Chuyên đề 1: CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ
(Thời lượng: 10 tiết)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nắm chắc và hiểu sâu hơn về chất- nguyên tử- phân tử
Lập được CTHH của chất khi biết hóa trị và xác định được hóa trị của nguyên tố khi biết CTHH của chất.
Biết được một số phương pháp cơ bản để làm bài tập hóa học
2. Kỹ năng:
Rèn luyện các kỹ năng lập CTHH và làm bài tập hóa học.
3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ yêu thích môn học
4. Trọng tâm:
- Các khái niệm, quy tắc hóa trị, cách lập CTHH.
II/ Định hướng phương pháp dạy học:
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tự học và thảo luận theo nhóm học tập
GV giải đáp các thắc mắc và sữa bài tập
III/ Nội dung:
Tiết 1+2: Chất - Nguyên tử
Tiết 3+4: Nguyên tố hóa học- Luyện tập
Tiết 5+6: Phân tử- Luyện tập
Tiết 7+8: Hóa trị- công thức hóa học- Luyện tập
Tiết 9+10: Bài tập vận dụng


TIẾT 1+2: CHẤT – NGUYÊN TỬ.
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Khái niệm chất và một số tính chất của chất. ( Chất có trong các vật thểt xung quanh)
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thu thập xử lí thông tin. Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp.
3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ yêu thích môn học
4. Trọng tâm:
- Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử
5. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực vận dụng KT giải thích các hiện tượng thực tế.
II-Chuẩn bị của GV & HS
1) Chuẩn bị của GV : kiến thức về các khái niệm.
2) Chuẩn bị của HS : Ôn lại các khái niệm đã học
III-Phương pháp/Kỷ thuật dạy học:
IV-Tổ chức các hoạt động dạy học:
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra
3) Bài mới :
3.1) Hoạt động 1 : Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp. Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử.
Mục tiêu : Ôn lại kiến thức của chất tinh khiết, hỗn hợp và cấu tạo của nguyên tử.
Năng lực : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy.
Phương pháp/ kỹ thuật : Đàm thoại
Phương tiện dạy học : Phấn màu.

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

? So sánh và chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa chất tinh khiết và hỗn hợp?
GV: Hướng dẫn HS lập bảng so sánh và hoàn thiện.
? Nguyên tử có những đặc điểm cấu tạo như thế nào?
GV nhận xét.
? Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
GV nhận xét
? Hãy nêu các đặc điểm của 3 loại hạt cấu tạo nên nguyên tử?
? Lớp vỏ nguyên tử có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
GV lập bảng so sánh HS hoàn thiện
?Hãy vẽ sơ đồ các NT: Nhôm(13+); Kali(19+); Nitơ(7+) và cho biết số e, số lớp e, số e ở lớp ngoài cùng của mỗi NT?
GV làm mẫu HS tiếp tục hoàn thành những nội dung còn lại
HS nghiên cứu SGK và hoàn thành nội dung câu hỏi.
HS trả lời theo nội dung SGK.
HS trả lời theo nội dung SGK.

HS hoàn thiện

HS theo dõi và tiếp tục hoàn thành những nội dung còn lại

1) Chất tinh khiết- hỗn hợp:

Chất tinh khiết
Hỗn hợp

Giống
Cấu tạo nên vật thể
Cấu tạo nên vật thể


Khác
- Có những t/c vật lý và t/c hóa học nhất định.
- Chỉ do 1 chất tạo nên
- Trộn lẫn 2 hay nhiều chất tinh khiết thì tạo thành hỗn hợp
- Tính chất thay đổi phụ thuộc vào những chất có trong hỗn hợp.
- Do 2 hay nhiều chất tạo nên
- Dựa vào sự khác nhau về t/c vật lý hoặc t/c hóa học có thể tách riêng được từng chất tinh
nguon VI OLET