UBND HUYỆN TÂN CHÂU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Số: 541/PGDĐT-THCS

V/v Tổ chức Cuộc thi KHKT dành cho

học sinh THCS năm học 2019-2020

       Tân Châu, ngày 21 tháng 10 năm 2019

 

Kính gởi: Hiệu trưởng các Trường trung học cơ sở trong huyện.

 

Căn cứ Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 38) và Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 32);

Căn cứ Công văn số 211/SGDĐT-GDTrH, ký ngày 20/9/2019 của Sở GDĐT Tây Ninh về việc tổ chức cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp tỉnh  năm học 2019-2020.

Phòng GDĐT Tân Châu tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS cấp huyện, cụ thể như sau:

I. Mục đích

- Khuyến khích học sinh trung học cơ sở NCKH; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn;

- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục;

- Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.

- Khuyến khích các đơn vị và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh THCS;

- Tạo cơ hội để học sinh THCS giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương.

 II. Tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học

Để tổ chức hoạt động NCKH của học sinh trung học và chuẩn bị tham gia Cuộc thi năm học 2019-2020, Phòng GD&ĐT hướng dẫn các đơn vị thực hiện một số công việc sau:

1. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác NCKH của học sinh trung học và các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT về Cuộc thi đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh.

 1


2. Lập kế hoạch, tổ chức triển khai công tác NCKH của học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đặc điểm của địa phương, đối tượng học sinh, chương trình, nội dung dạy học. Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm NCKH, giáo viên đã hướng dẫn học sinh NCKH, giáo viên đã thực hiện đề tài NCKH sư phạm ứng dụng; đưa nội dung hướng dẫn học sinh NCKH vào sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong quá trình học tập, các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh.

3. Phát triển Câu lạc bộ KHKT nhằm tạo môi trường cho học sinh nghiên cứu, chia sẻ về kiến thức, kỹ năng và các sản phẩm NCKH; giúp đỡ học sinh trong việc tiếp cận và vận dụng các phương pháp NCKH và sản phẩm khoa học vào thực tiễn; rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho hoạt động NCKH, học tập và trong cuộc sống.

4. Phối hợp với các trung tâm khoa học công nghệ; Sở Khoa học và Công nghệ; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; các nhà khoa học; cha mẹ học sinh trong việc hướng dẫn và đánh giá các dự án khoa học của học sinh; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho học sinh NCKH và tham gia Cuộc thi.

5. Thủ trưởng các đơn vị, trường học phân công giáo viên hướng dẫn học sinh NCKH. Đối với giáo viên có đóng góp tích cực và có học sinh đạt giải trong Cuộc thi có thể được xem xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên xét đi học tập nâng cao trình độ, được xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi xét tặng các danh hiệu khác.

III. Tổ chức Cuộc thi năm học 2019-2020

1. Đối tượng dự thi

Học sinh lớp 8, 9 (cấp THCS)  đang theo học tại các trường trong huyện.

2. Nội dung và hình thức thi

2.1. Nội dung

- Nội dung thi là kết quả nghiên cứu của các dự án, dự án, công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật (sau đây gọi chung là dự án) thuộc các lĩnh vực của Cuộc thi (xem phụ lục 4);

- Dự án có thể của 1 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc của nhóm 2 học sinh (gọi là dự án tập thể). Dự án tập thể phải có sự phân biệt mức độ khác nhau đóng góp vào kết quả nghiên cứu của người thứ nhất (nhóm trưởng) và người thứ hai. Mỗi học sinh chỉ được tham gia 01 dự án.

2.2. Hình thức thi

Dự án dự thi được trưng bày tại khu vực trưng bày của Cuộc thi, tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày dự án và trả lời phỏng vấn của Ban giám khảo. Đối với các dự án là mô hình, kích thước lớn, tác giả có thể thiết kế

 1


poster, file trình chiếu, quay video mô tả quá trình thực hiện.

3. Yêu cầu đối với dự án dự thi

3.1. Đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình.

3.2. Nếu dự án dự thi là một phần của một dự án lớn hơn thì học sinh có dự án dự thi (sau đây gọi tắt là thí sinh) phải là tác giả của toàn bộ dự án dự thi.

3.3. Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục trong khoảng từ tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi đến trước ngày khai mạc Cuộc thi 30 ngày.

3.4. Nếu dự án thi được nghiên cứu trong thời gian nhiều hơn 12 tháng thì chỉ đánh giá những phần việc được nghiên cứu trong thời gian quy định tại khoản 3 Điều 4-Thông tư 38.

3.5. Các dự án tập thể không được phép đổi các thành viên khi đã bắt đầu thực hiện dự án.

3.6. Những dự án nghiên cứu có liên quan đến các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất ảnh hưởng đến môi trường không được tham gia Cuộc thi.

3.7. Những dự án dựa trên những nghiên cứu trước đây ở cùng lĩnh vực nghiên cứu có thể tham gia dự thi; những dự án này phải chứng tỏ được những nghiên cứu tiếp theo là mới và khác với dự án trước.

3.8. Dự án phải đảm bảo yêu cầu về trưng bày theo quy định của ban chỉ đạo Cuộc thi. Không trưng bày những vật không được phép trưng bày tại Cuộc thi (Phụ lục II-Thông tư 38).

4. Yêu cầu đối với thí sinh và người hướng dẫn nghiên cứu

4.1. Đối với thí sinh: thí sinh là học sinh lớp 8, 9 và phải có đủ các điều kiện sau:

- Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi.

- Mỗi thí sinh chỉ được tham gia vào 01 dự án dự thi.

4.2. Đối với người hướng dẫn:

 Mỗi dự án dự thi có 01 giáo viên trung học (đang công tác tại đơn vị có học sinh dự thi) bảo trợ, do thủ trưởng đơn vị có học sinh dự thi ra quyết định. Một giáo viên được bảo trợ tối đa 02 dự án KHKT của học sinh trong cùng thời gian. Người bảo trợ chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của các dự án dự thi và phải kí phê duyệt Kế hoạch nghiên cứu trước khi học sinh tiến hành nghiên cứu.

Ngoài người bảo trợ, dự án dự thi có thể có thêm người hướng dẫn khoa học là các nhà khoa học chuyên ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học công nghệ. Trường hợp dự án có nhà khoa học chuyên ngành tham gia hướng dẫn thì phải có xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành đó (Phiếu xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành).

 1


5. Yêu cầu đối với đơn vị dự thi

5.1. Mỗi trường THCS là một đơn vị dự thi.

5.2. Số lượng dự án đăng ký dự thi: Mỗi đơn vị phải có ít nhất 01 dự án dự thi.

     6. Tổ chức thi cấp huyện:

- Các đơn vị phát động phong trào cuộc thi KHKT ngày từ đầu năm học tuyển chọn dự án cấp trường, xây dựng dự án đăng ký dự án dự thi cấp huyện về Phòng GDĐT chậm nhất 16 h00 ngày 21/11/2019, hồ sơ gồm gồm:

1/ Bản đăng ký dự thi (xem phụ lục 1);

2/ Dự án dự thi hoàn chỉnh (xem phụ lục 3): 03 bộ/dự án;

*Lưu ý: Các loại hồ sơ này gửi bằng văn bản chính chức (có đóng dấu) và có kèm theo tập tin trên TIC-Offic - mục trao đổi với đ/c Thành ( hoặc đĩa CD) để Ban tổ chức cấp huyện chuyển cho các giám khảo nghiên cứu.

- Ngày bảo vệ dự án chính thức: Lúc 07:30 ngày 5/12/2019 tại Phòng GDĐT.

7. Tham gia thi cấp tỉnh:

- Qua kết quả thi cấp huyện, Phòng GDĐT tuyển chọn dự án đạt giải cao đề nghị các đơn vị điu chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh dự án và nộp hồ sơ đăng ký dự thi về Sở GDĐT Tây Ninh chậm nhất 16:00 ngày 31/12/2019 gồm:

1/ Bản đăng ký dự thi (xem phụ lục 1);

2/ Dự án dự thi hoàn chỉnh (xem phụ lục 3): 04 bộ/dự án ;

- Bảo vệ dự án chính thức: từ ngày 16/01/2020 đến 18/01/2020 tại Trường THPT Tây Ninh.

8. Kinh phí thực hiện: Thực hiện theo chế độ hiện hành.

9. Tiêu chí đánh giá dự án khung điểm xếp giải Cuộc thi KHKT cấp huyện

9.1. Tiêu chí đánh giá dự án dự thi

- Dự án khoa học

+ Câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm;

+ Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;

+ Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 20 điểm;

+ Tính sáng tạo: 20 điểm;

+ Trình bày (gian trưng bày và trả lời phỏng vấn): 35 điểm.

- Dự án kĩ thuật

+ Vấn đề nghiên cứu: 10 điểm;

 1


+ Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;

+ Tiến hành nghiên cứu (xây dựng và thử nghiệm): 20 điểm;

+ Tính sáng tạo: 20 điểm;

+ Trình bày (gian trưng bày và trả lời phỏng vấn): 35 điểm.

9.2. Khung điểm xếp giải Cuộc thi KHKT cấp huyện:

- Về khung điểm: Giải nhất từ 80 điểm đến 100 điểm; giải nhì từ 65 điểm đến dưới 80 điểm; giải ba từ 50 điểm đến dưới 65 điểm.

- Xếp giải theo lĩnh vực chuyên môn: Tiến hành xét điểm theo từng lĩnh vực dự thi    (chuyên môn Lý – Hóa – Sinh) trên cơ sở kết quả chấm dự án dự thi, không phân biệt dự án cá nhân hay dự án tập thể; được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm của dự án dự thi ở từng lĩnh vực.

10. Một số lưu ý đối với thí sinh dự thi

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học là cuộc thi được tổ chức hàng năm, quyền lợi mang lại cho học sinh tham dự là rất thiết thực như: chính sách ưu tiên, khuyến khích cho học sinh THCS tham gia thi tuyển 10 (ở vòng thi cấp tỉnh) và các chính sách xã hội khác;

Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các trường triển khai thực hiện nghiêm túc./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT, THCS.

  KT.TRƯỞNG PHÒNG

 PTRƯỞNG PHÒNG

 

 

 

      Nguyễn Việt Quang

 1


Phụ lục 1.         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị: ………………………………..       Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc

…….., ngày….. tháng……năm 2019

 

BẢN ĐĂNG KÝ DỰ THI

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật học sinh THCS vòng huyện năm học 2019-2020

 

Kính gửi:  Phòng GDĐT Tân Châu ( Bộ phận THCS)

 

TT

Tên Dự án

Dự án thuộc lĩnh vực

Họ và tên học sinh thực hiện dự án

Họ và tên GV hướng dẫn

Ghi chú

Học sinh thứ nhất

Lớp

Học sinh thứ hai

Lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Chuyên môn THCS.

- Lưu VT.

                                  Thủ trưởng đơn vị

                        (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

(Nộp chuyên môn THCS chậm nhất 16:00 ngày 21/11/2019  bằng file excel)

 1


Phụ lục 2: Hướng dẫn cụ thể cho các nội dung có liên quan trong dự án nghiên cứu

1. Nghiên cứu trên con người

- Đối tượng: Mô tả ai sẽ là đối tượng trong nghiên cứu của bạn (độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc/chủng tộc). Xác định rõ các thành phần dân cư có thể bị tổn thương (dân tộc thiểu số, phụ nữ mang thai,tù nhân, người tâm thần, người có hoàn cảnh đói nghèo).

- Lựa chọn: Bạn tìm đối tượng nghiên cứu đâu? Họ được mời tham gia như thế nào?

- Phương pháp: Những người tham gia sẽ được yêu cầu làm gì? Có sử dụng việc điều tra, bảng hỏi hay kiểm tra gì không? Tần suất và thời gian dành cho cho mỗi chủ đề như thế nào?

- Đánh giá rủi ro:

+ Rủi ro: Những rủi ro hay sự bất tiện có thể có (về thể chất, tâm lý, thời gian, xã hội, pháp luật) đối với những người tham gia là gì? Có thể làm giảm thiểu những rủi ro như thế nào?

+ Lợi ích: Liệt kê những lợi ích có thể có đối với xã hội hay đối với những người tham gia.

- Bảo vệ sự riêng tư: Sẽ có các thông tin cá nhân nào (ví dụ như tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ email) được thu thập? Các dữ liệu được giữ bí mật hay nặc danh? Nếu là nặc danh, hãy mô tả các thông tin nặc danh được thu thập như thế nào? Nếu không nặc danh, thủ tục để bảo đảm an toàn, bí mật như thế nào?

Các dữ liệu sẽ được lưu trữ ở đâu? Ai sẽ truy cập các dữ liệu đó? Bạn sẽ làm gì với những dữ liệu đó sau khi kết thúc nghiên cứu?

- Thủ tục cho phép thông tin: Hãy mô tả bằng cách nào bạn sẽ thông báo cho những người tham dự về mục đích nghiên cứu, họ sẽ được yêu cầu làm gì, sự tham gia của họ là tình nguyện và họ có quyền dừng lại bất kì lúc nào?

2. Nghiên cứu trên động vật có xương sống

- Trình bày và phân tích ngắn gọn về các khả năng có thể đối với việc sử dụng động vật có xương sống và trình bày chi tiết lập luận cho việc sử dụng động vật có xương sống.

- Giải thích các tác động hoặc đóng góp có thể có của nghiên cứu này.

- Trình bày chi tiết toàn bộ thủ tục được sử dụng:

+ Bao gồm các phương pháp được sử dụng để giảm thiểu sự bất tiện, sự buồn bực, đau đớn hay bị thương gây ra cho động vật trong thời gian thí nghiệm.

+ Mô tả chi tiết lượng hóa chất hay đơn thuốc được sử dụng.

- Mô tả chi tiết số lượng động vật, loài, giống, giới tính, tuổi, nguồn gốc…, bao gồm cả sự lập luận về số lượng động vật dùng cho nghiên cứu.

- Mô tả chi tiết chuồng trại và sự giám sát chăm sóc hàng ngày.

- Mô tả chi tiết cách xử lý số động vật sau khi nghiên cứu.

3. Tác nhân sinh học nguy hiểm

- Hãy mô tả quá trình đánh giá và xác định mức độ an toàn sinh học.

- Nêu nguồn gốc của chất, nguồn gốc và giống tế bào đặc trưng.

 - 1 -


- Mô tả chi tiết sự cảnh báo an toàn.

- Trình bày và phân tích các cách tiêu hủy sau khi nghiên cứu.

4. Hóa chất, hoạt động và thiết bị nguy hiểm

- Mô tả tiến trình đánh giá rủi ro và các kết quả.

- Mô tả chi tiết lượng hóa chất và đơn thuốc sử dụng.

- Mô tả sự cảnh báo an toàn và tiến trình giảm thiểu rủi ro.

- Trình bày và phân tích các phương pháp tiêu hủy.

 

______________

 - 1 -


Phụ lục 3

Quy định về trình bày dự án dự thi hoàn chỉnh

Kèm theo Công văn số         /PGDĐT-THCS ngày      //2019

---------

 

1. Cách trình bày dự án dự thi

- Ngôn ngữ và hình thức trình bày:

+ Ngôn ngữ: Tiếng Việt.

+ Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.

+ In trên một mặt giấy A4 (210 x 297 mm). Cỡ chữ Times New Roman 13 của hệ soạn thảo MS Word hoặc tương đương. Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo giản khoảng cách giữa các chữ; giản dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3,5cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía cuối mỗi trang giấy.

+ Tất cả các chương, phần, mục, tiểu mục phải dùng chữ số tự nhiên, không được dùng số la mã.

- Quy định khác:

+ Mẫu trình bày trang bìa dự án nghiên cứu dự thi:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - 1 -


+ Mẫu trình bày mục lục dự án dự thi:

 

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

Lý do chọn dự án ........

………….

…………

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ (nếu có)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

  Trang

 

2. Một dự án dự thi phải đảm bảo các nội dung sau

2.1. Trang bìa và mục lục

2.2 Tên dự án/dự án

2.3. Tên tác giả/nhóm tác giả

2.4. Nghiên cứu tổng quan

- Lý do chọn đề tài

- Câu hỏi nghiên cứu/Vấn đề nghiên cứu/Giả thuyết nghiên cứu.

- Thiết kế và phương pháp nghiên cứu

- Tiến hành nghiên cứu

2.5. Kết quả và bàn luận

- Kết quả nghiên cứu: các dữ liệu, thống kê, biểu đồ, công thức, hình ảnh…

- Bàn luận: Bàn luận trọng tâm của báo cáo. Phân tích kết quả và ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu, so sánh kết quả với các nghiên cứu khác…

2.6. Kết luận và kiến nghị

2.7. Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo được xếp thứ tự theo năm công bố kết quả (hay năm phát hành) từ trước đến hiện tại quy định cụ thể như sau:

- Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)

- “năm công bố”, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

- “tên bài báo”, (đặc trong ngoặc kép, không in nghiên, dấu phẩy cuối tên)

- Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiên, dấu phẩy cuối tên)

- Tập (không có dấu ngăn cách)

- (sổ), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

- các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)

 

Ví dụ:

Tiếng Việt

[1] Bộ Nông nghiệp & PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) phát triển lúa lai, Hà Nội…………………

 - 1 -


[5] Võ Thị Kim Huệ (2000), Nghiên cứu chuẩn đoán và điều trị bệnh ……, Luận án Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

Tiếng Anh

[6] Anderson, J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case, American Economic Review, 75(1), pp. 178-90.

[7] Boulding, K.E. (1995), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London

……………………………………………………...

 

3. Tóm tắt dự án (trình bày bằng poster)

Đi kèm với bản báo cáo khoa học là một bản tóm tắt dài tối đa 250 từ. Tóm tắt cần ngắn gọn và rõ ràng, nêu bật ý tưởng nghiên cứu và những kết quả quan trọng nhất mà nghiên cứu đã thu được. Tóm tắt gồm các nội dung:

3.1. Tên dự án/dự án

3.2. Tên tác giả/nhóm tác giả

3.3. Nghiên cứu tổng quan

- Lý do chọn đề tài

- Câu hỏi nghiên cứu/Vấn đề nghiên cứu/Giả thuyết nghiên cứu.

- Thiết kế và phương pháp nghiên cứu

- Tiến hành nghiên cứu

3.4. Một số kết quả chính

3.5. Kết luận khoa học

 

_______________

 

 - 1 -

nguon VI OLET