BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON

 

 

 

 

 

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Dương Quốc Hoà

Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Lớp: ĐH Tiểu Học A-K4

 

 

Năm học 2016 – 2017

 

 

 

 

ĐỀ BÀI: TRÌNH BÀY MỘT Ý TƯỞNG MỚI TRONG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC.

  • Trình bày ý tưởng tổ chức một bài dạy.
  • Ý tưởng:

     Bill gates từng nói: “ Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khoá tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời”. Chính kì thực tập vừa qua nhà trường đã tạo điều kiện giúp em thực hành nhằm cũng cố những kiến thức mà em đã học. Qua đó giúp em nhận thấy rằng, trong một tiết học giáo viên không nên chỉ dạy kiến thức một cách khô khan cho học sinh. Theo em, để có một tiết học tốt, thì học sinh phải phát huy được hết tích cực trong học tập, giúp cho tiết học sinh động hơn đặc biệt là môn “tiếng việt”  để làm việc đó thì cần những đặc điểm sau:

-         Một bài giáo án chi tiết bao gồm đầy đủ các nội dung, kiến thức, trình tự hoạt động đó là điều tất yếu không thể thiếu.

-         Đồ dùng dạy học tuỳ theo mỗi bài, mỗi phân môn mà có những đồ dùng khác nhau. Nếu có thể CNTT chính là một sự lựa chọn khéo léo để thu hút các em . Tranh ảnh, clip, .v..v.. sẽ kích thích học sinh vào bài dạy của các cô.

-         Người GV cũng cần phải linh hoạt hơn, trong phương pháp giảng dạy và tuỳ theo các tình huống có thể xảy ra trong tiết mà có cách xử lí để đảm bảo rằng tất cả các em đều tham gia vào hoạt động học.

-         Chúng ta phải xem học sinh như một “đối tác” chứ không phải một học trò để chúng ta dạy.

-         Sự hợp tác giữa thầy và trò là một yếu tố không thể thiếu nó quyết định sự thành công của cả tiết dạy.

 

  • Nội dung ý tưởng: Lên tiết dạy bài tập đọc lớp 4 ( sách thử nghiệm).

TẬP ĐỌC

“ VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI

  1. Khởi động: Ôn bài cũ.

-         Mục đích: tổ chức chơi trò chơi kiểm tra bài cũ vừa kích thích sự hứng thú các em vào bài học, và nhắc lại kiến thức cũ mà các em đã học.

-         Dẫn vào trò chơi “ Theo cô được thấy ở lứa tuổi các em, bạn nào cũng thích chơi trò chơi cả, vậy lớp chúng ta có thích chơi trò chơi không nào ?”

-         HS trả lời. GV mời 5 học sinh lên bảng giúp cô thự hiện trò chơi ( kích thích sự tò mò của các em).

-         HS lên bảng mới bắt đâu giới thiệu trò chơi, luật chơi

-         Tổ chức trò chơi “ Khám phá ngôi sao bí ẩn ” gồm có 5 câu hỏi.

 

-         Mỗi câu hỏi tương ứng với 1 ngôi sao. Có hai loại câu hỏi, 1 loại dành cho cá nhân và 1 loại dành cho cả lớp.( 3 câu hỏi cá nhân, 2 câu hỏi dành cho cả lớp).

+ Câu hỏi dành cho cả lớp là câu trắc nghiệm, cả lớp làm vào bảng con.

+ Câu hỏi cá nhân  là câu hỏi tự luận học sinh chọn trúng phải nêu ra.

+ HS trả lời đúng sẽ được phần quà tương ứng với ngôi sao đã chọn.

+ HS trả lời sai ( cá nhân) thì dưới lớp giơ tay trả lời đúng để dành phần quà ấy.

    Tạo không khí sôi động hơn, tạo sự hứng thú trong học tập, làm cho giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, học sinh được học mà chơi, chơi mà học.

 

  1. Giới thiệu bài mới, chủ đề:

- Cho HS xem clip “ Nghị lực của người phụ nữ không tay, không chân”.

 

 - GV đặt câu hỏi, cho HS trả lời.

- Ai trong lớp đã từng gặp người phụ nữ này rồi?

- Các em đã từng gặp cô ấy ở đâu?

- Nhìn vào người phụ nữ ấy các em thấy được điều gì?

- Vậy các em cho cô biết người giàu nghị lực là  người như thế nào ?

* GV cho HS trả lời tự do trả lời từng câu hỏi một rồi chốt lại dẫn vào chủ đề “ Những con người giàu nghị lực”. Ghi đầu bài lên bảng.

- GV Chiếu tranh lên hỏi HS ( Tranh vẽ gì?)

-         GV cho học sinh trả lời tự do theo ý kiên riêng của mình. GV gọi từ 3 HS trả lời. GV nhận xét chốt ý dẫn vào bài tập đọc  Vua tàu thuỷ “ Bạch Thái Bưởi”.

    Tạo sự liên hệ giúp học sinh dễ trả lời câu hỏi và quan sát biết được những tấm gương giàu nghị lực xung quanh mình. Kích thích sự quan sát của HS.

 

  1. Phát triển các hoạt động:
  • Hoạt động 1: HDHS luyện đọc.

- GV mời HS đọc toàn bài.( cả lớp đọc thầm theo)

- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách chia đoạn.

   - 1 HS chia đoạn.

          +  Đoạn 1: Từ đầu đến …… cho ăn học.

          +  Đoạn 2: Năm 21 tuổi……không nản chí

          +  Đoạn 3: BTB mở công ti…… Trưng Nhị.

          +  Đoạn 4: Còn lại.

Cho HS luyện đọc đoạn.

  - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.

  - 4 HS đọc bài.(cả lớp theo dõi)

  - Lần 1: GV nghe, theo dõi HS đọc.

  - Cho câu dài lên pp chỉ cách ngắt nghỉ.

  - GV đọc mẫu.

  - Cho 2 HS đọc lại câu dài.

  - GV nghe, nhận xét.

  - Lần 2: GV theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi, rút ra từ khó.

  - Đưa phần chú thích vào từng đoạn.( hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, tịnh vượng).

  - 4 HS đọc, đưa phần chú thích vào cho HS giải nghĩa.

  - Lần 3: đọc theo cặp ( thi đọc nhóm đôi)

Gọi HS đại diện cặp đọc nối tiếp lại bài.

- 2 cặp đọc thi với nhau.

- 1 HS nhận xét, khen thưởng.

    HS đọc trơn, lưu loát toàn bài văn, hiểu nghĩa một số từ.

  • Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu bài.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1-2 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: ( 1 HS đọc to đoạn 1-2)

Câu1: BTB xuất thân như thế nào?

Câu 2: Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, BTB đã làm những công việc gì?

Câu 3: Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người có ý chí? 

-         HS trả lời từng câu hỏi, cả lớp nhận xét GV chiếu từng đáp án lên nhận xét chốt ý đoạn 1-2. Khi HS trả lời đối với những câu dễ chọn các bạn HS TB và yếu phát biểu giúp các em xây dựng bài, hiểu bài hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: ( 1 HS đọc to đoạn 3)

+ Câu 1:  Em hiểu “ một bậc anh hùng kinh tế” là anh hùng trên lĩnh vực gì ?

+ Câu 2: BTB đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu nước ngoài như thế nào?

-         HS trả lời từng câu hỏi, cả lớp nhận xét GV chiếu từng đáp án lên nhận xét chốt ý đoạn 3.

-         Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: ( 1 HS đọc to đoạn 4)

+ Câu 3: Em hiểu như thế nào là “ một bậc anh hùng kinh tế”

+ Câu 4: Theo bạn, BTB đã thành công nhờ những lí do gì?

-         Chiếu lại cho HS xem 3 ý chính:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-         GV kết luận nội dung bài học. Hỏi HS câu chuyện khuyên ta điều gì? HS trả lời theo sự hiểu biết của mình rồi GV chốt.

-         Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.

- Chiếu câu hỏi trắc nghiệm.

-         HS chọn đáp án đúng ghi vào bảng con. GV đưa ra đáp án NX.

-         Cũng cố lại kiến thức bài cũ và giúp các em áp dụng thành ngữ bài cũ vào bài mới học mới.

- GV nhận xét, rút ra phần giáo dục.

Giáo dục HS phải chăm chỉ học tập, muốn làm được việc gì phải cố gắng cho dù thất bại không được nản lòng.

    HS hiểu được nội dung bài văn từ đó có giọng đọc phù hợp hơn. Ôn lại kiến thức cũ và giúp các em áp dụng vào làm câu hỏi trắc nghiệm. Khuyến khích HS tranh luận trong nhóm tìm ra câu trả lời trong bài học.

  • Hoạt động 3: HDHS đọc diễn cảm.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đọc diễn cảm theo từng đoạn.

     + Đoạn 1, 2: đọc chậm rãi.

     + Đoạn 3: đọc nhanh ( thể hiện sự cạnh tranh )

     + Đoạn 4: đọc với giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt.

- GV hướng dẫn giọng đọc của bài chú ý  vào từ ngữ cần nhấn mạnh: (con nuôi, độc lập, nản chí, vui lòng, mua xưởng, sửa chữa, kĩ sư, lớn nhỏ, quẩy gánh, hãng buôn, kinh doanh, vận tải, đường thuỷ, bỏ ống thịnh vượng)

- Cho HS đọc lại từ ngữ.

- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3:

- GV đọc mẫu.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. Đọc theo nhóm đôi.

- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn 3 và thi đọc diễn cảm trong bài.

- Chọn 3 em thi đọc diễn cảm với nhau. 

- GV nhận xét, tuyên dương.

 

  1. Tổng kết – dặn dò:

- Tổng kết tiết học tuyên dương.

- Dặn HS về học bài, luyện đọc diễn cảm.

- Chuẩn bị: “ Vẽ trứng”.

Đây là một chút ý tưởng nhỏ nhoi của em, trong việc lên 1 bài giáo án tập đọc khi vừa đi kiến tập về. Em hy vọng thầy tiếp nhận, bỏ qua những thiếu sót và chỉ bảo nhiều hơn ạ.

                         Em xin chân thành cảm ơn thầy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET