ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CÔNG CHỨC NĂM 2014
NỘI DUNG 2- Kiến thức chuyên môn
CHƯƠNG TRÌNH GDMN
PHẦN I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẪU GIÁO
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Thực hiện các vận động cơ bản vững vàng, đúng tư thế.
- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.
- Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay
- Có một sô hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khoẻ.
Có một số thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo an toàn của bản thân.
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.
- Có khả năng diên đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói…) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.
- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán.
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày.
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…).
- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
- Có một số kỹ ăng ban đầu về việc đọc và viết.
IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI
- Có ý thức về bản thân.
- Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.
- Có một số kỹ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ.
- Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.
V. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Có khả năng cảm nhận được vẻ đẹp trong nhiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.
- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.
- Yêu thích, hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật.

PHẦN II. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ
A. TỔ CHỨC ĂN, NGỦ, VỆ SINH
I. TỔ CHỨC ĂN
1. Số lượng và chất lượng bữa ăn
a ) Nhu cầu năng lượng:
Theo quyết định số 2824/2007/QĐ- BYT ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ Y tế về việc phê duyệt “Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam” nhu cầu khuyến nghị về năng lượng trong một ngày cho một trẻ.
+ Ở độ tuổi mẫu giáo là 1470 kcal/ngày
+ Ở độ tuổi nhà trẻ là 1180 kcal/ngày
Trong thời gian ở trường mầm non, trẻ cần được ăn tối thiểu:
+ Ở độ tuổi mẫu giáo : 1bữa chính + 1 bữa phụ (khoảng 735- 882 kcal/ngày)
+ Ở độ tuổi nhà trẻ là: 2bữa chính + 1 bữa phụ (khoảng 708 -826 kcal/ngày)
Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng cần cân đối:
Các chất cung cấp năng lượng
Nhà trẻ
Mẫu giáo

Chất đạm (Protit)
12 - 15 %
15%

Chất béo (Lipit)
35 - 40 %
25%

Chất bột (Gluxit)
45 - 53 %
60 %

Đối với trẻ béo phì, năng lượng do chất béo và chất bột đường cung cấp nên ở mức tối thiểu, đồng thời tăng cường cho trẻ ăn nhiều các loại rau, củ, quả và tích cực vận động.
b) Lượng thực phẩm:
- Mỗi bữa ăn chính
+ Trẻ mẫu giáo ăn 300- 400g kể cả cơm và thức ăn (khoảng 2 bát) với đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, béo, đường, muối khoáng và sinh tố. Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong gạo, đậu, đỗ, thịt, cá trứng tôm, rau, đậu, lạc
nguon VI OLET