Ngày soạn:
Ngày giảng:

CHỦ ĐỀ 3: SIÊNG NĂNG KIÊN TRÌ
Môn học: Giáo dục công dân; lớp: 6
(Thời lượng thực hiện: 02tiết)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm,biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
- Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
- Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.
- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, laođộng.
- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì; góp ý cho những bạn có biểuhiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
-Năng lực tự chủ và tự học
+ Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
+Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
+ Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo
+Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan đến siêng năng kiên trì.
+Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập thể hiện sự siêng năng kiên trì
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực điều chỉnh hành vi
- Nhận thứcchuẩn mựchành vi: Nhận biết được thế nào là siêng năng, kiên trì, biểu hiện của siêng năng, kiên trì, giá trị của siêng năng, kiên trì.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác:
+ Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, laođộng.
+ Đồng tình ủng hộ với thái độ, hành vi biểu hiện siêng năng, kiên trì. Phê phán thói lười nhác, ỷ lại vào người khác, làm gánh nặng cho người khác.
- Điều chỉnh hành vi: Quý trọng những người siêng năng, kiên trì; góp ý cho những bạn có biểuhiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.
- Năng lực phát triển bản thân
+ Tự nhận thức bản thân: Tự nhận biết được giá trị của siêng năng kiên trì đối với bản thân, rèn luyện trở thành người siêng năng, kiên trì.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Thích đọc sách, báo, tìm tư liệutrên mạng Internet để mở rộng hiểu biết; Tham gia lao động sản xuất trong gia đình theo điều kiện thực tế
- Trách nhiệm: Quan tâm đến các công việc của gia đình;Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
- Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập GDCD 6.
- Tranh ảnh, truyện, thơ ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, các ví dụ thực tế gắn với bài “siêng năng, kiên trì”.
- Đồ dùng đơn giản đề sắm vai.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint...(nếu có điều kiện)
2.Học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và sách bài tập giáo dục công dân 6 (bộ kết nối tri thức với cuộc sống), tư liệu báo chí, thông tin clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1: Thực hiện nội dung
Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện siêng năng, kiên trì.
Làm bài tập 1 phần luyện tập.
Làm bài tập 1 phần vận dụng
1. Hoạt động 1:Khởi động
a) Mục tiêu
-Tạo tâm thế cho HS và dẫn dắt HS vào bài học.
- HS có hứng thú ban đầuvề bài học mới siêng năng, kiên trì.
nguon VI OLET