TIẾT 2: Ngày soạn:14/9/2019

BÀI 2: HÌNH CHIẾU

I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
Hiểu được thế nào là hình chiếu.
Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ KT
2. Kỹ năng :
Vẽ được hình chiếu của các vật thể đơn giản.
3.Thái độ :
Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :
Nghiên cứu sách giáo khoa.
Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ các hình ( SGK ).
Các mô hình về mặt phẳng chiếu, các khối hình học
2. Học sinh : Đọc truớc bài 2, bút chì, ê ke.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Bài cũ :
Bản vẽ KT là gì? Lấy ví dụ.
Vai trò của bản vẽ KT đối với sản xuất và đời sống?
3. Bài mới :
Đặt vấn đề :
Để mô tả chính xác hình dạng, kích thước của các vật thể trong KT người ta luôn sử dụng các hình chiếu để biểu diễn. Vậy hình chiếu là gì?
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu.
Cách thức hoạt động của thầy và trò
GV: Cho HS quan sát hình 2.1 SGK
GV làm thí nghiệm như hướng dẫn SGK
HS: Quan sát và nhận xét hình nhận đuợc của vật thể trên mặt phẳng.
( Bóng các vật thể do nguồn sáng chiếu đến gọi là hình chiếu.
HS; Thảo luận và đi đến khái niệm về hình chiếu.
HS nhận xét hình chiếu của một điểm, một đoạn thẳng thông qua thí nghiệm của giáo viên.
GV: Kết luận:
Nội dung kiến thức
I. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CHIẾU
Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn mặt nhìn thấy của vật thể trên mặt phẳng.
Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu.






Hoạt động 2 : Tìm hiểu các phép chiếu
HS: Quan sát hình 2.2 và nhận xét đặc điểm của các tia chiếu trong các hình a, b, c. Thảo luận và đi đến kết luận.
II. CÁC PHIẾP CHIẾU
Phép chiếu vuông góc.
- Phép chiếu song song.
- Phép chiếu xuyên tâm.


Hoạt động3 : Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc
GV: Sử dụng 3 mặt phẳng vuông góc để học sinh hình dung được vị trí các mặt phẳng chiếu.
HS: Xác định được vị trí của mặt phẳng chiếu đứng, mặt phẳng chiếu bằng, mặt phẳng chiếu cạnh.
GV: Đặt hộp diêm trước ba mặt phẳng trên. Dùng nguồn sáng chiếu hộp diêm lên trên ba mặt phẳng chiếu.
HS: Quan sát và nhận xét hình nhận được trên ba mặt phẳng chiếu từ đó có khái niệm về mặt phẳng chiếu.

III. CÁC HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
1. Mặt phẳng chiếu
- Mặt phẳng chiếu đứng (mặt chính diện)
- Mặt phẳng chiếu bằng (Mặt nằm ngang)
- Mặt phẳng chiếu cạnh (Mặt nằm bên)


2. Các hình chiếu:
- Hướng chiếu từ trước tới trên mặt phẳng chiếu đứng ta được hình chiếu đứng.
- Trên mặt phẳng chiếu bằng ta được hình chiếu bằng.
- Trên mặt phẳng chiếu cạnh ta được hình chiếu cạnh.

Hoạt động4 : Tìm hiểu vị trí các hình chiếu trên bản vẽ:
GV: Làm thí nghiệm ở trên 3 mặt phẳng chiếu sau đó quay mặt phẳng chiếu bằng xuống dưới một góc 900, quay mặt phẳng chiếu cạnh sáng trái một góc 900
HS: Nhận xét vị trí của các hình chiếu trên mặt phẳng.
GV: Bổ sung và kết luận
IV. VỊ TRÍ CÁC HÌNH CHIẾU
- Hình chiếu bằng nằm dưới hình chiếu đứng.
- Hình chiếu cạnh nằm bên trái hình chiếu đứng.


4. Cũng cố : GV tóm tắt ý chính của bài.
HS: đọc phần ghi nhớ SGK và phần có thể em chưa biết.
Dùng bài tập 1 SGK để cũng cố
Hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
5. Dặn dò hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
HS trả lời cỏc câu hỏi SGK và làm các bài tập 2, 3 SGK
Về nhà tự làm các bài tập ở bài 3.
Xem trước bài 4 SGK






TIẾT 3: Ngày soạn : 10/9/2012

Bài 4. BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN

I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
-Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp.
Đọc được bản vẽ các khối đa diện ở trên
2. Kỹ năng :
Ứng dụng được bài học, đọc được một số bản vẽ trong thực tế.
nguon VI OLET