữa ảnh. Mỗi  tháng Cụ kiếm được độ 100 quan, nên đã

giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc. Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”

 

 

8

Nguyễn Ái Quốc được Khánh Ký và cụ Phan Châu Trinh trợ giúp để sinh sống. Nhiều mật

báo đã gửi về cho Bộ Thuộc địa Pháp cho biết:

"Quốc ở nhờ nhà của Phan Văn Trường. Sinh sống thì do Khánh Ký và Phan Châu Trinh

cấp dưỡng, mỗi tháng không quá 500 Francs". Ở Pa-ri, Nguyễn Ái Quốc có tham gia vào việc

chuyên chữa ảnh tại xưởng chữa ảnh của Phan Châu Trinh để có thêm tiền tiêu dùng.

Ngoài việc giúp đỡ nói trên, trong thời gian đầu, cụ Phan Châu Trinh còn giúp đỡ Nguyễn

Ái Quốc làm quen với những người bạn Pháp.

Tài liệu thư khố cho biết, những người bạn Pháp có cảm tình với Phan Châu Trinh thì cũng

trở thành bạn của Nguyễn Ái Quốc. Cụ Phan Châu Trinh đã giới thiệu những người Pháp mà Cụ

biết chắc chắn có cảm tình với Việt Nam để những người này có thể giúp đỡ Nguyễn ái Quốc

như: Giu-lét Ru, Ma-rin Ma-tel, nhà báo Bác-buýt.

Bác-buýt là người đã vận động Hội Nhân quyền để cứu Phan Châu Trinh thoát án tử hình

sau vụ chống thuế 1908.

Ru  là nhà Việt Nam học, vào năm 1914, khi cụ Phan Châu Trinh bị bắt đã vận động ráo


riết, tìm cách chứng minh cụ Phan Châu Trinh vô tội.

Ma-tel từng chống đối chính sách hà lạm, độc ác của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Nhờ cụ Phan Châu Trinh giới  thiệu, Nguyễn Ái Quốc đã  trở  thành bạn của những người

nói trên.

Cùng có nhiệt  tình yêu nước, cùng có  trách nhiệm đối với nhân dân nhưng phương pháp

cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và cụ Phan Châu Trinh lúc đầu không hoàn toàn giống nhau.

Cụ Phan Châu Trinh muốn giữ cương vị của mình là một nhà chí sĩ yêu nước không đảng phái...

còn Nguyễn Ái Quốc thì đến với học thuyết Mác - Lênin. Và sau nhiều thất bại, khi đã cảm thấy

mình bất cập với thời thế, trong một bức thư đề ngày 18/2/1922 gửi từ Mác-xây cho Nguyễn Ái

Quốc ở Pa-ri, cụ Phan Châu Trinh đã chân thành bộc bạch: Tôi tự ví thân tôi như con ngựa già

hết nước kiệu, phi nước tế. Thân tôi tựa như chim lồng, cá chậu.   Vả lại, cây già thì gió dễ lay.

Người già thì trí dễ lẫn. Cảnh tôi như hoa sắp tàn, hiềm vì quốc phá gia vong, mà hơi tàn cũng

phải gào cho hả, may ra có tỉnh giấc hồn mê...

Và ở cuối thư, cụ Phan Châu Trinh vui mừng viết rằng Nguyễn Ái Quốc “như cây đương

lộc, nghị  lực có  thừa, dày công học hành,  lý  thuyết  tinh  thông”. Cụ Phan Châu Trinh  tin rằng

"không bao lâu nữa cái chủ nghĩa Anh tôn thờ (ý chỉ chủ nghĩa Mác – Lênin) sẽ thâm căm cố đế

(sân rễ bền gốc) trong đám dân tình chí sĩ nước ta” .

Năm 1925, cụ Phan Châu Trinh về nước và sớm qua đời vào năm 1926. Trong  thời gian

đó, những đánh giá và niềm tin đối với Nguyễn Ái Quốc của Phan Châu Trinh vẫn nguyên vẹn.

Cụ Phan thổ lộ với các đồng chí của mình như Lê Văn Huân, Huỳnh Thúc Kháng trước khi Cụ

qua đời  rằng "Sự nghiệp độc  lập nước nhà  trông cậy vào Nguyễn Ái Quốc". Câu nói ấy cũng

được nhắc lại với lớp người cách mạng trẻ như Trần Huy Liệu, Tôn Quang Phiệt... khi tìm đến

hỏi Cụ về vận mệnh của đất nước.

Trong mọi trường hợp, thái độ tôn kính của Nguyễn Ái Quốc đối với cụ Phan Châu Trinh

là điều dễ hiểu. Trong  tác phẩm Những mẩu  chuyện về đời hoạt động  của Hồ Chủ  tịch, Trần

Dân Tiên cho biết  tình cảm của Nguyễn Tất Thành đối với cụ Phan Châu Trinh, khi Anh vui

mừng viết thư cho bạn bè: "Tôi đã gặp nhà ái quốc Phan Châu Trinh". Sau này, khi đã trở thành

Chủ tịch nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhớ lại cụ Phan, Người viết: “Cụ Phan Châu Trinh mở Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”

 

 

9

trường học, bí mật truyền bá chủ nghĩa yêu nước và công kích bọn cầm quyền Pháp. Vì vậy, Cụ

bị kết án tử hình, nhưng được Hội Nhân quyền Pa-ri cứu”.

Tình  cảm  của Nguyễn Ái Quốc đối  với  cụ Phan Châu Trinh  rất  sâu  sắc khi Cụ qua đời

(1926). Nguyễn Ái Quốc trân trọng đúng mức tinh thần yêu nước của cụ Phan Châu Trinh, đánh

giá cao ảnh hưởng của Cụ đối với phong  trào cách mạng của đất nước. Nguyễn Ái Quốc viết:

"Nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, một người thuộc phái quốc gia khác vừa qua đời. 30.000 người An

Nam ở khắp xứ Nam Kỳ đã làm lễ an táng theo quốc lễ và khắp nước đã tổ chức lễ truy điệu nhà

chí sĩ. Chỉ  trong vòng vài ba ngày, một cuộc  lạc quyên đã  thu được 100.000 đồng. Tất cả học

sinh, sinh viên đều để tang Cụ.

Trước phong trào yêu nước của toàn dân, bọn thực dân Pháp sợ hãi, bắt đầu phản công lại.

Chúng cấm học sinh đề tang và tổ chức lạc quyên. Chúng cấm tổ chức các lễ truy điệu, v. v… để

phản đối lại, học sinh đã bãi khoá…". 

Ở tác phẩm Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam, Nguyễn

Ái Quốc nhắc lại phong trào cả nước để tang cụ Phan Châu Trinh.

"Năm 1926, có một sự thức tỉnh trong toàn quốc tiếp theo sau cái chết của một nhà quốc


gia chủ nghĩa già - Phan Châu Trinh. Khắp trong nước đều tổ chức lễ truy điệu Chữ "chủ nghĩa

quốc gia" từ đó được nói và viết một cách công khai. Những giáo viên Pháp tìm cách ngăn cấm

học sinh tham gia các cuộc mít-tinh đó. Nam, nữ học sinh ở nhiều trường, đặc biệt là ở Sài Gòn

là nơi  tổ chức đám  tang, đã  tuyên bố bãi khoá. 20.000 người di  theo  linh cữu, mang biểu ngữ

viết những khẩu hiệu có tính chất quốc gia chủ nghĩa. Người An Nam chưa hề được chứng kiến

một việc to lớn như vậy bao giờ trong lịch sử". 

Nguồn : Bác Hồ với đất Quảng, Tỉnh uỷ Quảng Nam.

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

 

 

 

 

 

Chuyện thứ 4:

Bác Hồ với cụ Phan Bội Châu

Bức thư Phan Bội Châu gửi Lý Thuỵ (Nguyễn Ái Quốc)

Người cháu rất kính yêu của Bác,

Hôm trước anh Lâm (Đức Thụ) và anh Hồ (Hồ Tùng Mậu) gửi lại thư của Cháu, trong thư

có nói tường tận về chuyện ông Hy Mã (Phan Châu Trinh). Tuy thư đưa trực tiếp trên chuyện

thật nhưng ngụ ý thật sâu sắc, mà lối lập luận lại dựa trên những ý tưởng lớn, nhân đó mới biết

là học vấn, tri thức của cháu nay đã tăng trưởng quá nhiều, quả thật không phải như hai mươi

năm về trước.

Nhớ  lại hai mươi năm  trước đây, khi đến nhà cháu uống  rượu gò án ngâm  thơ, anh em

cháu đều  chửa  thành niên,  lúc đó Phan Bội Châu này đâu  có ngờ  rằng  sau này  cháu  sẽ  trở

thành một tiểu anh hùng như thế này. Bây giờ đem so kẻ già này với cháu thì bác thấy rất xấu

hổ. Nhận được liên tiếp hai lá thư của cháu, bác cảm thấy vừa buồn vừa mừng. Buồn là buồn

cho  thân bác, mà mừng  là mừng cho đất nước  ta. Việc  thừa kế nay đã có người, người đi sau

giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen  tối sẽ xuất hiện ánh sáng ban mai. Ngày xế đường cùng, Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”

 

 

10

chỉ sợ không được thấy ngày đó, làm sao bác không cảm thấy buồn cho chính mình được? Một

đời tân khổ, gánh vác công chuyện một mình, được sức lớn của cháu giúp vào thì ắt sẽ có nhiều

người hưởng ứng theo. Việc gây dựng lại giang sơn, ngoài cháu có ai để nhờ ủy thác gánh vác

trách nhiệm  thay mình. Có được niềm an ủi  lớn  lao như  thế,  làm sao bác không cảm  thấy vui

mừng được.

Bác đang định  tìm một dịp  tốt về Quảng Đông một chuyến để đàm  luận với cháu, không

biết cháu còn ở lại Quảng Đông lâu mau, hoặc giả trong tương lai có định đi chỗ khác không?

Trong lòng bác có nhiều chuyện muốn hỏi ý kiến cháu, nhưng không gặp mặt thì làm sao có thể

bàn cho hết ý được? Làm sao được? Nếu không coi già yếu là đồ bỏ thì cháu viết thư nhiều cho

bác, bác thành thật yêu cần cháu đấy.

Cần nhắc lại là Bội Châu lúc rời nước đã gần bốn mươi (ba mươi chín tuổi đến Nhật) lại

không thể tránh khỏi những trách nhiệm này nọ đặng chuyên chú học hành, cho nên tri thức lúc

bây giờ cũng vẫn như xưa. Cháu học vấn  rộng  rãi, và  từng đi nhiều nơi, hơn bác cả chục cả

trăm lần. Tri thức và kế hoạch của cháu tất vượt sức đo lường của bác: không biết cháu có thể

chia sẻ cùng bác một hai việc? Bác rất hết sức mong đợi, mong cháu không ngại. Vì nếu không

có kế hoạch thì bất quá chỉ làm những khách tha hương  than thở không đâu cho hồn cố quốc,


chả giống ông Hy Mã thì cũng giống Phan Bội Châu mà thôi! 

Thư bất tận ngôn, mong cháu hiểu giùm cả những ý không viết thành lời. Chúc cháu bình an

Ngày 21 tháng 1 lịch ta (14 tháng 2 năm 1925 dương lịch) viết dưới đèn dầu

Chỗ bác ở đâu nơi đất khách thì Quốc Đống (Hồ Tùng Mậu đã biết tên không ghi ở đây.

Thư này nhờ Quốc Đống chuyển giúp.

   Bác Thứ Cụ

Nguồn: Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh, 

Mai Văn Bộ. NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2000.

 

 

Chuyện thứ 5:

Bác Hồ với cụ Huỳnh Thúc Kháng

 

“Dân ta có Cụ Hồ quả là hồng phúc”

Vào cuối năm 1945, sau hai lần nhận được điện mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Huỳnh

Thúc Kháng từ Huế đã ra Thủ đô Hà Nội. Gặp nhau, hai người ứa nước mắt. Bác Hồ nói: Việc

mời Cụ ra nhậm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ là ý kiến chung của tất cả anh em các đảng phái, chứ

không phải ý kiến riêng của tôi, vì Cụ ở lại trong nước, Cụ biết rõ trình độ tiến bộ của đồng bào

ba kỳ, đồng thời đồng bào ba kỳ đều tín nhiệm Cụ.

Cụ Huỳnh nói: "Tôi ra đây là cốt gặp Cụ, chớ lúc này là lúc cần tăng gia sản xuất mà tôi

không biết cầm cày, cầm cuốc; lại cần phải kháng chiến mà tôi lại không mang súng nổi. Cụ nên

kiến nghị người trẻ thạo việc để trao nhiệm vụ thì hơn".

Sau nhiều lần trao đổi, cuối cùng cụ Huỳnh Thúc Kháng đã nhận lời tham gia Chính phủ

do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”

 

 

11

Tại  cuộc họp đầu  tiên  của Quốc hội ngày 2/3/1946, khi  giới  thiệu danh  sách Chính phủ

Liên hiệp để Quốc hội thông qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày:

"Bộ Nội vụ: một người đạo đức danh vọng mà toàn quốc dân ai cũng biết: Cụ Huỳnh Thúc

Kháng".

Sau đó cụ Huỳnh lại được cử làm Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là

Hội Liên Việt).

Sáng ngày 31/5/1946, Chủ  tịch Hồ Chí Minh  rời Hà Nội đi Pháp để mở cuộc đàm phán

chính thức với Chính phủ Pháp. Sân bay Gia Lâm hôm ấy đông nghịt người ra tiễn. Chủ tịch Hồ

Chí Minh đi một vòng chào các đại biểu và đồng bào. Đồng bào vẫy cờ, vỗ tay hoan hô và chen

lấn nhau ra phía trước để được nhìn rõ Người.

Sắp đến giờ lên máy bay, Bác tới nắm tay cụ Huỳnh nói:

- Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở

Cụ cùng với anh em giải quyết cho. Mong Cụ "dĩ bất biến ứng vạn biến" (lấy cái không thay đổi

để đối phó với muôn sự thay đổi).

Cụ Huỳnh rất cảm động, cầm tay Bác hồi lâu, Bác đã uỷ nhiệm cụ Huỳnh làm Quyền Chủ

tịch nước trong thời gian Bác đi vắng.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có lúc cụ Huỳnh Thúc Kháng cảm thấy cô đơn,

chán nản. Từ  sau khi được gặp và hiểu  rõ Chủ  tịch Hồ Chí Minh, cụ Huỳnh Thúc Kháng vui

mừng vì được gặp người bạn già tri kỷ là Hồ Chí Minh. Cụ đã nói với một người bạn: "Dân ta

có Cụ Hồ quả là hồng phúc". Trong bài "Thất thập tự thọ ", Cụ Huỳnh viết:


“Bảy tuần đầu bạc như bông

Gặp người tri kỷ thôi xong đã già”

Thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm nước Pháp, cụ Huỳnh đã có bài thơ ca ngợi Người: 

“Tung hoành bể Sở với non Ngô

Đàm lược ai hơn Chủ tịch Hồ

Mưa gió dãi dầu bao tuế nguyệt

Nước non gây dựng nổi cơ đồ

Sen kia chẳng ngại hôi bùn lấm

Tùng họ bao phen ngọn gió xô

Khắp cả ba kỳ đều tín nhiệm

Rộn ràng muôn miếng tiếng hoan hô”

Giải thích về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, cụ

Huỳnh nói: 

"Hội đồng Chính phủ không bán nước!... Tôi xin  tuyên bố vắn  tắt với anh em, đó chẳng

qua  là một nước cờ của Hồ Chủ  tịch với cả nước Pháp  lẫn Tưởng Giới Thạch. Hồ Chủ  tịch  là

một tay cao cờ. Tôi chắc chắn và anh em cứ đinh ninh rồi đây thế nào mình cũng thắng thế". 

Trước ngày cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ngày 3/11/1946, báo  cáo  trước Quốc

hội về việc thành lập Chính phủ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Cụ Huỳnh, vì tuổi già sức yếu

mà cố từ, nhưng vì tôi lấy đại nghĩa mà lưu Cụ, Cụ cũng gắng ở lại.

Sau đó, Cụ Huỳnh được Bác cử đi kinh  lý miền Trung và miền Nam Trung Bộ với danh

nghĩa đại diện Chính phủ Trung ương. Cuối năm 1946, khi về thăm quê hương Tiên Phước, cụ Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”

 

 

12

Huỳnh tâm tình với bà con: "Tôi đã vào loại sáng nhưng cụ Hồ lại sáng hơn tôi nhiều. Cụ Hồ có

những người giúp việc thông minh lắm, giỏi lắm, tin tưởng  lắm. Cụ Hồ rất vĩ đại, dưới có đội

ngũ giúp việc tài năng, nhất định sẽ đưa dân tộc ta đến toàn thắng. Ở Hà Nội, Hồ Chủ tịch tiết

kiệm lắm. Mỗi bữa cơm, cụ Hồ chỉ dùng có một quả trứng...".

Đầu năm 1947, với danh nghĩa Hội  trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, cụ Huỳnh

viết bức thư dài bằng chữ Hán (thể phú) nhan đề: “Kính cáo đồng bào phụ lão kháng chiến thư”

Nói về Hồ Chủ tịch và Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bức thư có đoạn (theo bản dịch

của Nguyễn Văn Hạp...):

“Người thân yêu, kính mến nhất của đồng bào quốc dân ta là Hồ Chí Minh tiên sinh. Là

bậc yêu nước đại chí sĩ, là nhà lịch nghiệm cách mạng đại chuyên gia, chân đi khắp năm châu,

mắt trông xa vạn dặm...”.

Đầu tháng tư năm 1947, tại Quảng Nam, trong một buổi nói chuyện với các thân hào nhân

sĩ, có người lên tiếng hỏi cụ Huỳnh: 

'Tôi thuở nay nghe biết tên nhiều nhà cách mạng hoạt động trong nước cũng như ở nước

ngoài. Nhưng chưa từng nghe tiếng ông Hồ Chí Minh. Vậy Hồ Chí Minh là ai vậy?”.

Cụ Huỳnh trả lời: 

“Ông Hồ Chí Minh là con cụ Phó bảng Sắc ở Nghệ An, suýt soát lớp ông và tôi. Ông Hồ

hoạt động chính trị ở nhiều nước Â, Á, Phi và hoạt động bí mật, tất nhiên là thay tên đổi họ luôn

luôn để tránh mạng lưới mật thám quốc tế. Nhưng cái tên làm chấn động thế giới là Nguyễn Ái

Quốc. Chắc ông biết, nhiều người biết”.

Cụ Huỳnh nhận xét: "Ông Hồ không phải như nhiều người khác mượn hai tiếng cách mạng

để rồi làm giàu hoặc làm quan to như các ông tưởng đâu. Ông Hồ không đồng xu dính túi. Nói

về bằng cấp thì ông Hồ không là tiến sĩ, phó bảng gì cả. Nhưng nói về tri thức và sự nghiệp cách

nguon VI OLET