Câu hỏi và bài tập  hóa học lớp 10 : chương Oxi hóa – khử

CHƯƠNG 4. PHẢN ỨNG OXI HÓA - -KHỬ

MỨC ĐỘ BIẾT

Câu 1:            Sự oxi hoá là

A. sự thu electron.   B. sự nhường electron.

C. sự kết hợp với oxi.   D. sự khử bỏ oxi.

Câu 2:            Trong phản ứng 2Na + Cl2 2NaCl phát biểu nào sau đây đúng với các nguyên tử Na?

A. Bị oxi hoá.     B. Bị khử.

C. Vừa bị oxi hoá , vừa bị khử.  D. Không bị oxi hoá , không bị khử.

Câu 3:            Sự khử là

A. sự thu electron.   B. sự nhường electron.

C. sự kết hợp với oxi.   D. sự khử bỏ oxi.

Câu 4:            Trong phản ứng: 2Na + Cl2 2NaCl. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phân tử Cl2?

A. Bị oxi hoá.    B. Bị khử.

C. Vừa bị oxi hoá , vừa bị khử. D. Không bị oxi hoá , không bị khử.

Câu 5:            Quá trình oxi hoá  là quá trình nào sau đây?

A. Kết hợp với oxi của một chất.  B. Khử bỏ oxi của một chất.

C. Nhường electron.    D. Thu electron.

Câu 6:            Ở phản ứng nào sau đây, H2O không đóng vai trò chất oxi hoá  hay chất khử?

A. NaH + H2O NaOH + H2. B. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2.

C. 2F2 + 2H2O 4HF + O2. D. Al4C3 + 12H2O 4Al(OH)3 + 3CH4.

Câu 7:            Trong phản ứng: AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3

Câu nào sau đây phát biểu đúng với ion Ag+

A. bị oxi hoá.      B. bị khử.

C. vừa bị oxi hoá , vừa bị khử.  D. không bị oxi hoá , không bị khử.

Câu 8:            Câu nào đúng trong số các câu sau đây?

A. Khi một chất oxi hoá  tiếp xúc với một chất khử phải xảy ra phản ứng oxi hoá - khử.

B. Trong các phản ứng hoá học kim loại chỉ thể hiện tính khử.

C. Một chất chỉ có thể thể hiện tính khử hoặc chỉ có thể thể hiện tính oxi hoá.

D. Số oxi hoá của một nguyên tố bao giờ cũng là số nguyên, dương.

Câu 9:            Trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử kim loại

A. chỉ thể hiện tính khử.  B. chỉ thể hiện tính oxi hoá .

C. có thể thể hiện tính oxi hoá  hoặc tính khử.

D. không thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hoá .

Câu 10:       Phản ứng Fe3+ + 1e Fe2+ biểu thị quá trình nào sau đây?

A. Oxi hoá .   B. Khử. C. Hoà tan. D. Phân huỷ.

Câu 11:       Trong số các phần tử (nguyên tử hoặc ion) thì chất khử là

A. Mg2+.  B. Na+.  C. Al.   D. Al3+.

Câu 12:       Trong phản ứng: CuO + H2 Cu + H2O. Chất oxi hoá  là

A. CuO.  B. H2.   C. Cu.   D. H2O.

Câu 13:       Sự oxi hoá  là

A. sự kết hợp của một chất với hiđro.  B. sự làm giảm số oxi hoá  của một chất.

C. sự làm tăng số oxi hoá  của một chất. D. sự nhận electron của một chất.

Câu 14:       Sự khử là

A. sự kết hợp của một chất với oxi. B. sự nhận electron của một chất.

C. sự tách hiđro của một chất. D. sự làm tăng số oxi hoá của một chất.

Câu 15:       Trong một phản ứng oxi hoá - khử, chất bị oxi hoá  là

A. chất nhận electron.   B. chất nhường electron.

C. chất nhận proton.    D. chất nhường proton.

Câu 16:       Trong một phản ứng oxi hoá - khử, số oxi hoá  của chất oxi hoá

A. tăng. B. giảm. C. có thể tăng và có thể giảm. D. không thay đổi.

Câu 17:       Trong hợp chất, số oxi hoá cao nhất của mọi nguyên tố đều bằng

A. số thứ tự của nhóm nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

B. số thứ tự chu kì. C. số thứ tự của ô nguyên tố.

D. số electron lớp ngoài cùng. 

Câu 18:                                                                                               Cho các câu sau:

1) Chất khử là chất nhường electron

2) Chất oxi hoá  là chất nhường electron

3) Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá  của một số nguyên tố

4) Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng chỉ có sự tăng số oxi hoá  của một số nguyên tố

5) Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng chỉ có sự giảm số oxi hoá  của một số nguyên tố

6) Chất khử là chất nhận electron

7) Chất oxi hoá  là chất nhận electron

Những câu đúng là

A. 1, 3, 4, 5, 6, 7.  B. 1, 3, 7. C. 1, 2, 3, 4, 5 . D. 1, 2, 5, 6, 7.

Câu 19:       Phản ứng oxi hóa khử xảy ra là do có sự di chuyển của

A. ion.   B. nơtron.  C. proton.   D. Electron.

Câu 20:       Các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá  - khử?

A. 2HgO 2Hg + O2.  B. CaCO3 CaO + CO2.

C. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O. D. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O.

Câu 21:       Dầu hiệu nào sau đây để nhận biết phản ứng oxi hoá  - khử?

A. Tạo ra chất kết tủa. B. Tạo ra chất khí (sủi bọt).

C. Màu sắc của các chất thay đổi. D. Có sự thay đổi số oxi hoá  của một số nguyên tố.

Câu 22:       Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hoá - khử?

A. Phản ứng hoá hợp.   B. Phản ứng phân huỷ.

C. Phản ứng thế.    D. Phản ứng trung hoà.

Câu 23:       Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hoá - khử?

A. Phản ứng hoá hợp.   B. Phản ứng phân huỷ.

C. Phản ứng thế.    D. Phản ứng trao đổi.

Câu 24:       Phản ứng Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O, thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Trung hoà.  B. Phân huỷ.   C. Trao đổi.  D. Oxi hoá - khử .

Câu 25:       Phản ứng hoá học nào sau đây là phản ứng oxi hoá - khử giữa các phân tử?

A. 2KClO3 2KCl + 3O2. B. 2Na + Cl2 2NaCl.

C. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2. D. NH4NO3 N2O + 2H2O.

Câu 26:       Ở phản ứng oxi hoá - khử nào sau đây chỉ có sự thay đổi số oxi hoá  của một nguyên tố? (chưa xét hệ số cân bằng)

A. KClO3 KCl + O2.  B. KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2.

C. KNO3 KNO2 + O2. D. NH4NO3 N2O + 2H2O.

Câu 27:       Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử?

A. Fe + 2HCl FeCl2 + H2.  B. FeS + 2HCl FeCl2 + H2S.

C. 2FeCl3 + Cu 2FeCl2 + CuCl2. D. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.

Câu 28:       Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử?

A. 4Na + O2 2Na2O. B. Na2O + H2O 2NaOH.

C. NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3. D. Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O.

Câu 29:       Những chất trong dãy nào có cùng số oxi hoá ?

A. Đồng trong Cu2O và CuO. B. Sắt trong Fe và Fe2O3.

C. Mangan trong MnO2 và KMnO4. D. Lưu huỳnh trong SO3 và H2SO4.

Câu 30:       Một trong những phương trình hoá học nào có số oxi hoá  của clo tăng một đơn vị.

A. Cl2 (k) + H2 (k) 2HCl (k).

B. NaCl (dd) + AgNO3 (dd) AgCl (r) + NaNO3 (dd).

C. MnO2 (r) + 4HCl (dd) MnCl2 (dd) + 2H2O + Cl2 (k).

D. 2KClO3 (r) 2KCl (r) + 3O2 (k).

Câu 31:       Sự mô tả nào về tính chất hoá học của bạc trong phản ứng sau là đúng?

AgNO3 (dd) + NaCl (dd) AgCl (r) + NaNO3 (dd)

A. Nguyên tố bạc bị oxi hoá.

B. Nguyên tố bạc bị khử.

C. Nguyên tố bạc không bị oxi hoá  cũng không bị khử.

D. Nguyên tố bạc vừa bị oxi hoá , vừa bị khử.

Câu 32:       Trong phản ứng: 2NaCl + 3SO3 Cl2 + SO2 + Na2S2O7

Số oxi hoá của lưu huỳnh trong SO3 và SO2

A. +2 và 0.    B. +6 và +4. C. 0 và +4.  D. +4 và -4.

Câu 33:       Trong phản ứng hoá học:

                  Cu + 4HNO3 Cu(NO3)2 + 2H2O + 2NO2

Số oxi hoá  của nguyên tố oxi

A. tăng . B. giảm. C. không đổi.   D. vừa tăng vừa giảm.

Câu 34:       Trong phản ứng:           Na2SO4 + BaCl2 2NaCl + BaSO4

A. Na2SO4 bị khử.    B. Na2SO4 bị oxi hoá .

C. BaCl2 bị khử.    D. Không phải phản ứng oxi hoá khử.

Câu 35:       Số oxi hoá  của lưu huỳnh trong phân tử H2SO4 và trong phân tử muối sunfat bằng

A. +6.    B. +6 và +4.  C. +4.    D. +4 và +6.

Câu 36:       Câu nào sau đây đúng?

A. Phản ứng toả nhiệt là phản ứng có H < 0.

B. Phản ứng toả nhiệt là phản ứng có H > 0.

C. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng có H < 0.

D. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng có H = 0.

Câu 37:       Cho các câu sau:

1) Trong phản ứng hoá hợp, số oxi hoá  của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.

2) Trong phản ứng thế, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi

3) Trong phản ứng phân huỷ, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi

4) Trong phản ứng hoá hợp, số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi

5) Trong phản ứng trao đổi, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi

6) Trong phản ứng trao đổi, số oxi hoá của các nguyên tố không thay đổi

7) Trong phản ứng thế, số oxi hoá của các nguyên tố luôn thay đổi.

Những câu đúng

A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.    B. 1, 3, 6, 7.

C. 1, 2, 3, 4, 5.    D. 1, 2, 5, 6, 7.

MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU

Câu 38:       Trong các phản ứng sau, ở phản ứng nào NH3 đóng vai trò chất oxi hoá?

A. 2NH3 + 2Na 2NaNH2 + H2.

B. 2NH3 + 3Cl2 N2 + 6HCl .

C. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 MnO2 + (NH4)2SO4.

D. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O.

Câu 39:       Trong các phản ứng sau, ở phản ứng nào NH3 đóng vai trò chất khử?

A. NH3 + HCl NH4Cl.

B. 2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4.

C. 3NH3 + 3H2O + AlCl3 Al(OH)3 + 3NH4Cl.

D. 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O.

Câu 40:       Trong phản ứng sau: NaH + H2O NaOH + H2

H2O đóng vai trò gỉ?

A. Dung môi.     B. Chất oxi hoá .

C. Chất khử.     D. Không có vai trò gì.

Câu 41:       Trong phản ứng: Zn + CuCl2 ZnCl2 + Cu.

Phát biểu nào sau đây đúng với 1 mol ion Cu2+

A. đã nhận 1 mol electron.   B. đã nhận 2 mol electron.

C. đã nhường 1 mol electron.  D. đã nhường 2 mol electron.

Câu 42:       Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng tự oxi hoá , tự khử (hay tự oxi hoá - khử)?

A. 2KClO3 2KCl + 3O2.   B. S + 2H2SO4 3SO2 + 2H2O.

C. 4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3.   D. 2NO + O2 2NO2.

Câu 43:       Trong phản ứng: Zn + CuCl2 ZnCl2 + Cu

Phát biểu nào sau đây đúng đối với ion Cu2+

A. bị oxi hoá .    B. bị khử.

C. vừa bị oxi hoá , vừa bị khử.  D. không bịoxi hoá , không bị khử.

Câu 44:       Trong số các phần tử (nguyên tử hoặc ion) sau, phần tử nào vừa đóng vai trò chất oxi hoá , vừa đóng vai trò chất khử

A. Cu.   B. Ca2+ . C. O2-.   D. Fe2+.

Câu 45:       Sự biến đổi nào sau đây là sự khử?

A.  .   B. .

C. .    D. .

Câu 46:       Trong phản ứng: Cu + 4HNO3 2NO2 + Cu(NO3)2 + 2H2O, chất bị oxi hoá  là

A. Cu.   B. Cu2+.  C. H+.   D. NO3.

Câu 47:       Cho biết phương trình hoá học:     Zn + 2HCl ZnCl2 + H2

Chất nào bị oxi hoá ?

A. Ion H+.   B. Ion Cl-. C. Nguyên tử Zn.  D. Phân tử H2.

Câu 48:       Cho phản ứng: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu

Trong phản ứng này xảy ra sự oxi hoá  nào sau đây?

A. Fe2+ + 2e Fe.   B. Fe Fe2+ + 2e.

C. Cu2+ + 2e Cu.   D. Cu Cu2+ + 2e.

Câu 49:       Vai trò các chất trong phản ứng oxi hoá - khử:

                      Pb (r) + Cu2+ (dd) Pb2+ (dd) + Cu (r)

A. Pb bị oxi hoá  và Cu bị khử. B. Pb2+ bị oxi hoá  và Cu2+ bị khử.

C. Pb2+ bị oxi hoá  và Cu bị khử. D. Pb bị oxi hoá  và Cu2+ bị khử.

Câu 50:       Hợp chất nào sau đây chứa nguyên tố photpho có số oxi hoá  +3?

A. P2O5.  B. PCl5. C. Ca3(PO4)2.  D. KH2PO3.

Câu 51:       Vai trò các chất tham gia phản ứng là:

                               HClO + HCl Cl2 + H2O

A. HClO là chất khử, HCl là chất bị khử.

B. HClO là chất bị oxi hoá, HCl là chất bị khử.

C. HClO là chất oxi hoá, HCl là chất khử.

D. HClO và HCl cùng là chất oxi hoá.

Câu 52:       Cho biết số mol khí O2 tham gia phản ứng oxi hóa - khử

H2S + O2 SO2 + H2O

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 53:       Ở phản ứng nào sau đây, SO2 đóng vai trò chất oxi hoá?

A. SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr.

B. SO2 + 2H2S 3S + 2H2O.

C. 3SO2 + 2KMnO4 +    K2SO4 + 2MnSO­4 + 2H2SO4.

D. 2SO2 + O2   3SO3.

Câu 54:       Các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá  - khử?

A. HNO3 + NaOH NaNO3 + H2O.

B. N2O5 + H2O 2HNO3.

C. 2HNO3 + 3H2S 3S + 2NO + 4H2O.

D. 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O.

Câu 55:       Trong các phản ứng hoá hợp sau, phản ứng nào là phản ứng không oxi hoá  - khử? (chưa xét hệ số cân bằng)

A. NO2 + O2 + H2O HNO3.

B. NH3 + CO2 + H2O NH4HCO3.

C. N2 + H2 NH3.

D. NO + O2 NO2.

Câu 56:       Trong các phản ứng phân huỷ sau, phản ứng nào là phản ứng không oxi hoá - khử? (chưa xét hệ số cân bằng)

A. CaCO3 CaO + CO2.

B. KClO3 KCl + O2.

C. KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2.

D. Cu(NO3)2 CuO + NO2 + O2.

Câu 57:       Phản ứng oxi hoá - khử xảy ra theo chiều tạo chất nào sau đây?

A. Chất kết tủa.

B. Chất ít điện li.

C. Chất oxi hoá  mới và chất khử mới.

D. Chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.

Câu 58:       Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hoá - khử?

A. Al4C3 + 12H2O 4Al(OH)3 + 3CH4-  B. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2.

C. NaH + H2O NaOH + H2.  D. 2F2 + 2H2O 4HF + O2. 

Câu 59:       Cho các phản ứng:

1) CaCO3 CaO + CO2

2) SO2 + H2O H2SO3

3) 2Cu(NO3)2 2Cu + 4NO2 + O2

4) Cu(OH)2 CuO + H2O

5) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

6) NH4Cl NH3 + HCl

Phương án nào sau đây chỉ gồm các phản ứng oxi hoá - khử?

A. 1, 2, 3.   B. 4, 5, 6. C. 3, 5.    D. 4, 6.

Câu 60:       Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hoá - khử?

A. Br2 + H2O HBr + HBrO.

B. I2 + 2Na2S2O3 2NaI + Na2S4O6.

C. 2K2CrO4 + H2SO4 K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O.

D. 3I2 + 6NaOH NaIO3 + 5NaI + 3H2O.

Câu 61:       Số oxi hoá  của nitơ trong NH4Cl là

A. 0.   B. -1.   C. -2.   D. -3.

Câu 62:       Trong phản ứng: Zn (r) + CuCl2 (dd) ZnCl2 (dd) + Cu (r)

Cu2+ trong CuCl2 đã

A. bị oxi hoá.   B. bị khử.  

C. không bị oxi hoá  và không bị khử  D. bị oxi hoá  và bị khử.

Câu 63:       Trong phản ứng: Cl2 (k) + 2KBr (dd) Br2 (l) + 2KCl (dd)

Clo đã

A. bị oxi hoá.     B. bị khử.

C. không bị oxi hoá  và không bị khử. D. bị oxi hoá  và bị khử.

Câu 64:       Trong phản ứng: Zn (r) + Pb2+ (dd) Zn2+ (dd) + Pb (r)

Ion Pb2+ đã

A. cho 2 electron.   B. nhận 2 electron.

C. cho 1 electron.   D. nhận 1 electron .

Câu 65:       Trong sự biến đổi: Cu2+ + 2e Cu, ta thấy

A. ion đồng bị oxi hoá.    B. nguyên tử đồng bị oxi hoá .

C. ion đồng bị khử.    D. nguyên tử đồng bị khử.

Câu 66:       Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất trong phản ứng là:

                             Cu0 + Cl2 CuCl2

A. Cu0 bị khử, Cl2 bị oxi hoá .  B. Cu0 bị oxi hoá , Cl2 bị khử.

C. Cu2+ bị khử, Cl- bị oxi hoá .  D. Cu2+ bị oxi hoá , Cl- bị khử.

Câu 67:       Cho các phản ứng sau

CaCO3    → CaO  +  CO2             (1)

2 HgO  → 2Hg  + O2                                (2)

NaOH   +   HCl   →   NaCl    +H2O     (3)

2Al    +   Fe2O3   →     Al2O3    +   2Fe     (4)

Phản ứng hoá học nào là phản ứng oxi hoá khử?

A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (2) và (4). D. (1) và (4).

Câu 68:       Ở phản ứng nào sau đây, SO2 đóng vai trò chất khử?

A. SO2 + H2O ↔ H2SO3 .        B. SO2 + NaOH →   NaHSO3.

C. SO2 + 2H2S →   3S + 2H2O.     D. SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4.

Câu 69:       Cho các phản ứng:

(1) 3C + 2KClO3 2KCl + 3CO2

(2) AgNO3 + KBr AgBr + KNO3

(3) Zn + CuSO4 Cu + ZnSO4

(4) C2H5OH + Na C2H5ONa + H2

Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử?

A. Chỉ có 1, 2, 3.    B. Chỉ có 2, 3, 4.

C. Chỉ có 1.     D. Chỉ có 1, 3, 4.

Câu 70:       Cho phản ứng: MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O. Tổng số hệ số các sản phẩm là

A. 3.   B. 4.   C. 5.   D. 6.

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG

Câu 71:       Trong các phản ứng sau, phản ứng oxi hoá - khử là

A. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O.

B. 3Mg + 4H2SO4 3MgSO4 + S + 4H2O.

C. Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O.

D. BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl.

Câu 72:       Có phản ứng: 2NH3 + H2O2 + MnSO4 MnO2 + (NH4)2SO4

Trong phản ứng trên H2O2 đóng vai trò gì sau đây?

A. Chất oxi hoá.   B. Chất khử.

C. Vừa là chất oxi hoá  vừa là chất khử.  D. Không là chất oxi hoá , không là chất khử.

Câu 73:       Trong các phản ứng sau, ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò chất khử cũng không đóng vai trò chất oxi hoá?

A. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O.  B. 2NH3 + 3Cl2 N2 + 6HCl .

C. 2NH3 + 3CuO 3Cu + N2 + 3H2O.         D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 MnO2 + (NH4)2SO4.

Câu 74:       Trong phản ứng: NH4NO2 N2 + 2H2O

NH4NO2 đóng vai trò chất nào sau đây?

A. Chất oxi hoá.  B. Chất khử.

C. Vừa là chất oxi hoá  vừa là chất khử. D. Không là chất oxi hoá , không là chất khử.

Câu 75:       Phản ứng nào sau đây, trong đó ion Fe2+ thể hiện tính oxi hoá ?

A. FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl.

B. FeO + H2 Fe + H2O.

C. 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3.

D. FeCl2 + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2AgCl.

Câu 76:       Phản ứng nào sau đây, trong đó ion Fe2+ thể hiện tính khử?

A. FeCl2 + Zn ZnCl2 + Fe.

B. FeSO4 + BaCl2 BaSO4 + FeCl2.

C. 4FeCl2 + O2 + 4HCl 4FeCl3 + 2H2O.

D. 3FeO + 2Al Al2O3 + 3Fe.

Câu 77:       Ở 4 phản ứng dưới đây, phản ứng nào không có sự thay đổi số oxi hoá  của các nguyên tố?

A. Sự tương tác cua natri clorua và bạc nitrat trong dung dịch.

B. Sự tương tác của sắt với clo.

C. Sự hoà tan kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng.

D. Sự nhiệt phân kali pemanganat.

Câu 78:       Phản ứng nào sau đây là phản ứng tự oxi hoá - khử?

A. 2FeS + 10H2SO4 Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O.

B. 2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O.

C. 3KNO2 + HClO3 3KNO3 + HCl.

D. 2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2.

Câu 79:       Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O

Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây?

A. 1, 2, 3, 4, 5.    B. 3, 28, 9, 1, 14.

C. 2, 3, 4, 6, 8.    D. 2, 28, 6, 1, 14.

Câu 80:       Trong phản ứng: . HCl đóng vai trò gì?

A. Chất oxi hoá.    B. Chất khử.

C. Môi trường .  D. Vừa là chất khử, vừa là môi trường.

Câu 81:       Phản ứng phân huỷ:

… KMnO4 … K2MnO4 + … MnO2 + … O2

Sau khi cân bằng các chất phản ứng và sản phẩm có hệ số lần luợt là

A. 2, 2, 2, 1.    B. 2, 1, 1, 1.

C. 2, 1, 2, 1.    D. 1, 2, 1, 2.

Câu 82:       Cho phản ứng sau:

… Ag2S + 8HNO3 … AgNO3 + 2NO + … S + … H2O

Sau khi phản ứng được cân bằng, hệ số của các chất Ag2S, AgNO3, S và H2O lần lượt là

A. 6, 3, 12, 4.    B. 3, 6, 3, 4.

C. 3, 3, 3, 4.    D. 1, 12, 1, 4.

Câu 83:       Cho 2 phản ứng

     (1) Cl2 + 2KI I2 + 2KCl

(2) Cl2 +H2O HCl + HClO

Chọn chất oxi hóa và chất khử

A.  (1) Cl2 là chất oxi hóa, KI là chất khử.

       (2) Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.   

B.   (1) Cl2 là chất oxi hóa, KI là chất khử.

       (2) Cl2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

C.  (1) KI là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.

      (2) Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.   

D.  (1) Cl2 là chất bị oxi hóa, KI là chất bị khử.

       (2) H2O là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.

Câu 84:       Trong phản ứng:

FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

Thì H2SO4 đóng vai trò gì?

A. Môi trường.  B. Chất khử.

C. Chất oxi hoá .  D. Vừa là chất oxi hoá , vừa là môi trường.

Câu 85:       Tỉ lệ số phân tử HNO3 là chất oxi hoá  và số phân tử HNO3 là môi trường trong phản ứng:

FeCO3 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + CO2 + H2O

A. 8: 1 .  B. 1: 9 .  C. 1: 8 .  D. 9: 1.

Câu 86:       Cho sơ đồ phản ứng sau: SO2 + KMnO4 + H2O …..

Sản phẩm của phản ứng là

A. K2SO4, MnSO4.   B. MnSO4, KHSO4.

C. MnSO4, K2SO4, H2SO4.  D. MnSO4, KHSO4, H2SO4.

Câu 87:       Phản ứng nào sau đây là phản ứng tự oxi hoá - khử ?

A. 2FeS + 10H2SO4 Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O.

B. 2NO2 + 2NaOH NaNO3 + NaNO2 + H2O.

C. 3KNO3 + HClO3 3KNO3 + HCl.

D. AgNO3 Ag + NO2 + O2.

Câu 88:       Phương trình hoá học nào sau đây là phản ứng oxi hoá - khử?

A. 2NaBr + H2SO4 Na2SO4 + 2HBr.

B. H2O + SO2 H2SO3.

C. MnO2 + 4HCl MnCl2 + 2H2O + Cl2.

D. Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + H2O.

Câu 89:       Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hoá - khử?

A. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3.   B. 2Fe(OH)2 2Fe2O3 + 3H2O.

C. 2HgO 2Hg + O2 .  D. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2.

Câu 90:       Trong phản ứng giữa hai kim loại kẽm và dung dịch đồng (II) sunfat: Zn + CuSO4 Cu + ZnSO4

Một mol Cu2+ đã

A. nhường 1 mol electron.  B. nhận 1 mol electron.

C. nhường 2 mol electron.  D. nhận 2 mol electron.

Câu 91:       Khi phản ứng: NH3 + O2 N2 + H2O được cân bằng thì các hệ số của NH3 và O2

A. 2 và 1.  B. 3 và 4. C. 1 và 2.  D. 4 và 3.

Câu 92:       Trong phản ứng:

… KMnO4 + … HCl …KCl + … MnCl2 + … H2O + … Cl2

Hệ số của các chất phản ứng và sản phẩm lần lượt là

A. 2, 16, 2, 2, 8, 5.    B. 16, 2, 1, 1, 4, 3.

C. 1, 8, 1, 1, 4, 2.    D. 2, 16, 1, 1, 4, 5.

Câu 93:       Cho phản ứng:        … NH3 + … O2 … NO + … H2O

Sau khi phản ứng được cân bằng, hệ số các chất trong phản ứng và sản phẩm lần lượt là

A. 1, 1, 1, 1.   B. 2, 1, 2, 3. C. 2, 5, 2, 3.  D. 4, 5, 4, 6.

Câu 94:       Cho các chất sau: Cl2, KMnO4,, HNO3, H2S, FeSO4, chất nào chỉ có tính oxi hóa, chất nào chỉ có tính khử?

A. KMnO4, HNO3 chỉ có tính oxi hóa, H2S chỉ có tinh khử.

B. Cl2, KMnO4, chỉ có tính oxi hóa, H2S chỉ có tinh khử.

C. KMnO4 chỉ có tính oxi hóa, H2S chỉ có tinh khử. 

D. HNO3 chỉ có tính oxi hóa, FeSO4 chỉ có tinh khử.

Câu 95:       Trong các cặp sau đây, cặp nào cho được phản ứng oxi hóa khử với nhau:

    (1) Cl2 + KMnO4                                    (2) Cl2 + KBr

    (3) H2S + HCl                                         (4) Na + H2

A. Chỉ có 1, 2. B. Chỉ có 2, 3, 4.  

C. Chỉ có 2, 4.    D. Chỉ có 1,3.

Câu 96:       Cho phương trình nhiệt hoá học: F2 + H2   2HF H = 542,4 kJ

Hỏi nhiệt lượng toả ra khi tạo thành 380g HF là bao nhiêu?

A. 5215,8 kJ.  B. 5512,8 kJ.  C. 5152,8 kJ.  D. 5125,8 kJ.

Câu 97:       Cho phương trình nhiệt hoá học:

                 

Hỏi nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu khi cho 0,5 mol phân tử brom tác dụng hoàn toàn với hiđro?

A. 34,15 kJ.  B. 43,15 kJ.  C. 34,51 kJ.  D. 31,45 kJ.

 

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG NÂNG CAO

Câu 98:       Hoà tan hoàn toàn 1.2 gam Kim loại M  vào dung dịch HNO3 dư thu được 0.224 lít khí N2 duy nhất ở đktc . Kim loại M là :

   A- Mg                           B- Fe                          C- Al                              D- Cu

Câu 99:       Cho 40.5 gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 10.08 lít khí X ở đktc ( không có sản phẩm khử nào khác ) . X là

              A.NO2                     B.NO                        C. N2O                  D. N2

Câu 100:   Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm Al,Fe vào 1 lít dung dịch AgNO3 0.1 M  và Cu(NO3)2 0.2 M .Sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Z ( không tác dụng với dung dịch HCl ) và dung dịch T không còn màu xanh . Khối lưọng của Z và %mAl trong X là :

       A.  23.6 gam  & 32.53%                         B.  2.36 gam  & 32.53%

      C.   23.6 gam  & 45.53%                         D .  12.2 gam  & 28.27%

Câu 101:   Hoà tan hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dd HNO3 dư sau phản ứng hoàn toàn thu được dd A và 4.4 gam hh khí Y có thể tích 2.688 lít (đktc) gồm 2 khí không màu trong đó có một khí tự hoá nâu ngoài không khí .Số e mà hh X nhường là :

A. 2,53 .1023            B .3,97 .1023           C.3,25 .1023               D. 5,53 .1023 

Câu 102:   Nung 8.4 gam Fe trong không khí sau pư thu được m gam chất rắn X gồm Fe ,Fe2O3 ,FeO , Fe3O4 . Hoà tan hết m gam chất rắn X vào dd HNO3 dư được 2.24 lít khí NO2 ở đktc là sản phẩm khử duy nhất .Giá trị của m là :

              A- 11.2 gam                B- 10.2 gam               C-7.2 gam              D- 6.9 gam

Câu 103:   Để m gam phoi sắt A trong không khí sau pư thu được 12.0 gam chất rắn B gồm FeO ,Fe2O3 ,Fe , Fe3O4 . Cho B tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 dư được 2.24 lít khí NO ở đktc là sản phẩm khử duy nhất .Giá trị của m là :

A- 11.2 gam   B- 10.08 gam     C-11.08 gam    D- 1.12 gam

Câu 104:   Cho 3.04 gam hợp kim Fe ,Cu tan hoàn toàn trong dd HNO3 nóng thì thu được 1.792 lít khí NO ,NO2 ở đktc có tỷ khối hơi đối với H2 là 21 . %mCu và %mFe  lần lượt là :

     A-63.16% và 36.84 %                                  B- 50% và 50 %    

     C- 27.1% và 72.9 %                                      D- 19.4% và 80.6%    

 

GV Bùi Ngọc Sơn – THPT Võ Nguyên Giáp  1

 

nguon VI OLET