HMEDEVAL 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề tài: Trình bày một ý tưởng mới trong dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học

I.  Lý do chọn đề tài.

- Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm

Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách được tôn kính trong trường học, đó là một trong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hoá

Phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ: Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh, phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.

Với tầm quan trng như vậy sau đây em xin trình bày một số ý tưởng trong dạy học phân môn tập đọc ở tiểu học ( lớp 3).

II. Nội dung ý tưởng

2. 1 trong quá trình dạy học Gv ( giáo viên ) quan sát học sinh thông qua các bài tập đọc sau đó sẽ xếp chỗ cho các em đọc nhỏ hay sai ngồi gần em đọc đúng, to, rõ ràng để các em có thể giúp bạn đọc tốt hơn

2.2 Vì tiết học môn tập đọc các em thường không chú ý, không thích ngồi đọc. Gv có thể khuyến khích các em bằng cách thi đua nhóm bạn đọc tốt gồm từ 2 đến 4 em một nhóm tùy giáo viên tổ chức, có thể tạo nhóm bằng trò chơi “ kết bạn kết bạn” . Với cách thi đua này Gv cho học sinh tự đặt tên nhóm rồi ghi vào tờ giấy A0 treo ở cuối lớp. Sau mỗi tiết học nhóm nào có thành viên trong nhóm đọc tốt

 

nhất ( đúng, to, rõ ràng, truyền cảm) sẽ được kẻ 1 gạch vào phần tên của nhóm mình. Sau mỗi học kì nhóm nào đọc tốt nhất sẽ có phần thưởng. Đối với cách này Gv phải chú ý với các em là tất cả thành viên trong nhóm đọc tốt mới được tính chứ không chỉ một vài bạn, cũng có thể gợi ý cho các em luyện đọc cho nhau.

      Tạo động lực, cho các em muốn được ghi vào bảng thi đua sẽ cùng nhau cố gắng

2.3 Phần bài mới

-         Giới thiệu bài: Có thể dùng tranh ảnh, đặt câu hỏi nêu vấn đề... để gây hứng thú, tạo nhu cầu đọc bài ở học sinh. Không nên nói hết nội dung bài trong phần giới thiệu vì sẽ áp đặt trước nội dung cho học sinh, trong khi lẽ ra nó là cái đích mà học sinh cần khám phá.

-         Đọc mẫu : thường thì giáo viên đọc mẫu một lần sau đó Hs ( học sinh ) sẽ đọc nối tiếp. Thay vì vậy ở đây Gv nên đọc hai lần.Đọc mẫu lần một xong một chú ý cho các em tốc độ đọc, sau đó sẽ cho các em gạch chân bằng bút chì vào dưới chân từ các em hay đọc sai. Sau đó Gv đọc lại lần hai và ở lần này Các en sẽ chú ý đến tốc đọ đọc và những từ có giáo cho gạch chân nên khi tự đọc ít sai hơn do vừa có mẫu cô đọc trực tiếp. Tránh được việc giáo viên chỉ nói không đọc lại các em không hiểu và đỡ tốn thời gian hơn để sửa lỗi ở phần sau.

 

-         Hướng dẫn luyện đọc: phần này em có một số ý kiến thay đổi như sau:

+ Phần luyện đọc câu: Gv cho Hs đọc nối tiếp và sửa lỗi từng học sinh sai đâu sửa đó ( vì Gv đã chú ý ở phần trước ở đây Hs sẽ ít mắc phải lỗi đã gặp). Chú ý những từ Hs đọc sai nhiều ghi bảng cho đọc lại

+ Luyện đọc đoạn: trước khi cho Hs đọc Gv nên giải nghĩa từ mới từ chú giải trước rồi đọc mẫu và đặt câu hỏi vì sao đọc như thế; chỗ nào trong cách đọc của mình làm học sinh thích. Cho Hs luyện đọc theo nhóm đã chia ( mục 2.2) mỗi Hs đọc một đoạn Gv nên gọi kì thành viên trong nhóm để đạt được hiệu quả cho hoạt động đã tổ chức ( mục 2.2 ).

Vì ở phần này học sinh phải đọc diễn cảm mà đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm… phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. ở Tiểu học, khi nói đến đọc diễn cảm, người ta thường nói về một số kĩ thuật như ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ và ngữ điệu. Nên chỉ có hiểu bài Hs mới thể hiện được cảm xúc khi đọc những đoạn thể hiện tâm trạng cảm xúc cũng như ngắt giọng biểu cảm. Do đó Gv nên cho phần giải nghĩa từ mới lên đầu để Hs hiểu được chứ không nên vữa đọc vừa giải thích hoặc đọc xong rồi giải thích.

+ Đọc hiểu: gọi học sinh đọc toàn bộ câu hỏi trước ( định hướng mục đích đọc bài ). Thay vì đọc xong mới đọc câu hỏi hỏi hay đọc quá nhiều lần cho một câu hỏi. Sau đó cho Hs đọc thầm. Quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và cả bài nên để thời gian vừa phải không để quá lâu vì sẽ mất tập trung nếu đọc quá chậm. Nêu thời gian trước khi cho Hs đọc tránh tình trạng hs lề mề không chú tâm. Gv cho học sinh đọc thầm cả bài rồi đọc từng đoạn để tìm câu trả lời.Tùy tốc độ đọc của Hs mà Gv nên dần cắt giảm thời gian cho phép học sinh đọc một đoạn văn tăng khả năng tiếp thu. Gv nhắc nhở các em chỉ đọc bằng mắt không đọc bằng miệng. Thay vì để Hs chỉ đọc trả lời nhẩm trong đầu thì trong quá trình đọc Gv cho Hs lấy bút chì gạch dưới câu trả lời và đánh dấu câu.

Vì theo quan sát của em trong thời gian đi thực tập đa số Hs khi Gv yêu cầu trả lời câu hỏi các em thường chỉ đọc rồi tìm câu trả lời nhẩm trong đầu không thôi chứ không có ghi chép trong khi các em thường quên ngay sau đó. Nên trong quá trình trả lời các em mất thời gian tìm trong khi lúc nãy các em đã có thời gian trả lời trước rồi. Ngoài nhiều em Hs còn ngồi không đọc mà chỉ nhìn sách cho có. Thì với việc cho các em cầm bút chỉ theo Gv sẽ quan sát xem em nào không đọc và việc chỉ bút theo cũng tăng tốc độ đọc thầm và khả năng quan sát của mắt tránh việc đọc đi đọc lại khi nhìn không bằng mắt vì các em còn nhỏ nên hay mắc lỗi này. Giúp quan sát Hs và cũng để học sinh nhớ câu trả lời không mất thời gian khi đứng lên tìm lại câu trả lời. Nên em có ý tưởng thay đổi ở phần đọc hiểu như trên.

                 Vd:

1. Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào ?

      Hôm nay đã là hai mươi tám tết. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người. Uyên cùng các bạn đi giữa rừng hoa như đi trong mơ. Đang ríu rít chuyện trò, cả nhóm bỗng sững lại vì tiếng gọi :

-         Nè sắp nhỏ kia, đi đâu vậy ?

 

 

 

 

 

nguon VI OLET