khung1khung3khung4 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON

 

bs00554_ 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN

MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

 

 GIẢNG VIÊN: TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA

 NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG

 LỚP: CĐ TIỂU HỌC B – K40

 

 

 

 

khung2

Cứ đến hẹn lại lên, sinh viên cao đẳng sư phạm năm hai và đại học năm ba lại được đi kiến tập. Kiến tập là cơ hội để sinh viên chúng em tiếp xúc với những điều thiết thực nhất, cụ thể nhất. Thời gian kiến tập là một tháng, chưa đủ để học hỏi mọi kinh nghiệm đứng lớp nhưng phần nào đã cung cấp cho em những điều mà ở trường đại học em không tìm thấy. Đó là cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với học sinh, trực tiếp chứng kiến và tham gia các hoạt động của lớp của trường tổ chức, được dự những tiết dạy truyền thống và cả những tiết dạy theo lối mới, hiện đại hơn. Qua đó, em nắm bắt được những bài học kinh nghiệm cho riêng mình. Nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của BGH, giáo viên hướng dẫn cũng như các thầy cô giáo trường Tiểu học Kim Đồng, em được mở mang tầm hiểu biết và thúc đẩy em phải phát huy tính sáng tạo trong giảng dạy ở cấp tiểu học. Bởi lẽ, muốn học sinh sáng tạo, tích cực, năng động thì đội ngũ giáo viên luôn là người dẫn đầu. Chính vì vậy, em đã nung nấu ý tưởng đổi mới phương pháp dạy môn Tiếng Việt, mà bắt nguồn ngay từ học sinh lớp 1 với phân môn học vần.

Dưới đây em xin trình bày cụ thể về ý tưởng tổ chức bài ôn – ơn (tiết 1) có áp dụng công nghệ thông tin ( trình chiếu powerpoint)

  1. NỘI DUNG Ý TƯỞNG
  1. Kiểm tra bài cũ:

Trước đây, GV thường kiểm tra bài cũ của HS bằng cách cho đọc lại bài của tiết trước. Như vậy sẽ không phát huy được tính tích cực, không tăng được vốn từ của HS. Thay vào đó, chúng ta có thể kiểm tra bằng nhiều cách mới. Trong đó có:

-         Tạo thành một trò chơi, chẳng hạn chọn hoa đọc tiếng,từ hoặc câu ngoài bài chứ không nằm trong sách giáo khoa.

-         Tìm và viết tiếng, từ hoặc câu mang vần của bài cũ vào bảng con. Sau đó, đọc và sửa bài cho nhau.

Lúc này, HS tha hồ chọn được những tiếng, từ thậm chí câu mà mình biết, mình thích có chứa vần cũ. Buộc phải suy nghĩ, tư duy HS sẽ ôn bài tốt hơn; biết sửa bài cho bạn cũng là cách để HS được học thêm một lần nữa.

  1. Bài mới:
  1. Dạy vần ôn-ơn:

Xưa nay, HS quen với cách học hết vần ôn rồi mới sang vần ơn theo thứ tự từ vần - tiếng khóa – từ khóa (con chồn-chồn-ôn; sơn ca-sơn-ơn). Cứ theo mạch như vậy từ bài này qua bài khác thì rất nhàm chán. Để giảm đi phần nhàm chán đó, GV có thể cho HS nhận diện từ trước, phát hiện tiếng nào đã học rồi tiếng nào là tiếng mới, trong tiếng mới âm nào đã biết và còn lại là vần mới. Đó chính là quy trình ngược so với truyền thống. Giúp HS vừa nhớ được bài cũ, vừa nắm bài mới một cách linh hoạt, sinh động. Cả 2 vần đều theo quy trình ngược hoặc học vần 1 theo quy trình cũ sau đó sang vần 2 mới đi ngược lại từ từ khóa đến vần mới. Bên cạnh đó, hình ảnh để giới thiệu từ khóa không nhất thiết phải giống như trong sách giáo khoa.

  1. Đọc từ ứng dụng:

Để phát huy tính chủ động, khả năng làm việc nhóm của HS chúng ta có thể làm như sau:

-         Chia nhóm, HS làm việc nhóm. Phát cho mỗi nhóm các thẻ từ đã được chuẩn bị sẵn, trong đó có cả từ trong bài và ngoài bài.

-         Nhóm trưởng có nhiệm vụ phát cho mỗi bạn 2 thẻ tiếng bất kì. Cá nhân tự đọc.

-         Nhóm thảo luận ghép các tiếng thành các từ thích hợp gắn vào bảng cài nhóm và gạch chân tiếng mang vần vừa học (ôn – ơn), rồi đọc cho nhau nghe.

Các nhóm thi đua, 2 nhóm nhanh nhất gắn bảng cài nhóm lên bảng. GV cho HS đọc và phân tích từ. GV chỉ là người quan sát, nhận xét chung lại và giải thích nghĩa của từ kèm hình ảnh minh họa cho HS dễ hình dung. Có như vậy, HS mới tăng thêm được vốn từ và không bị phụ thuộc vào sách giáo khoa quá nhiều.

  1. Thư giãn:

Phần này chiếm số lượng thời gian rất nhỏ trong một tiết học, nhưng lại không kém phần quan trọng. Đây chính là lúc HS được giải lao để bắt đầu học phần tiếp theo tốt hơn. Vậy làm thế nào để phần thư giãn này thật sự có ý nghĩa và bổ ích?

Theo cá nhân em, chúng ta có thể cho cả lớp đứng tại chỗ, hát một bài hát kèm vỗ tay hoặc múa động tác đơn giản. Nhưng điều đặc biệt ở đây là không hát lời bài hát nữa mà thay vào đó là 2 vần vừa mới học. Cụ thể với bài này, chẳng hạn em cho lớp hát bài Cả nhà thương nhau:

Ôn ôn ôn, ồn ôn ốn ồn. Ơn ơn ơn, ơn ơn ớn ơn.... ( Ba thương con thì con giống mẹ, mẹ thương con thì con giống ba)

HS sẽ hát theo nhạc trưởng là GV: GV chỉ vào vần nào thì HS sẽ ráp vần đó vào bài hát.

   Hình thức này giúp HS vận động cả thân thể và tính nhanh nhẹn; thoải mái, vui vẻ hơn, không cảm thấy nhàm chán với tiết học.

  1. Hướng dẫn viết bảng con: ôn, ơn, chồn, sơn

-         GV không nhất thiết phải nhắc lại cách viết (điểm đặt bút, điểm dừng bút). GV nên hỏi: Cách viết 2 vần này gần giống vần nào đã học? HS sẽ phát hiện ra là gần giống vần on. GV tiếp tục hỏi: Muốn viết được ôn, ơn ta viết như thế nào?

HS dễ dàng nhận biết được là thêm dấu mũ ô, và dấu ơ. Tập thói quen cho HS tự đổi bảng sửa bài cho nhau, nhận ra điểm sai, chưa đẹp của bạn.

   Đây là cách phát huy tính tích cực của HS- HS không chờ GV hướng dẫn mà phải tự suy nghĩ.

-         Trong sách giáo khoa, phần luyện viết bảng con là từ: con chồn, sơn ca. Nhưng em cho rằng tiếng con và tiếng ca đã học rồi nên không cần thiết phải hướng dẫn viết lại; thêm vào đó, ở tiết 2 phần luyện viết cũng được viết nhiều hơn ở vở tập viết. Thay vào đó, chỉ cần hướng dẫn cho HS viết tiếng mới là chồn, sơn và dành thời gian cho HS tự đổi bảng sửa bài cho nhau.

  1. Củng cố:

Tổ chức một trò chơi nhỏ: đuổi hình bắt chữ - hình ảnh mang tiếng có vần ôn  ơn: cây côn, sơn nhà, số bốn, tấm tôn,...

  1. LƯU Ý – CHUẨN BỊ
  1. Lưu ý:

-         Ý tưởng này được áp dụng đối với mô hình làm việc nhóm (4HS/nhóm)

-         Hình ảnh sinh động, phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

-         Phải đảm bảo được thời gian quy định của một tiết.

  1. Chuẩn bị:

-         Thiết kế trò chơi chọn hoa đọc từ, hình ảnh minh họa cho từ khóa, từ ứng dụng, trò chơi đuổi hình bắt chữ trên powerpoint.

-         Chữ mẫu cho: ôn – ơn – chồn – sơn.

nguon VI OLET