Đ
LỜI NÓI ĐẦU
ảng ta và Bác Hồ coi công tác giáo dục thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng...”.
Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em luôn trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.
Là một người thầy, ai cũng mong ước đem lại những hạnh phúc đơn sơ cho các em, những nụ cười và đôi mắt sáng sung sướng khi các em nhận được những thành tích trong học tập và mong ước sự nghiệp giáo dục của mình một ngày một tốt đẹp hơn. Cho nên việc duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần ở trường tiểu học đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tập của học sinh. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt.
Vì thế, qua nhiều năm đứng lớp bản thân luôn suy nghĩ và đặt cho mình câu hỏi: “Làm thế nào để duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho hoc sinh?”. Đây cũng là một vấn đề giúp các em tiếp thu bài đầy đủ, có kết quả tốt trong học tập và tiếp tục con đường học vấn của mình.
Sau đây xin giới thiệu với các anh chị giáo viên đồng nghiệp về đề tài “Một số biện pháp duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh lớp 2”. Đề tài này là một số kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy, áp dụng và đã đạt được kết quả rất cao trong việc duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho học sinh. Đề tài này cũng mong rằng góp một phần nhỏ vào việc xây dựng tòa nhà giáo dục ngày càng to lớn và vững chắc.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy sau khi tham khảo đề tài, rất hoan nghênh những ý kiến đóng góp của lãnh đạo cấp trên, quý thầy cô giáo cùng các bậc cha mẹ học sinh để đề tài được hoàn thiện hơn, chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường sẽ cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Về mặt lý luận:
Một trong những tư tưởng đổi mới GD&ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho HS, đặc biệt là giảm nguy cơ bỏ học của HS được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân… ( Điều 23-Luật giáo dục).
Về mặt thực tiễn:
Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về hiện tượng HS cá biệt, HS bỏ học tụ tập băng nhóm, gây gổ đánh nhau, có vụ dẫn đến tử vong. Vấn đề này đã trở thành một mối lo ngại của dư luận, nhất là đối với gia đình và nhà trường. Trong đó việc giáo dục, quản lý HS và ngăn chặn nguy cơ bỏ học cũng như đảm bảo chuyên cần của HS là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn không chỉ riêng ngành giáo dục.
Về cá nhân:
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, với trách nhiệm của một GV tiểu học, bất cứ người GVCN nào cũng mong muốn lớp mình phụ trách suốt từ đầu năm đến cuối năm phải đảm bảo về mặt sĩ số và đảm bảo chuyên cần cho HS cũng như phải đạt yêu cầu về mặt chất lượng học tập. Nhưng thực tế vô cùng phức tạp vì đối tượng HS rất đa dạng vì mỗi em có hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau, nếu không khéo thì khó mà duy trì sĩ số lớp đạt như mong muốn. Hiện nay, một số HS thuộc con em gia đình lao động nghèo, từ phương xa đến xã Tân Thành tạm trú, ở
nguon VI OLET