TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

    KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON

----

 

 

 

Description: tải xuống (5)

 

 

 

Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC

MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

 

 

 

 

       Giảng Viên:  Th.s TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA

Sinh Viên Thực Hiện:  LÊ THỊ HỒNG HẠNH

                  Lớp:   ĐẠI HỌC TIỂU HỌC B-K4

    MSSV:  1141070108

 

 

Năm học: 2016 - 2017

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

 

 

 

 

KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON

 

Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

 

MÔN : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

 

Đề tài:Trình bày ý tưởng mới trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học.

 

Bài làm

 

Trong suốt 4 tuần được thực tập giảng dạy tại trường tiểu học Thạnh Phú, nhờ sự nhiệt tình  tận tâm giúp đỡ của nhà trường,  đã giúp em học hỏi thêm nhiều ý tưởng hay từ cách dạy mới qua các tiết dạy mẫu và tiết hội giảng của cô hướng dẫn cũng như giáo viên bộ môn. Bản thân em đã được học hỏi, trau dồi cho mình vốn kinh nghiệm cũng như tiếp thu được những cách dạy hay từ các thầy cô đi trước. Và sau đây, em cũng xin trình bày ý tưởng tổ chức một bài dạy thông qua bài Tập đọc lớp 4 “ Ông Trạng thả diều”.

 

     Về cách tổ chức lớp học, không ngồi theo vị trí lớp học truyền thống, mà lớp sẽ được chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6-8 học sinh.

     Khởi động:

Cho 1 học sinh lên tổ chức, điều khiển trò chơi “ Kết bạn”.

Kết thúc trò chơi, những bạn thua sẽ bị bắt lên bảng. Giáo viên đưa ra hình thức phạt nhằm liên hệ bài mới. Với những học sinh bị phạt, em sẽ đưa ra câu hỏi “ Các bạn hãy nêu những tấm gương sáng mà mình đã được biết”. Sau phần trả lời của học sinh, giáo viên chốt ý dẫn dắt vào chủ đề “Có chí thì nên”.

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK, trả lời câu hỏi:

-         Tên chủ điểm nói lên điều gì? => HS trả lời.

     Giới thiệu bài mới:


Giáo viên treo tranh minh họa bài mới, yêu cầu HS quan sát tranh trả lời câu hỏi  “Bức tranh vẽ gì?”  Sau đó giáo viên dẫn vào bài mới.

 

Hoạt động 1: Luyện đọc

     Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm, chia đoạn đúng, ngắt nghỉ hơi.

- 1 HS đọc cả bài trước lớp.

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài ( 2-3 lượt).

- Theo dõi và sửa sai phát âm , ngắt nhịp các câu văn đúng.

- Cho HS tìm hiểu kết hợp giải nghĩa từ ngữ SGK.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi.

- 1 HS đọc cả bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

- giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.(giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng những từ ngữ nói về sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó…) .

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.

-         HS tìm hiểu bài, chia đoạn.

+ Đoạn 1: Gọi 1 HS đọc đoạn 1.

  - HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

+ Đoạn 2: Gọi 1 HS đọc đoạn 2.

  - HS thảo luận nhóm đôi: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?

+ Tương tự tiếp đoạn 3, 4

  - HS thảo luận nhóm đôi: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”?...

  Sau đó 1 HS đọc câu hỏi và mời các bạn lần lượt trả lời.

  - GV cho HS tự nhận xét câu trả lời của bạn.

  - GV chốt ý.

Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.

- HS đọc toàn bài, nêu cách đọc diễn cảm bài văn.

- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm bài văn.

- HS thể hiện cách đọc.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm: hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm lần lượt đọc bài cho nhau nghe, sau đó chọn ra 1 bạn trong nhóm có giọng đọc tốt nhất thi với các nhóm khác.

- GV cùng các nhóm bình chọn giọng đọc hay nhất và tuyên dương.

 Hoạt động nối tiếp:

- HS nêu ý nghĩa.

- GV kết hợp giáo dục HS biết kiên trì, bền bỉ trong học tập.

- Nhận xét tiết học .

    Các lưu ý – chuẩn bị:

-         GV phải đảm bảo được thời lượng cho từng hoạt động.

-         Chuẩn bị tranh ảnh minh họa cho bài học, SGK.

-         Có thể chuẩn bị thêm phần quà nhỏ để khích lệ tinh thần học tập tích cực của một số HS.

 

Trên đây là những ý tưởng đóng góp của em nhằm mong muốn truyền đạt bài học một cách hiệu quả hơn tới học sinh. Nhưng cũng khó tránh khỏi những sai sót ở bước đầu tiếp thu phương pháp mới, mong thầy có thể dành chút thời gian để góp ý, nhận xét cũng như chỉnh sửa những chỗ sai cho em có thể hoàn thiện bài và học hỏi thêm được kinh nghiệm để áp dụng vào nhữn bài giảng sau này. Em xin chân thành cảm ơn thầy.

 

nguon VI OLET