Trường tiểu học Tân Phong A                                                                    GV : Bùi Đình Hoành                

  

Tuần 2 : Học đi đôi với hành.

Thứ hai, ngày 29 tháng 8 năm 2016

Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS luyện viết và đọc số có 6 chữ số

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động:  Mưa rơi

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

Đọc và viết các số sau:

- 4 trăm nghìn, 7 chục nghìn, 3 nghìn, 2 trăm, 6 chục, 7 đơn vị

- 7 trăm nghìn, 3 nghìn, 8 trăm, 5 chục, 4 đơn vị

- 7 trăm nghìn, 2 trăm

3 HS lên bảng làm, lớp viết bảng con

Nhận xét

Hoạt động 1: luyện tập

Mục tiêu: Viết theo mẫu, đọc viết các số, điền số thích hợp vào chỗ chấm

Phương pháp: gợi mở, thực hành

Cách tiến hành:

           a/ Ôn lại hàng:

- Cho HS đọc các hàng đã học từ hàng trăm nghìn đến hàng đơn vị .

- GV viết 825 713 lên bảng

+ HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào? Đọc số .

+ HS đọc các số: 250 205; 821 007; 234 007; 522 100; 822 010 

             b/ Thực hành:

     Bài 1: Viết theo mẫu

- HS đọc đề bài 

 - HS tự làm bài,1 HS lên bảng làm, nhận xét, chữa bài

    Bài 2: Đọc số 

a) GV cho HS đọc các số: 2453, 65243, 762543, 53620

 b) HS xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số

 c) HS ghi vở

     Bài 3: Viết các số:

a) Bốn nghìn ba trăm

b) Hai muơi bốn nghìn ba trăm mười sáu

c) Hai mươi bốn nghìn ba trăm linh một

d) Một trăm tám mươi nghìn bảy trăm mười lăm

e) Ba trăm linh bảy nghìn bốn trăm hai mươi mốt

g) Chín trăm chín mươi chín nghìn cín trăm chín mươi chín

 HS viết bảng con, rồi làm bài vào vở,

     Bài  4: điền số vào các dãy số như

a) 300 000, 400 000, 500 000,…, …, …

b) 350 000, 360 000, 370 000,…, …, …

              …..

HS tự nhận xét qui luật viết tiếp các số trong từng dãy số

HS nêu miệng kết quả rồi chữa bài

Hoạt động 2: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

   - Khi đọc ( hoặc viết ) các số có  6 chữ số, ta đọc ( viết ) như thế nào?

- GV nhận xét tiết học. 

- Về nhà làm vở bài tập toán  tr  9. 

Rút kinh nghiệm

..................................................................

..................................................................

 

Kĩ  thuật

VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU.(Tiết 2 )

I. MỤC TIÊU:

- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, thêu, khâu

- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ) .

- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu vải và chỉ khâu, chỉ thêu màu .

- Kim khâu, kim thêu, kéo cắt vải, kéo cắt chỉ, khung thêu, phấn màu, thước dẹt, thước dây, khuy cài, khuy bấm .

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động:  Thỏ ăn cỏ

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

GV kiểm tra dụng cụ, vật liệu của HS .

Hoạt động 1: Nêu đặc điểm và cách sử dụng kim .

Mục tiêu: Nắm được đặc điểm và cách sử dụng kim

Phương pháp: trực quan, thực hành

Cách tiến hành:

- HS quan sát hình 4 ( SGK ) và quan sát mẫu kim khâu để trả lời câu hỏi SGK .

- GV chốt ý : Đặc điểm của kim khâu và kim thêu .

 

- HS quan sát hình 5a, 5b, 5c (SGK)

    + Nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ .

    + Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ .

    + Nêu tác dụng của gút chỉ .

Hoạt động 2: HS thực hành xâu chỉ vào kim , gút chỉ

Mục tiêu: Nắm được cách xâu chỉ vào kim , gút chỉ  

Phương pháp: thực hành

Cách tiến hành:

- HS thực hành xâu chỉ vào kim và gút chỉ, GV theo dõi

- GV đánh giá kết quả học tập của một số HS .

Hoạt động 3: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

- HS đọc lại ghi nhớ bài .

 - Nhận xét tiết học .

- Chuẩn bị bài: Cắt vải theo đường vạch dấu .

Rút kinh nghiệm

...............................................................................

...............................................................................

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN  HẬU- ĐOÀN KẾT  ( Giảm tải – không làm bài tập 4)

I. MỤC TIÊU:

- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm Thương người như thể thương thân. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó

    - Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

   Từ điển Tiếng Việt . 

   Vở BT Tiếng Việt, tập một .

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động:  Thỏ ăn cỏ

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

- Hai HS viết bảng con những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần :

 + Có 1 âm ( bố, mẹ, chú, dì, cụ, kị… )

 + Có 2 âm ( bác, thím, anh, em, ông, cậu, cô, …)

 

GV nhận xét, tuyên dương

Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1,2

Mục tiêu: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ nhân hậu - đoàn kết

Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại

Cách tiến hành:

Bài 1: HS đọc yêu cầu toàn bài, trao đổi nhóm

HS ghi kết quả lên bảng, nhận xét, sửa chữa

 a/ Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại: lòng thương người, …

 b/ Từ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương: độc ác, hung ác, …

 c/ Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: cưu mang, cứu giúp, cứu trợ, bảo vệ,

d/ Từ trái nghĩa đùm bọc hoặc giúp đỡ : ức hiếp, ăn hiếp, bắt nạt, đánh đập

Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập

Kẻ sẵn một phần bảng thành 2 cột với nội dung bài tập 2a, 2b

Y/c HS làm nháp theo cặp

Gọi HS lên bảng làm

HS nhận xét, bổ sung, GV chốt lại ý đúng:

 

a) Tiếng nhân có nghĩa là người

b) Tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người

công nhân, nhân dân, nhân loại, …

nhân  hậu , nhân ái, nhân đức, nhân từ, …

GV hỏi nghĩa 1 số từ vừa viết

Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 3, 4

Mục tiêu: Nắm được cách dùng các từ ngữ ở trên

Phương pháp: Động não, đàm thoại, thực hành

Cách tiến hành:

Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập

HS đặt câu với từ ngữ tìm được ở trên như: Bố em là công nhân.

Lớp làm bảng con. GV nhận xét

Bài 4: HS đọc yêu cầu bài tập. Thảo luận nhóm

         + Từng nhóm trao đổi nhanh về 3 câu tục ngữ

         + HS tiếp nối nhau nói nội dung khuyên bảo, chê bai trong từng câu

         + GV và lớp nhận xét  Đ / S

 a/ Ở hiền gặp lành: khuyên người ta sống hiền lành, nhâu hậu

 b/ Trâu buộc ghét trâu ăn: chê người có tính xấu ghen tị, khi thấy người khác được hạnh phúc, may mắn .

 c/ “ Một cây làm …………… núi cao “: khuyên người ta đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh .

Hoạt động 3: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

 

Cách tiến hành:

    - HS nêu một số từ về nhân hậu, đoàn kết ..

 

 - GV nhận xét tiết học .

    - Về học thuộc 1 số từ ở bài 1, 3 câu tục ngữ 

    - Chuẩn bị bài sau: Dấu hai chấm .

Rút kinh nghiệm

........................................................................... 

...........................................................................

Khoa học

TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tt) .

I. MỤC TIÊU:

Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó

-  Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên trong cơ thể

 

 

- Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường

- GD BVMT: Ăn uống đầy đủ, điều độ, vệ sinh an tòan thực phẩm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Hình 8, 9  SGK .

Phiếu học tập theo nhóm .

Bộ đồ chơi “Ghép chữ vào chỗ …. trong sơ đồ  “

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

           Gọi 3 HS kiểm tra bài Trao đổi chất ở người và TLCH

-Thế nào là quá trình trao đổi chất ?

- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra môi trường sống

- Ở động vật, thực vật  có thực hịên quá trình trao đổi chất không, vì sao? 

Hoạt động 1: Xác định các cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người

 Mục tiêu: Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó

        Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể

Phương pháp: quan sát, nêu vấn đề, thảo luận

Cách tiến hành:

     - GV cho HS quan sát tranh, thảo luận nhóm

   1/  Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó?

   2 / Hoàn thành bảng sau :

Lấy vào

Tên cơ quan trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất  giữa cơ thể với môi trường bên ngoài

                 Thải ra

Thức ăn, nước

Tiêu hoá

…phân

Khí ô xi

Hô hấp

Khí các-bô -níc

Nước

- Bài tiết nước tiểu

                      - da

Nước tiểu

Mồ hôi

  - Các nhóm trình bày. GV cùng lớp nhận xét chữa bài

 

- GV kết luận như mục bạn cần biết  SGK

Hoạt động 2 : Mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người

Mục tiêu:

Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường

Phương pháp: Đàm thoại, thực hành

Cách tiến hành:

       a/ Chơi trò chơi “ ghép chữ vào  chỗ  ……… trong sơ đồ “

 + HS dựa vào đưa sơ đồ hình  5 - SGK

 + HS thi đua ghép chữ vào  chỗ … cho phù hợp

       b/ Làm việc cả lớp

+ Hàng ngày cơ thể người lấy gì từ  môi trường và thải ra môi trường những gì?

 + Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong  các cơ quan trên ngừng hoạt động?

      GV kết luận: mục bạn cần biết  SGK

Hoạt động 3:  Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

 

- Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình  trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường .

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường

Rút kinh nghiệm

...............................................................................

...............................................................................

Thứ ba, ngày 30 tháng 9  năm 2016

Đạo đức

TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

   - HS cần phải trung thực trong học tập

   - Biết trung thực trong học tập

- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGK, tranh vẽ tình huống trong SGK

- Các mẫu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập

- Thẻ xanh, đỏ/ 1 HS

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động:  Thỏ ăn cỏ

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

    - HS nêu ghi nhớ: Bài “Trung thực trong học tập“

    - GV nêu tình huống bài tập 2, HS trả lời

    - GV nhận xét, tuyên dương

Hoạt động 1: Xử lí tình huống 

Mục tiêu: Giúp HS biết trung thực trong học tập

Phương pháp: Thảo luận

Cách tiến hành:

Thảo luận nhóm

- GV  đưa 3 tình huống bài tập 3 lên bảng 

+ HS  nêu cách xử lí mỗi tình huống . Giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó

- GV cùng cả lớp nhận xét

- GV kết luận về cách xử lí ở mỗi tình huống

 a/ Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại

 b/ Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng

 c/ Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực trong học tập

Hoạt động 2: Tấm gương trung thực (BT4 )

Mục tiêu: Giúp HS biết học tập tính trung thực

Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở

Cách tiến hành:

 

   - Gọi  vài HS trình bày những mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập

+ Em nghĩ gì về những mẫu chuyện, tấm gương đó?

    - GV kết luận: Xung quanh ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập, chúng ta cần phải học tập các bạn đó

Hoạt động 3: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

- Để trung thực trong học tập em phải làm gì ?

- GV nhận xét tiết học 

- HS thực hiện các nội dung ở mục thực hành SGK .- Chuẩn  bị bài 2.

Rút kinh nghiệm

...........................................................................

...........................................................................

Toán

HÀNG  VÀ  LỚP ( Giảm tải )

I. MỤC TIÊU:

    - Lớp đơn vị gồm 3 hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm

    -  Giảm tải ở bài tập 2 làm 3 trong 5 số

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng con

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động: Hái hoa dân chủ

 

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

   - 3 HS lên bảng làm bài tập 4 về nhà

   - GV nhận xét, chữa bài

Hoạt động 1: Giới thiệu hàng và lớp

Mục tiêu: Giúp HS cảm thụ bài văn

Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở

Cách tiến hành: HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi

 

Hỏi: Hãy nêu tên các hàng đơn vị đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn?

GV giới thiệu:

    - Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị

    -  Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn

    - GV đưa ra bảng phụ đã kẻ sẵn:

 

Số

Lớp nghìn

Lớp đơn vị

Hàng trăm nghìn

Hàng chục nghìn

Hàng nghìn

Hàng trăm

Hàng chục

Hàng đơn vị

 

 

 

 

 

 

 

 - Hỏi: Lớp đơn vị gồm mấy hàng, đó là những hàng nào?

          Lớp nghìn gồm mấy hàng đó là những hàng nào?

    - GV viết 321 vào cột số y/c HS đọc

    - HS làm tương tự như vậy đối với các số: 654 000, 654 321

    - HS đọc lại thứ tự các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn   

Hoạt động 2: Thực hành

Mục tiêu: Giúp HS cảm thụ bài văn

Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở

Cách tiến hành: HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi

     Bài 1: Đọc số, viết số, các lớp, hàng của số

Cho HS quan sát và phân tích mẫu như  SGK

              Cho HS nêu kết quả các phần còn lại

     Bài 2: Đọc số, viết giá trị của chữ số trong 1 số

 a/ HS đọc các số và chỉ ra chữ số 3 của mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào ?

 b/ GV cho HS nêu mẫu

 + Tìm giá trị chữ số 7 trong mỗi số ở bảng ( theo mẫu )

      Bài 3: GV cho HS tự làm bài theo mẫu

 52 314 = 50 000 + 2 000 + 300 + 10 + 4

 HS làm các số 503 060 ; 83 760 ; 176 091 .

                Bài 4: Viết số có 6 chữ số

HS đọc yêu cầu bài tập

- GV đọc cho HS viết số vào bảng con

      Bài 5: Đọc số, nêu các chữ số ở lớp nghìn

HS đọc yêu cầu của bài

  + GV cho HS quan sát mẫu, HS tự làm bài

 + GV cho HS chữa bài

Hoạt động 3: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

    - HS nêu tên các hàng của lớp đơn vị, các hàng của lớp nghìn

    - GV nhận xét tiết học 

    - Về làm bài  8 tr .10 ( vở BT ) .

Rút kinh nghiệm

...........................................................................

...........................................................................

 

 

 

 

 

Tập làm văn

KỂ LẠI  HÀNH  ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật

- Biết cách xây dựng nhân vật với các hành động tiêu biểu

- Biết cách sắp xếp các hành động của nhân vật theo trình tự thời gian

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các bảng phụ ghi sẵn câu hỏi phần nhận xét, 9 câu văn ở phần luyện tập

- Vở BT Tiếng Việt tập 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 

Khởi động: Hái hoa dân chủ

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

- Thế nào là kể chuyện?

- Những điều gì thể hiện tính cách của nhân vật?  

- GV nhận xét, Tuyên dương

  Hoạt động 1: Phần nhận xét:

Mục tiêu: Giúp HS biết tính cách của nhân vật dựa vào hành động của nhân vật

Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở

Cách tiến hành:

- HS đọc truyện “ Bài văn bị điểm không “

 + 2 HS đọc nối tiếp nhau 2 lần toàn bài

 + GV đọc diễn cảm bài văn

- Từng cặp HS trao đổi và tìm hiểu bài

 + HS đọc yêu cầu  bài tập 1, 2, 3.

 + GV gọi HS lên bảng ghi

 + Ghi vắn tắt những hành động của cậu bé

 + Mỗi hành động trên của cậu bé nói lên điều gì ?

- HS thảo luận nhóm 2 yêu cầu trên

 

- Các nhóm trình bày

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng

- Thế nào là ghi lại vắn tắt?(ghi những nội dung chính, quan trọng)

- Qua mỗi hành động của cậu bé bạn nào có thể kể lại câu chuyện?

- Các hành động của cậu bé được kể theo thứ tự nào? Lấy dẫn chứng cụ thể để minh hoạ?

Hoạt động 2: Ghi nhớ

Mục tiêu: HS nhớ nội dung của bài

Phương pháp: Nêu vấn đề

          Cách tiến hành: HS đọc ghi nhớ trong SGK

Hoạt động 3: Luyện tập

Mục tiêu: Giúp HS làm được bài tập

Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở

Cách tiến hành:

 Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài .

          + Điền đúng tên chim Sẻ và chim Chích vào ô trống

          + Sắp xếp các hành động đã cho thành một câu chuyện .

          + Kể lại câu chuyện đó theo dàn ý đã được sắp xếp lại hợp lí .

              HS làm bài - 1 HS làm vào bảng phụ, GV cùng cả lớp nhận xét

        Thứ tự đúng của câu chuyện: câu 1- 5 – 2 – 4 – 7 – 3 – 6 – 8 - 9 

     Bài 2:  HS  kể lại câu chuyện     

Hoạt động 4: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

- Hành động của nhân vật được thể hiện như thế nào?

- Nhận xét tiết học

- Về học ghi nhớ. Chuẩn bị bài sau: Tả ngoại hình của nhân vật trong văn kể chuyện

Rút kinh nghiệm

...........................................................................

 

...........................................................................

...........................................................................

Tập đọc

TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm, vần nhịp của từng câu thơ lục bát. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài

- Hiểu các từ: độ trì, độ lượng, vàng cơn nắng, trắng cơn mưa, nhận mặt .

- Hiểu nội dung: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quí báu .

  - Học thuộc bài thơ

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

   Tranh minh hoạ bài tập đọc tr . 19 , SGK

    Bảng phụ ghi sẵn 10 dòng thơ đầu .

Sưu tầm các tranh minh hoạ về truyện cổ như : Tấm Cám, Thạch Sanh ,

III HOẠT ĐỘNG DẠY HOC:

Khởi động: Hái hoa dân chủ

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

Gọi 3 HS đọc nối tiếp nhau bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu(tt), TLCH

Nêu ý nghĩa câu chuyện .

Hoạt động 1: Luyện đọc

Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng đọan văn

Phương pháp: Làm mẫu, diễn giải, thực hành

Cách tiến hành:

- HS nối tiếp nhau  đọc 5 đoạn thơ .

 + Đoạn 1 : Từ đầu ……độ trì

 + Đoạn 2 : Tiếp theo …nghiêng soi .

 + Đoạn 3 : Tiếp theo ….của mình .

 + Đoạn 4 : Tiếp theo ….việc gì ?

 + Đoạn 5 : Phần còn lại

     GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó .

- HS luyện đọc theo cặp .

-  Một HS đọc toàn bài

-  GV đọc mẫu

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:

Mục tiêu: Giúp HS cảm thụ bài văn

Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở

Cách tiến hành: HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi

- HS đọc từ đầu … đa mang

+ Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà? (đề cao phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta)

+ Em hiểu câu thơ : “Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa là như thế nào? (ông cha ta đã trải qua bao mưa nắng, qua thời gian để đúc rút những bài học kinh nghiệm cho con cháu)

+ Từ “nhận mặt” ở đây có nghĩa là gì ? (giúp con cháu nhận ra truyền thống tốt đẹp, bản sắc của dân tộc, của cha ông từ bao đời nay)

- HS đọc đoạn còn lại

+ Bài thơ gợi nhớ đến những truyện cổ nào? Chi tiết nào cho em biết điều đó?

+ Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam.

+ Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài như thế nào? ( …đó là lời răn dạy con cháu đời sau : Hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin)

+ Nêu ý nghĩa bài thơ: Đoạn thơ ca ngợi truyện cổ đề cao lòng nhân hậu, ăn ở hiền lành

Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:

  Mục tiêu: HS đọc diễn cảm bài văn

  Phương pháp: làm mẫu, thực hành. 

Cách tiến hành:

- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ .

-GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ 4, 5 ( ghi sẵn bảng phụ ) 

 

 

- HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ

         - HS thi đọc thuộc toàn bài .

Hoạt động 4: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

   - Qua những câu chuyện cổ, ông cha ta khuyên con cháu điều gì ?

   -  Nhận xét tiết học

    -Chuẩn bị bài : Thư thăm bạn

Rút kinh nghiệm

...........................................................................

...........................................................................

Chính tả ( Nghe _ viết )

CHÁU  NGHE  CÂU  CHUYỆN  CỦA  BÀ (học bù 5/9)

I. MỤC TIÊU: 

_ Nghe _ viết đúng chính tả bài thơ lục bát  “ Cháu nghe câu chuyện của bà “ .

_Làm đúng các bài tập phân biệt (tr / ch )  hoặc  dấu hỏi, dấu ngã .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

_ Bảng phụ viết bài tập  2a hoặc 2 b

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động: Mưa rơi

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

_ Gọi 2 HS lên bảng viết – một HS đọc .

_ HS dưới lớp viết bảng con những từ viết sai ở tiết trước: xuất sắc, năng suất, xôn xao, cái sào

 _ GV nhận xét

Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe, viết chính tả

Mục tiêu: Nghe, viết đúng bài thơ

Phương pháp: Đàm thoại

Cách tiến hành:

a) Tìm hiểu nội dung bài:

      _ GV đọc bài thơ, HS đọc lại

 Hỏi:

 + Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày ?

 + Nội dung bài cho biết điều gì ?

         b) GV hướng dẫn cách trình bày bài thơ lục bát

 Em hãy cho biết cách trình bày bài thơ lục bát?

c) Hướng dẫn viết từ khó:

      _ HS nêu từ khó, dễ sai chính tả: lưng, lối, rưng rưng, mỏi, lạc .

_ 3 HS lên bảng viết _ HS lớp viết bảng con

d) Viết chính tả: GV đọc cho HS viết vào vở

e) Soát lỗi và chấm bài

      _ HS soát lỗi ( đổi vở cho nhau )

               _ Nhận xét bài viết của HS

Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập

         Bài 2a : HS đọc yêu cầu của bài

   a/ Điền vào chỗ trống  tr / ch ?

HS làm vào vở – một HS làm bảng phụ – lớp nhận xét

 b/ Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã

          HS đọc bài : Bình minh hay hoàng hôn

 + Đoạn văn muốn nói chúng ta điều gì ?

 + HS tự làm bài – 1 HS làm bảng phụ – Lớp nhận xét

   Lời giải: triển lãm–bảo–thử–vẽ cảnh–cảnh –vẽ –cảnh –khẳng – bởi – sĩ - vẽ – ở – chẳng

Hoạt động 3: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

 Cách tiến hành:

         - GV nhận xét tiết học, chữ viết của HS

- Nhắc nhở HS sửa lỗi sai chính tả viết lại bài tập vào vở

        - Chuẩn bị bài: ( Nhớ – viết ) Truyện cổ nước mình .

 

Rút kinh nghiệm

...............................................................................

...............................................................................

...............................................................................

Thứ tư ngày 31 tháng 9  năm 2016

Toán

SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ .

I. MỤC TIÊU:

- HS  nhận biết  các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số

  - Củng cố cách tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số

  - Xác định số lớn nhất, bé nhất có 3 chữ số, số lớn nhất và số bé nhất có 6 chữ số

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

     Bảng con

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động: Hái hoa dân chủ

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

Sửa bài tậpvề nhà

Đọc và viết số: 4 trăm nghìn, 2 chục nghìn, 3 trăm, 4 đơn vị

                         9 trăm nghìn, 2 chục nghìn, 3 trăm

Hoạt động 1: Dấu hiệu, so sánh số có nhiều chữ số

Mục tiêu: HS nhận biết  các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số

Phương pháp: Nêu vấn đề, thực hành

Cách tiến hành:

  a/ So sánh các số có nhiều chữ số:

- GV viết bảng số: 99 578  và100 000 y/ c HS so sánh hai số này

- Một HS lên bảng làm. Giải thích cách làm

- GV hướng dẫn HS nhận xét :

 + Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn .

 b/ So sánh các số có số chữ số bằng nhau:

- GV viết bảng : 693 251và 693 500

   -  Một HS lên bảng làm – Giải thích cách làm

   -  GV hướng dẫn HS nhận xét :

 + So sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau từ trái sang phải, nếu ở cùng một hàng số chữ số hàng nao bé hơn thì số đó bé hơn

   -  Vài HS so sánh 2 số có cùng số chữ số .

   - GV chốt lại để HS hiểu

Hoạt động 2: Luyện tập

Mục tiêu:

- HS làm được các bài tập: biết cách tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm cá số

- Xác định số lớn nhất, bé nhất có 3 chữ số, số lớn nhất và số bé nhất có 6 chữ số

Phương pháp: đàm thoại, thực hành

Cách tiến hành:

             Bài  1 :Điền dấu . > , < , =           

- HS tự làm bài - 2 HS lên bảng làm .

           - Lớp nhận xét - GV chữa bài - Tuyên dương .

     Bài  2 : Tìm số lớn nhất trong các số sau :

          59 876  ;  651 321  ;  499 873 ;  902 011

           - HS viết vào bảng con

Bài  3 : Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn

          2 467 ; 28 092 ; 943 567 ; 932 018  

        1 HS lên bảng xếp, lớp làm vào bảng con

              Bài  4 : Viết số lớn nhất, bé nhất có 3 chữ số

HS đọc yêu cầu của bài  

+ 2 HS lên bảng làm - HS làm vào vở nháp .

 

Có  3 chữ số

Có  6 chữ số

Số lớn nhất

 

 

Số bé nhất

 

 

      

GV hướng dẫn HS số lớn nhất thì các chữ số của số đó đều là số 9 .

        Còn số bé nhất thì chữ số đầu tiên là số 1 còn lại là số 0 .

Hoạt động 3: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

    - Nêu cách so sánh hai số có nhiều chữ số .

    - GV nhận xét tiết học .

    - Chuẩn bị bài Triệu và lớp triệu .

Rút kinh nghiệm

...........................................................................

...........................................................................

Luyện từ và câu

DẤU HAI CHẤM

I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước .

-  Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn .

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ trong bài

- Vở BT Tiếng Việt tập 1

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động: Hái hoa dân chủ

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

    - 2 HS lên bảng làm bài tập

   + Tìm một số từ  ngữ thể hiện lòng nhân hậu, thương yêu đồng loại .

 + Tìm từ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương .

 + Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Ở hiền gặp lành “

Hoạt động 1: Phần nhận xét - Hướng dẫn tìm hiểu dấu hai chấm

Mục tiêu: HS biết tác dụng của dấu hai chấm

Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở

Cách tiến hành: HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi:

    - 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1

     - HS đọc lần lượt từng câu văn, thơ, nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó

     - Trong câu văn dấu 2 chấm có tác dụng gì ? Nó dùng phối hợp với dấu nào?

 

     - b/, c/ tiến hành tương tự

                GV nhận xét đưa ra ý đúng:

 a/ Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ. Dùng phối hợp với dấu ngoặc kép

 

 b/ Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn .Ở trường hợp này, dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng .

 

c/ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà: như sân quét sạch, đàn lợn đã dược ăn, cơm nước đã nấu tinh tươm.

Hoạt động 2: Ghi nhớ

Mục tiêu: Nhớ nội dung bài

 

Phương pháp: Nêu vấn đề

Cách tiến hành: HS trả lời câu hỏi để rút ra ghi nhớ

- HS đọc ghi nhớ trong SGK

Hoạt động 3: Luyện tập

Mục tiêu: Giúp HS làm được bài tập

Phương pháp: Gợi mở, thưc hành

 

Cách tiến hành: HS đọc yêu cầu, nội dung và trả lời câu hỏi

 Bài 1 : HS đọc yêu cầu của bài – Thảo luận nhóm

  

            + Mỗi dãy làm 1 câu  sau đó trình bày bảng _ Nhóm khác nhận xét ,bổ sung

+ GV nhận xét đưa ra lời giải đúng

 a/ Dấu hai chấm thứ nhất có tác dụng báo hiệu câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật .Dấu hai chấm thứ hai báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo ?

 b/ Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Phần đi sau làm rõ những cảnh đẹp tuyệt vời của đất nước là những cảnh gì ?

    Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài

         Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiên Ốc, trong đó có ít nhất 2 lần dùng dấu hai chấm

                 + Một lần dùng dấu hai chấm để giải thích .

+ Một lần dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân xét

      - HS cả lớp thực hành viết đoạn văn vào vở

      - Vài HS đọc, giải thích tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi trường hợp

      - GV và cả lớp nhận xét .  

Hoạt động 4: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

     - Dấu hai chấm có tác dụng gì ?

     - GV nhận xét tiết học .

     - Chuẩn bị bài Từ đơn và từ phức .

Rút kinh nghiệm

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

Lịch sử

LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ ( tt )

I MỤC TIÊU:

- HS biết trình tự các bước sử dụng bản đồ .

- Xác định được 4 hướng chính ( Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ theo qui ước .

- Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ .

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

    - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động:  Thỏ ăn cỏ

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

 + Bản đồ là gì ?

 + Nêu một vài yếu tố của bản đồ ?

Hoạt động 1: Cách sử dụng bản đồ .

Mục tiêu: HS biết được trình tự các bước sử dụng bản đồ

Phương pháp: Quan sát, vấn đáp

Cách tiến hành: Làm việc cả lớp

- Làm việc cả lớp - Trả lời câu hỏi sau :

+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì ?

 + Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 đọc kí hiệu của một số đối tượng địa lí .

 + Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3    

 + Giải thích vì sao biết đó là đường biên giới quốc gia .

- GV kết luận các bước sử dụng bản đồ ( SGK )

Hoạt động 2 : 4 hướng chính trên bản đồ theo qui ước, đối tượng địa lí

 

Mục tiêu: Xác định được 4 hướng chính ( Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ theo qui ước .

Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ .

Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành

Cách tiến hành: Làm việc cả lớp

      Thực hành theo nhóm .

 a/ Một HS lên chỉ trên lược dồ và hoàn thành bài tập sau :

 + Quan sát lược đồ chỉ đường tấn công của quân ta .

 + Tìm chỗ mai phục của quân ta .

 

            + Tìm đường tháo chạy của quân địch .

 b/ Một HS lên chỉ hướng trên bản đồ .

 + Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội , TP Hồ Chí Minh .

 + Thủ đô Hà Nội nằm ở hướng nào của nước ta .

 + TP Hồ Chí Minh nằm ở hướng nào của nước ta .

       HS hoàn thành bảng như SGK

+ Chỉ đường biên giới quốc gia của Việt Nam trên bản đồ

 + Điền vào chỗ trống :

Kể tên các nước láng giềng của Việt Nam : …………………

Quần đảo của Việt Nam : ……………………

Một số đảo của Việt Nam : …………………………

Kể tên một số con sông chính : …………………………

        Đại diện nhóm lên trình bày – Lớp nhận xét

    c/ GV treo bản đồ hành chính Việt Nam – làm việc cả lớp .

   + HS  đọc tên bản đồ và chỉ 4 hướng trên bản đồ .

 + HS chỉ vị trí tỉnh mình đang sống trên bản đồ .

 + HS nêu tên những tỉnh giáp với tỉnh của mình .

      GV hệ thống lại bài và đưa ra bài học .

      HS đọc ghi nhớ SGK 

Hoạt động 3: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

   - Muốn sử dụng bản đồ, ta phải cần biết gì ?

   - Nhận xét tiết học

   - Chuẩn bị bài: Nước Văn Lang .

Rút kinh nghiệm

...............................................................................

...............................................................................

Tập đọc

THƯ  THĂM  BẠN (học bù 5/9)

I. MỤC TIÊU:

   _ Đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất cha .

   _ Hiểu đựơc tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn

   _ Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư

   _ GDBVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho môi trường. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình ảnh minh họa trang 25 SGK

- Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc

- Các bức ảnh về cảnh cứu đồng bào bị lũ lụt .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động: Mưa rơi

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

  HS đọc thuộc lòng bài “Truyện cổ nước mình  ” và trả lời câu hỏi

 + Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ?

 + Em hiểu ý  hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?  

+ Nêu ý nghĩa truyện .

Hoạt động 1: Luyện đọc

Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng đọan văn

Phương pháp: Làm mẫu, giảng giải, thực hành

Cách tiến hành:

Bài chia 3 đoạn:

 + Đoạn 1 : Từ đầu ……với bạn .

+ Đoạn 2 : Tiếp theo ……như mình .

+ Đoạn 3 : Phần còn lại . 

   - Ba HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn ( 3 lượt ) kết hợp sửa lỗi phát âm

   - Giải nghĩa từ: xả thân, quyên góp, khắc phục.

- HS luyện đọc nhóm đôi . 

- Một HS đọc cả bài  .

   - GV đọc mẫu: giọng đọc chậm rãi phù hợp với nhân vật .

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài :

Mục tiêu: Giúp HS cảm thụ bài văn

Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở

Cách tiến hành: HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi

HS đọc thầm đoạn 1:

- Bạn  Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? _

- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ?

   - Bạn Hồng đã bị mất mát, đau thương gì?

   - Em hiểu “ hi sinh “ có nghĩa là gì ?  Đặt câu với từ  “ hi sinh “ .

   - Ý đoạn này cho biết điều gì? (… nơi bạn Lương viết thư và lí do viết thư cho Hồng) 

HS đọc thầm đoạn 2 :

   - Tìm nhữmg câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ?

   - Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ?

   - Đoạn này nói lên điều gì ? (Những lời động viên, an ủi của Lương với Hồng )

  HS đọc thầm đoạn 3 :

   - Ở nơi bạn Lương ở mọi người đã làm gì để động viên giúp đỡ đồng bào bão lụt?

   - Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng ?

   -  “ bỏ ống “ có nghĩa là gì ? ( dành dụm , tiết kiệm ) 

   - Ý đoạn này cho biết gì ? (Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt)

   - HS đọc câu mở đầu và câu kết thúc thư

   - Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư 

    + Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư

    + Những dòng cuối ghi lời chúc, nhắn nhủ, họ tên người viết thư .

   - Nội dung bức thư thể hiện điều gì ? ( Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương, mất mát trong cuộc sống )

Hoạt động 3: Đọc diễn cảm :

Mục tiêu: HS đọc diễn cảm bài văn

Phương pháp: làm mẫu, thực hành

Cách tiến hành:

          - 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn .

          - Luyện đọc diễn cảm đoạn văn cần luyện đọc : “Mình hiểu…như mình”

+ GV đọc mẫu ( ghi bảng phụ )

 + HS luyện đọc diễn cảm theo cặp .

+ HS đọc diễn cảm .

Hoạt động 4: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

- Nêu lại ND chính của bài

- Nhận xét tiết học 

- Chuẩn bị bài Người ăn xin .

Rút kinh nghiệm

...............................................................................

...............................................................................

...............................................................................

 Thứ năm, ngày 1 tháng 9 năm 2016

 

Toán

TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU  .

I. MỤC TIÊU:

   - Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu .

   - Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu .

   - Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu .

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng con

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

Khởi động:  Thỏ ăn cỏ

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

- HS nêu cách so sánh 2 số có cùng số chữ số ?

- Nêu số lớn nhất và số bé nhất của số có 5, 6 chữ số ?

- Lớp đơn vị gồm những hàng nào ? Lớp nghìn gồm những hàng nào ?

Hoạt động 1: Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng triệu , chục triệu, trăm triệu .

Mục tiêu: Giúp HS biết lớp triệu có 3 hàng: triệu, chuc triệu, trăm triệu

Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở

Cách tiến hành:

- HS lên bảng viết số : 1 nghìn , 10 nghìn , 1 trăm nghìn , ………, 10 trăm nghìn .

- GV giới thiệu:

10 trăm nghìn gọi là 1 triệu, viết là 1 000 000

10 triệu gọi là 1 chục triệu, viết là 10 000 000

10 chục triệu gọi là 1 trăm triệu, viết là 100 000 000

  + Lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu

- HS nêu lại các hàng, các lơp từ bé đến lớn

Hoạt động 2: Thực hành .

Mục tiêu: Giúp HS làm bài tập

Phương pháp: Nêu vấn đề

Cách tiến hành:

   Bài 1 : HS đếm thêm 1 triệu từ 1triệu đến 10 triệu .

   Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài

          HS quan sát mẫu :

1 chục triệu : 10 000 000, 2 chục triệu : ………………,  2 trăm triệu : ..............., 3 chục triệu : …………..,

1 trăm triệu : …………………

          HS tự làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm - lớp chữa bài .

    Bài 3 : HS đọc yêu cầu của bài

       Mẫu : Mưòi lăm nghìn: 15 000 có 5 chữ số, có 3 chữ số 0 .

HS tự làm bài vào vở. Gọi vài HS lên bảng làm, mỗi em làm 1 ý, nhận xét,  chữa bài

    Bài 4 : Viết số có 9 chữ số có 6 chữ số 0 ở tận cùng

- HS đọc yêu cầu của bài - HS phân tích mẫu

- HS tự làm phần còn lại .     

Hoạt động 3: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

- Nêu lại các hàng của lớp triệu.

- Nhận xét

- Về nhà làm bài trong VBT

Rút kinh nghiệm

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

  Tập  làm văn

TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT

TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 

I. MỤC TIÊU:

- HS hiểu trong văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là việc cần thiết  để thể hiện tính cách của nhân vật .

   - Biết dựa vào đặc diểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện. Biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong văn kể chuyện

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

   - Giấy khổ to để viết bài tập 1. Vở BT Tiếng Việt .

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động: Thỏ ăn cỏ

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

- Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì ? 

- HS kể lại chuyện: Nàng tiên Ốc

- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những điểm nào ?

Hoạt động 1: Phần nhận xét

Mục tiêu: việc tả ngoại hình của nhân vật là việc cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật

Phương pháp: thảo luận

Cách tiến hành: HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi

    - GV: Hình dáng bên ngoài của nhân vật thường nói lên tính cách của nhân vật đó

    - Cả lớp đọc thầm đoạn văn - thảo luận nhóm bàn 

    - Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò về sức vóc, thân mình, cánh, trang phục

                     + Sức vóc: gầy yếu quá

                     + Thân mình: bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột

  + Cánh: hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn

                     + Trang phục: mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng

   - Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì

+ Về tính cách: yếu đuối

+ Thân phận: tội nghiệp, đáng thương, dễ bắt nạt

   - Các nhóm báo cáo kết quả, lớp nhận xét

   - Kết luận: Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu và làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn.

Hoạt động 2: Phần ghi nhớ

Mục tiêu: ghi nhớ

Phương pháp: Nêu vấn đề

Cách tiến hành: HS đọc ghi nhớ  SGK

Hoạt động 3: Luyện tập

Mục tiêu: Biết dựa vào đặc diểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện. Biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong văn kể chuyện

Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, thực hành

Cách tiến hành:

     Bài 1 : HS đọc yêu cầu của bài - lớp đọc thầm đoạn văn trả lời câu hỏi:

 - Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc ? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ?

Trả lời:

- Người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo cánh nâu trễ xuống cạnh đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch

 - Các chi tiết trên cho biết : chú bé là con gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả, chú rất nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ

 Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài, quan sát tranh minh hoạ

 + HS quan sát tranh ( trang 18 ) để tả ngoại hình của bà lão và nàng tiên Ốc

+ HS chỉ cần kể 1 đoạn có kết hợp tả ngoại hình của nhân vật

+ HS tự làm bài

+ Y/c kể chuyện trước lớp.

+ GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt .

Hoạt động 4: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

- Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì ? ( …… cần chú ý tả hình dáng, vóc ngươì, khuôn mặt, đầu tóc, trang phục, cử chỉ ……) .

- GV nhận xét tiết học.

- HS học thuộc lòng phần ghi nhớ .- Chuẩn bị bài sau.

Rút kinh nghiệm

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

Kể  chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 

I. MỤC TIÊU:

   -  Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện”Nàng tiên Ốc “

   -  Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với các bạn về ý nghĩa câu  chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau

 

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh hoạ truyện trong SGK tr . 18

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động: Thỏ ăn cỏ

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “ Sự tích hồ Ba Bể “

 Nêu ý nghĩa của truyện

Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

Phương pháp: kể chuyện, đàm thoại

Cách tiến hành:

- GV đọc diễn cảm bài thơ

   - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn thơ  1

   -  HS đọc cả bài - Lớp đọc thầm. Trả lời câu hỏi

  * Đoạn 1

 + Bà lão nghèo đã làm gì để sinh sống ?

 + Bà lão làm gì khi bắt được Ốc ?

  * Đoạn 2 :

 + Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ ?

  * Đoạn 3 :

 + Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì ?

 + Sau đó bà lão đã làm gì ?

+ Câu chuyện kết thúc như thế nào ?

Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

Mục tiêu: Biết kể lại được truyện và tìm được ý nghiã truyện

Phương pháp: thực hành, đàm thoại

Cách tiến hành:

a/ HS kể lại câu chuyện bằng lời chính mình

Thế nào là kể lại câu  chuyện  bằng lời của em ? ( em đóng vai người kể và kể câu chuyện )

b/ HS kể theo cặp, HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

c/ HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp 

    - GV kết luận: Câu chuyện nói về tình yêu thương lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên Ốc .

* Ý nghĩa: Con người cần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau .

    - Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất .

Hoạt động4 3Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

    - Câu chuyện  “ Nàng tiên Ốc “muốn nói điều gì ?

    - GV nhận xét, tuyên dương HS kể hay

    - Về tập kể cho người thân nghe

    - Xem trước nội dung truyện “ Kể chuyện đã nghe, đã đọc “

Rút kinh nghiệm

....................................................................................................................................................................................................................................................

Địa lí

DÃY HOÀNG LIÊN SƠN

I. MỤC TIÊU:

- HS biết chỉ vị trí của dãy  Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ VN. Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn

- Mô tả đỉnh núi Phan – xi – păng 

- Tự hào về cảnh đẹp thiên  nhiên của đất nước Việt Nam

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

-Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan –xi – păng .

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động:  Thỏ ăn cỏ

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

 

Cách tiến hành:

 - HS nêu cách sử dụng bản đồ .

 - HS lên chỉ vị trí đường biên giới của nước Việt Nam trên bản đồ .

 - HS lên chỉ đảo, quần đảo của Việt Nam, thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh trên bản đồ

Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam .

Mục tiêu: Biết vị trí của dãy  Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ VN, đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn

Phương pháp: Quan sát, thực hành, đàm thoại

Cách tiến hành:

* Làm việc cá nhân hoặc theo cặp

   -  Trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, HS dựa vào kí hiệu, tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1 trong SGK .

  - HS dựa vào lược đồ hình 1 và trả lời câu hỏi:

 + Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc nước ta, trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất ?

 + Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng, sông Đà?

 + Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km ? rộng bao nhiêu km?

 + Đỉnh núi, sườn núi và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ?

  - HS trình bày kết quả làm việc

  - Lớp nhận xét

  - GV kết luận

Hoạt động 2: Làm việc nhóm –Thảo luận theo các câu hỏi sau :

Mục tiêu: Mô tả đỉnh núi Phan – xi – păng 

Phương pháp: Động não, thực hành, đàm thoại

Cách tiến hành:

+ Chỉ đỉnh núi Phan – xi – păng trên hình 1 cho biết độ cao của nó

 + Tại sao đỉnh núi Phan – xi – păng được gọi là “ nóc nhà “của Tổ quốc ?

 + Quan sát hìmh 2, mô tả đỉnh núi Phan –xi – păng ( đỉnh nhọn, xung quanh có mây mù che phủ )

             - Các nhóm trình bày

             - Nhóm khác, nhận xét, bổ sung . GV kết luận

Hoạt động 3: ghi nhớ

Mục tiêu: Nhớ nội dung bài

Phương pháp: Hỏi đáp

Cách tiến hành:    

- Nêu vị trí, địa hình và khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn ?

- GV chốt ý đưa ra bài học như SGK, HS đọc ghi nhớ

 

Hoạt động 4: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

     Điền đúng  ( Đ) hay sai ( S ) vào   trong các câu sau :

  a/ Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa sông Hồng và sông Đà   

  b/ Những dãy núi chính ở Bắc Bộ: dãy Hoàng liên Sơn, Sông Gâm, Trường Sơn, Ngân Sơn, Bắc Sơn

  c/ Nhưng dãy núi chính ở Bắc Bộ: dãy Hoàng Liên Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều  

  d/ Dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu      

  e/ Sa Pa là khu du lịch, nghỉ mát ở vùng núi phía bắc      

 - HS đọc bài học trong SGK

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài :Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .

Rút kinh nghiệm

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

 

 

    Toán

TRIỆU  VÀ LỚP  TRIỆU (tt)  (học bù 5/9)

I. MỤC TIÊU: HS biết

   - Đọc, viết các số đến lớp triệu .

   - Củng cố thêm về hàng và lớp .

   - Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng con

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động: Mưa rơi

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

          Cách tiến hành:

- Một triêu, một chục triệu, một trăm triệu được viết những chữ số nào ?

   - Triệu, chục triệu, trăm triệu thuộc lớp nào ?

   - GV nhận xét - Chữa bài - Tuyên dương

Hoạt động 1:  Hướng dẫn đọc và viết số

Mục tiêu: HS đọc và viết số đến lớp triệu

Phương pháp: Nêu vấn đề

Cách tiến hành:

   - GV đưa bảng phụ kẻ sẵn như  SGK tr14   

   - GV cho HS viết số  342 157 413

   - HS đọc số  342 157 413

   - GV hướng dẫn cách đọc

 + Ta tách số thành từng lớp  :  342   157   413 

 + Đọc từ trái sang phải

- HS nêu lại cách đọc số      

Hoạt động 2: Thực hành

Mục tiêu: HS làm được bài tập

Phương pháp: Nêu vấn đề, thực hành

Cách tiến hành:

    Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài .

 + HS viết số tương ứng vào vở .

           - Kết quả là : 32 000 000  ;  32 516 000  ;  32 516 497  .

834 291 712 ;  308 250 705  ; 500 209 037  .  

    Bài 2: HS đọc số

7 312 836  ;  57 602 511  ;  351 600 307  ;  900 370 200  ;  400 070 192  .

.          + GV quay bảng - HS đọc  - lớp nhận xét  .

   Bài 3 :HS nêu yêu cầu của bài . Viết số

 

                   + HS viết số tương ứng vào vở  - HS đổi vở kiểm tra  chéo

  Bài 4 :HS đọc yêu cầu của bài – GV kẻ sẵn bảng

 

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Số trường

Số học sinh

Số giáo viên

14 316

8  350 191

362 627

9 873

6 612 099

280 943

2 140

2 616 207

98 714

      HS tự xem bảng – HS trả lời câu hỏi

      Trong năm học 2 003 – 2 004

  a/ Số trường trung học cơ sở là bao nhiêu ?

b/ Số HS tiểu học là bao nhiêu ?

    c/ Số GV  trung học  phổ thông là bao nhiêu ?

Hoạt động 3: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

- HS nêu tên các hàng từ đơn vị đến hàng trăm triệu .

   - HS nêu cách đọc số .

   - GV nhận xét tiết học .

   - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập .

Rút kinh nghiệm

 

...............................................................................

...............................................................................

Thứ sáu ngày 2 tháng 9 năm 2016

              NGH L QUỐC KHÁNH 2/9

------------------------------------------------------------------

Thứ bảy ngày 3 tháng 9 năm 2016

Khoa  học

CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN

VAI  TRÒ CỦA CHẤT BỘT  ĐƯỜNG 

I. MỤC TIÊU: HS có thể :

    - Sắp xếp các thức ăn  hàng ngày  vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật .

    - Phân loại thức ăn dựa vào các chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó .

    - Nói tên và vai trò của những thức ăn chứa chất bột đường. Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường .

- BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

    - Hình trang 10, 11  SGK

    - Phiếu học tập

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Khởi động:  Thỏ ăn cỏ

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

 + Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất

 + Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất ? 

Hoạt động 1: Tập phân loại thức ăn

Mục tiêu: HS biết sắp xếp và phân loại các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật

Phương pháp: Đàm thoại, động não

Cách tiến hành:

    - HS kể tên các thức ăn, đồ uống bạn thường dùng vào các bữa trưa, sáng, tối .

    - Một số HS nêu tên thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật, lớp nhận xét, HS quan sát tranh trang 10 .

 

Tên thức ăn, đồ uống

Nguồn gốc

 

        Thực  vật

 

       Động  vật

Rau cải

 

 

Đậu cô ve

 

 

Bí đao

 

 

Lạc

 

 

Thịt gà

 

 

 

 

 

Sữa

 

 

Nước cam

 

 

 

 

Cơm

 

 

Thịt heo

 

 

Tôm

 

 

 

- Người ta còn có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác ?

Hoạt động 2: Vai trò của chất bột đường .

Mục tiêu: HS biết vai trò của chất bột đường

Phương pháp: quan sát, đàm thoại

 

Cách tiến hành:

    - HS quan sát tranh trang 11, trả lời câu hỏi:

+ Kể tên những thức ăn giàu chất bột đường .

 + Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà em ăn hàng ngày ?

 + Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn ?

 + Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường ?

    - GV chốt ý: Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể .

Hoạt động 3: Nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường .

Mục tiêu: HS xác định được nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường .

Phương pháp: Đàm thoại

Cách tiến hành:

- HS suy nghĩ tìm những thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ cây nào ?

Thức ăn chứa nhiều chất bột đường

Từ các loại cây nào ?

Gạo

Cây lúa

Ngô

Cây ngô

Bánh quy

Cây lúa mì

Bánh mì

Cây lúa mì

Mì sợi

Cây lúa mì

Chuối

Cây chuối

Bún

Gạo

Hoạt động 4: Ai nhanh hơn

Mục tiêu: kiểm tra ,kiến thức, kĩ năng

Cách tiến hành:

    - Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường ?

    - Nêu vai trò của chất bột đường ?

    - GV nhận xét tiết học

    - Chuẩn bị bài: Vai trò của chất đạm và chất béo

Rút kinh nghiệm

...........................................................................

...........................................................................

Sinh hoạt tập thể

TUẦN  2

I. MỤC TIÊU:

   - HS biết nhận rõ ưu, khuyết điểm của mình trong tuần .

   - GV Nêu phương hướng tuần 3.

II NỘI DUNG:

1 Kiểm điểm việc đã làm trong tuần:

    - CTHĐQT báo cáo về vệ sinh, nề nếp, học tập của từng tổ .

    - GV tuyên dương tổ thực hiện tốt: nội qui, vệ sinh, nề nếp lớp: 

 .....................................................................

 .....................................................................

    - GV tuyên dương những HS học tập tốt:

 .....................................................................

 .....................................................................                                         

    - Tuyên dương HS rèn chữ giữ vở tốt:  ..........................................             

 .....................................................................

 

    - Phê bình HS chưa có ý thức học tập tốt, thiếu đồ dùng: ............................             

 .....................................................................   

 2  Nêu phương hướng tuần 3:

    - Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp lớp .

    - Kiểm tra khâu truy bài đầu giờ

    - Phụ đạo HS yếu

    - Kiểm tra đồng phục, mã số của học sinh 

    - Vệ sinh lớp, giữ vệ sinh chung .

   - Chấm vờ sạch chũ đẹp 

   - Hoàn tất độ tuổi, sơ yếu lí lịch HS     

3  Biện pháp thực hiện :

    -CTHĐQ và các nhóm trưởng theo dõi và nhắc nhở .

    - Thi đua đôi bạn học tốt .

-----------------------------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Động tác quay sau Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh

I/ MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh

- Củng cố nâng cao kĩ thuật Quay phải,quay trái. Y/c thực hiện tương đối chính xác

- Động tác Quay sau.Yêu cầu nhận biết đúng hướng xoay người, đi đều theo nhịp.

-Trò chơi Nhảyđúng, nhảynhanh.Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.

II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm : Sân trường;  Còi

III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

NỘI DUNG

ĐỊNH LƯỢNG

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

   I/ MỞ ĐẦU

GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

HS đứng tại chỗ vổ tay và hát

Giậm chân …giậm          Đứng lại ……đứng

Trò chơi : Diệt các con vật có hại

Kiểm tra bài cũ : 4 HS

Nhận xét

    II/ CƠ BẢN:

a. Đội hình đội ngủ

- Thành 4 hàng dọc ……..tập hợp

- Nhìn trước …………….Thẳng .Thôi

- Nghiêm; nghỉ

- Bên trái ( Phải)………..quay

-Đi đều….bước         Đứng lại….đứng

Nhận xét

 

b.Học kỹ thuật động tác quay sau :

Đằng sau…..quay

 

Nhận xét

c. Trò chơi: Nhảy đúng,nhảy nhanh

GV phổ biến nội dung trò chơi để học sinh thực hiện

Nhận xét

III/ KẾT THÚC:

HS đứng tại chỗ vổ tay hát

Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học

Về nhà tập động tác quay sau

6p

 

 

 

 

 

 

 

28p

9p

 

2-3Lần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   10p

2-3Lần

 

 

9p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6p

 

Đội Hình

   *   *   *   *   *   *   *   *
   *   *   *   *   *   *   *   *
   *   *   *   *   *   *   *   *
   *   *   *   *   *   *   *   *

 

       GV

 

Đội hình tập luyện

   *   *   *   *   *   *   *   *
   *   *   *   *   *   *   *   *
   *   *   *   *   *   *   *   *
   *   *   *   *   *   *   *   *

 

           GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đội hình trò chơi

   * * * * * *

   * * * * * *

   * * * * * *

   * * * * * *

 

 

 

 

 

Đội Hình xuống lớp

   *   *   *   *   *   *   *   *
   *   *   *   *   *   *   *   *
   *   *   *   *   *   *   *   *
   *   *   *   *   *   *   *   *
             GV

 

nguon VI OLET