Ma trận đề

- Hình thức đề kiểm tra : Kết hợp 2 hình thức : TNKQ (50%)  và TNTL (50%).

 

 

Nội dung kiến thức

 

Mức độ nhận thức

Cộng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

 

Vận dụng

cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Bảng TH các nguyên tố hóa học.

-Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH.

 

-Từ cấu hình e xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Từ ví trí nguyên tố suy ra cấu hình electron

- Dựa vào vị trí của 2 nguyên tố cùng chu kỳ, 2 nhóm A liên tiêp xác định vị trí  trong BTH

Xét sự biến đổi độ điện li theo nồng độ

 

Số câu hỏi

1

 

1

1

1

 

 

 

4

Số điểm

0,5

 

0,5

2,0

0,5

 

 

 

3,5

2. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học

- Nêu được quy luật biến đổi: Tính kim loại, tính phi kim; bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính axit- bazo của oxit và hidroxit trong một chu kỳ và trong một nhóm A

 

- So sánh bán kính nguyên tử, ion;  tính kim loại, tính phi kim và  độ âm điện của các nguyên tố trong cùng chu kì và nhóm.

- So sánh tính bazơ của các oxit và hidroxit.

 

 

 

 

Số câu hỏi

2

 

 

 

2

 

 

 

4

Số điểm

1,0

 

 

 

1,0

 

 

 

2,0

3. Hợp chất oxit cao nhất và hợp chất khí với hidro

-Xác định được hóa trị của nguyên tố trong hợp chất oxit cao nhất và hợp chất khí với hidro

- Từ cấu hình e lớp ngoài cùng viết được hợp chất oxit cao nhất và hợp chất khí với hidro

 

-Xác định nguyên tố từ % khối lượng trong  hợp chất oxit cao nhất và hợp chất khí với hidro

 

 

 

Số câu hỏi

1

 

1

 

1

 

 

 

3

Số điểm

0,5

 

0,5

 

0,5

 

 

 

1,5

4. Tổng hợp kiến thức

 

 

Vận dụng các phương pháp vào giải bài tập tim kim loại, và tính thể tích khí

Vận dụng các phương pháp vào giải bài tập kim loại tác dụng với dd axit

 

Số câu hỏi

 

 

 

 

 

2/3

 

1/3

1

Số điểm

 

 

 

 

 

2,0

 

1,0

3,0


Tổng số câu

Tổng số điểm

%

4

2,0

(20%)

 

2

1,0

(10%)

1

2,0

(20%)

4

2,0 (20%)

2/3

2,0

(20)

 

 

 

1/3

1,0

(10%)

12

10,0

(100%)

 

 

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đề kiểm tra môn hóa 10

Bài số 2- HKI

I .Phần trắc nghiệm khách quan(5,0điểm). Hãy khoanh tròn vào phư­ơng án trả lời đúng

Câu 1: Nguyên tử R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p3 . Hợp chất khí của R với hiđro là

A. RH   B. RH3   C. RH2   D. RH4

Câu 2: X và Y là hai nguyên tố cùng một chu kỳ( ZY > ZX), 2 nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn có tổng số proton là 33. Nguyên tố Y thuộc

A. chu kỳ 3, nhóm VIA  B. chu kỳ 3, nhóm VIIA

C. chu kỳ 2, nhóm VIA  D. chu kỳ 2, nhóm VIIA

Câu 3: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng

A. khối lượng nguyên tử  B. độ âm điện

C. điện tích hạt nhân   D. bán kính nguyên tử

Câu 4: Nguyên tố M thuộc chu kỳ 4 nhóm IA. Số electron của nguyên tử M là

A.19   B. 24   C. 29   D. 11

Câu 5: Nguyên tố R có hợp chất oxit cao nhất RO2 . Hóa trị của R trong hợp chất bằng

A. 3   B. 4   C. 5   D. 6

Câu 6: Cho các nguyên tố: 12Mg, 8O, 11Na, 9F.  Các ion có bán kính nguyên tử giảm dần từ trái sang phải là    A. Na+, Mg2+, F-, O2-                                 B.  F-, O2-, Na+, Mg2+,                 

C. Mg2+, Na+,  O2-, F-    D. O2-, F-, Na+, Mg2+

Câu 7: Cho các nguyên tố: 11Na, 19K, 13Al, 12Mg. Dãy đ­ược sắp xếp theo tính kim loại tăng dần từ trái sang phải là  A. Na, K, Al, Mg         B. Al, Mg, Na, K                           

C. K, Mg, Al, Na   D. Al, Mg, K, Na

Câu 8: Chọn phát biểu đúng về độ âm điện

A.Trong nhóm A, độ âm điện tăng dần từ trên xuống dư­ới

B. Độ âm điện của phi kim nhỏ hơn độ âm điện của kim loại

C. Trong một chu kỳ, độ âm điện của kim loại kiềm là nhỏ nhất

D. Độ âm điện tăng thì tính phi kim giảm

Câu 9:Trong một nhóm A, từ trên xuống dư­ới

A. bán kính nguyên tử giảm  B. tính phi kim tăng

C. độ âm điện tăng   D. bán kính nguyên tử tăng

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình eletron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố R với hidro, R chiếm 94,12% về khối lượng. % khối lượng R trong oxit cao nhất là

  1. 27,27%  B. 40,00%  C. 60,00%  D. 50,00%

II. Phần tự luận (5,0 đ)

Câu 1: Cho các nguyên tố : 12A, 19X, 14M, 7Q

Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Câu 2: Cho 12,8 g hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IIA ở hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng vừa đủ với 500 g dd HCl 5,84% thu đư­ợc V lít H2 (đktc) và dung dịch E

a. Xác định 2 kim loại trên

b. Tính V?

c. Tính khối l­ượng muối khan thu đ­ược?

Cho nguyên tử khối của H=1; Cl= 35,5; Mg=24, Ca=40; Ba=137;


HƯỚNG DẪN CHẤM

 

I. Phần trắc nghiệm (5,0 điểm) . Mỗi câu 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

B

B

A

B

D

B

C

D

B

II. Phần tự luận( 5,0 điểm)

Câu 1:  Xác định đ­ược vị trí của mỗi nguyên tố đ­ược  :0,5 đ

(0,5x4= 2,0 điểm)

Câu 2:  a. Số mol HCl=0,8                                             

Gọi chung 2 kim loại là R, hóa trị II       0,5 đ

R + 2HCl RCl2  + H2                       

         0,4     0,8       0,4     0,4                        0,5 đ

  = 32  (Mg, Ca)                                     0,5 đ

           b. VH2 = 0,4.22,4 = 8,96l                                    0,5 đ

           c. Cách 1: mRCl2 = 0,4.( + 71) = 41,2 g

Cách 2: mR + mct HCl = m muối khan + mH2

Cách 3: mRCl2 = mR + mCl= 12,8 + 0,8.35.5 =41,2g  1,0 đ

 

 

Ngày soạn:                                                             Ký duyệt:

 

Tuần dạy

 

Tiết 22  : LIÊN KẾT ION

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

*Kiến thức: Nêu được:

- Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.

- Định nghĩa liên kết ion

*  năng

- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử  cụ thể.

- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.

* Thái độ, phẩm chất

- Nghiêm túc, tích cực, say mê học tập, yêu khoa học.

- Sống yêu thương, sống trách nhiệm, sống tự chủ

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự sáng tạo, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thể chất, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề thông qua bộ môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức môn hóa học vào thực tế cuộc sống.

3. Liên môn, tích hợp

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chuẩn bị mô hình phân ion Na+, Cl-, video về quá trình hình thành các liên kết ion, cộng hóa trị của các phân tử, hệ thống phiếu bài tập…

2. Học sinh: - Ôn tập kiến thức về cách viết cấu hình (e), hoàn thành phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của giáo viên ( đã được phát ở cuối buổi học trước)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ

  1. Bài mới

A. Khởi động (10 phút)

a. Mục tiêu của hoạt động

- HS nắm được vai trò của việc phải hình thành liên kết hóa học thông qua tinh thần đoàn kết trong đời sống.

b. Phương thức tổ chức hoạt động

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Hình ảnh dưới đây khiến em nhớ đến câu nói nào của chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh các nguyên thủ quốc gia khối ASEAN bắt tay

 

Câu 2: Con người thể hiện sự đoàn kết bằng những cái bắt tay thế các nguyên tử hóa học thể hiện sự đoàn kết của mình như thế nào?

Câu 3: Tại sao các nguyên tử hóa học lại có xu hướng liên kết với nhau thành phân tử hay tinh thể?

Câu 4: Lớp vỏ của các nguyên tử mang điện tích gì? Vậy khi đặt các nguyên tử cạnh nhau thì chúng hút nhau hay đẩy nhau? Tại sao lại có phân tử NaCl?

 

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1:

- Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS chưa biết phân tử NaCl được hình thành như thế nào, vấn đề sẽ được giải quyết ở hoạt động hình thành kiến thức

B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập

+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Sự hình thành ion, cation, anion (15 phút)

a. Mục tiêu của hoạt động:

- HS nêu được các khái niệm ion, cation, anion.

- Học sinh viết được quá trình hình thành ion từ các nguyên tử.

- HS biết cách gọi tên ion

- HS xác định được từng ion hình thành trong phân tử.

b. Phương thức tổ chức hoạt động

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Phương thức thực nghiệm: Giáo viên cho HS xem video về sự tạo thành cation của nguyên tử Na, sự tạo thành anion của nguyên tử clo.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hoạt động theo cặp: Viết quá trình tạo thành ion và gọi tên ion tạo thành từ các nguyên tử: K, Mg, Al, O, F, N


- Hoạt động theo nhóm: Xác định các ion tạo thành các phân tử sau: NaCl, KOH, H2SO4, NH4Cl, Fe(NO3)3. Gọi tên và cho biết ion thuộc loại đơn nguyên tử hay ion đa nguyên tử.

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS viết được sự hình thành ion, gọi tên và xác định được các ion tạo thành phân tử chất cụ thể.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập

  + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, HĐ nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

 + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.

Hoạt động 2: Sự tạo thành liên kết ion (10 phút)

a. Mục tiêu của hoạt động:

- HS nêu được quá trình hình thành liên kết ion.

- Học sinh viết được quá trình hình thành liên kết ion từ các nguyên tử.

b. Phương thức tổ chức hoạt động

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

quá trình hình thành liên kết ion?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hoạt động chung cả lớp: Giáo viên cho HS xem Video quá trình hình thành liên kết ion của phân tử NaCl.

- Hoạt động theo cặp: Viết quá trình hình thành liên kết ion của các cặp nguyên tử :

K + F2    Mg + O2  Al + Cl2  Al + O2

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HĐ chung cả lớp: GV mời một số cặp HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức về quá trình hình thành liên kết ion.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập

- HS viết được sự hình thành liên kết ion từ các nguyên tử đã cho.

  + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, HĐ nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

 + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.

- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:

Có thể HS gặp khó khăn về quá trình hình thành liên kết trong phân tử MgO, AlCl3 , Al2O3. GV cần giúp đỡ để HS chốt kiến thức.

C: Luyện tập ( 5 phút)

a) Mục tiêu hoạt động:

 - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm, quá trình hình thànhliên kết ion

 - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.

 - Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi, bài tập trong phiếu học tập số 4

      b) Phương thức tổ chức hoạt động:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Ở hoạt động này giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho học sinh hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi, bài tập trong phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Câu 1: Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống:

1.  Nguyên tử kim loại dễ ……………………………………………………………………...

2.  Nguyên tử phi kim  dễ ………………………………………………………………………

3. Liên kết ion

- Bản chất .............................................................................................................................

- Thường được hình thành giữa .............................................................................................

Câu 2: Trong các phản ứng hoá học, để biến thành cation natri, nguyên tử natri đã

A. nhận thêm 1 proton           B. nhận thêm 1 electron 

C. nhường đi 1 electron           D. nhường đi 1 proton


Câu 3: Trong các phản ứng hoá học, để biến thành anion, nguyên tử clo đã

A. nhận thêm 1 electron                         B. nhường đi 7 electron

C. nhận thêm 1 proton                            D. nhường đi 1 proton

Câu 4: Nguyên tử brom chuyển thành ion bromua bằng cách nào sau đây?

A. Nhận 1 electron B. Nhường 1 electron  C. Nhận 1 proton D. Nhận 1 nơtron

Câu 5: Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm?

A. Na+   B. Mg2+     C . Al3+    D. Fe2+

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hoạt động chung cả lớp: Giáo viên mời một số học sinh lên trình bày kết quả, các học sinh khác góp ý bổ sung. Giáo viên giúp học sinh nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập

 + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, HĐ nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

 + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.

- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:

D: Vận dụng và tìm tòi mở rộng

a) Mục tiêu hoạt động:

Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà làm, nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của học sinh, không bắt buộc tất cả học sinh đều phải làm tuy nhiên giáo viên nên động viên khuyến khích học sinh tham gia nhất là các học sinh say mê học tập, nghiên cứu, học sinh khá giỏi và chia sẻ kết quả.

b) Nội dung hoạt động:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Học sinh giải quyết các câu hỏi sau.

Câu 1: Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet… và cho biết nguồn sản xuất và các ứng dụng của muối ăn?

Câu 2: Vôi sống là hợp chất có liên kết ion điển hình. Hãy cho biết vôi sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào trong tự nhiên?  Ứng dụng của vôi sống trong đời sống và trong công nghiệp?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

 Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Giáo viên có thể cho học sinh báo cáo kết quả hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, giáo viên cần kịp thời động viên, khích lệ học sinh

B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập

Sản phẩm hoạt động: Bài viết của học sinh.

 

V. Rút kinh nghiệm

 

 

 

 

Ngày soạn:                                                             Ký duyệt:

 

Tuần dạy

 

Tiết 23  : LIÊN KẾT ION

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

*Kiến thức: Nêu được:

- Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.


- Định nghĩa liên kết ion

*  năng

- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử  cụ thể.

- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.

* Thái độ, phẩm chất

- Nghiêm túc, tích cực, say mê học tập, yêu khoa học.

- Sống yêu thương, sống trách nhiệm, sống tự chủ

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, tự sáng tạo, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thể chất, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề thông qua bộ môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức môn hóa học vào thực tế cuộc sống.

3. Liên môn, tích hợp

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chuẩn bị mô hình phân ion Na+, Cl-, video về quá trình hình thành các liên kết ion, cộng hóa trị của các phân tử, hệ thống phiếu bài tập…

2. Học sinh: - Ôn tập kiến thức về cách viết cấu hình (e), hoàn thành phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của giáo viên ( đã được phát ở cuối buổi học trước)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Ổn định lớp
  2. Kiểm tra bài cũ
  3. Bài mới
  4. A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)

a. Mục tiêu của hoạt động

- HS nắm - Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.

b. Phương thức tổ chức hoạt động

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS hoạt động cá nhân để hoàn thành phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1: viết phương trình tạo thành các ion từ các nguyên tử tương ứng: Fe2+ ;  Fe3+ ; K+ ; N3- ; O2- ; Cl- ; S2- ; Al3+ ; P 3-.

Bài 2: viết phương trình phản ứng có sự di chuyển electron khi cho:

     a)  Kali tác dụng với khí clo.

     b)  Magie tác dụng với khí oxy.

     c)  Natri tác dụng với lưu huỳnh.

     d)  Nhôm tác dụng với khí oxy.

     e)  Canxi tác dụng với lưu huỳnh.

 f)  Magie tác dụng với khí clor.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một Hs báo cáo, các Hs khác góp ý, bổ sung

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập

+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Thông qua báo cáo và sự góp ý, bổ sung của các Hs khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tinh thể ion

a)     Mục tiêu HĐ:


HS nêu được tính chất chung của hợp chất ion và vận dụng kiến thức đó vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn đời sống.

Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ( phân tích hình ảnh…)

a)     Phương thức tổ chức HĐ:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-          GV cho HS HĐ chung cả lớp: HS quan sát mô hình tinh thể NaCl ( trên giấy hoặc dùng máy chiếu). Sau đó HĐ theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.

-          PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

-          Câu hỏi 1: Qua quan sát mô hình tinh thể NaCl, em hãy cho biết trong mạng tinh thể, các ion Na+ và Cl- được sắp xếp như thế nào ( luân phiên đều đặn hay sắp xếp vô trật tự?).

-          Xung quanh mỗi ion Na+ có bao nhiêu ion Cl-? Và ngược lại. ( Chỉ rõ trên hình)

-          Câu hỏi 2: Tinh thể NaCl là đại diện tiêu biểu cho các hợp chất có tinh thể ion. Hãy cho biết:

-          -NaCl có tan trong nước không? Dễ hay khó?

-          -NaCl có dễ nóng chảy không? Có dễ bay hơi không?

-          -Khi hòa tan NaCl trong nước thì dung dịch thu được có dẫn điện không?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

-          Gv cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung và cuối cùng GV chuẩn hóa lại các kiến thức mà HS vừa thảo luận.

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về tính chất chung của hợp chất ion.

B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập

HS có thể gặp khó khăn khi trả lời ý c của câu hỏi 2. Khi đó GV có thể gợi ý trong dung dịch NaCl thực chất là tồn tại các ion Na+ và Cl- như vậy HS có thể suy luận được khả năng dẫn điện của dd NaCl.

C: Luyện tập

a) Mục tiêu hoạt động:

 - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm, quá trình hình thành, liên kết ion

 - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.

       b) Phương thức tổ chức hoạt động:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Ở hoạt động này giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho học sinh hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi, bài tập trong phiếu học tập 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài3: Cho 5 nguyên tử : Na; Mg; N; O; Cl.

a)  Cho biết số p; n; e và viết cấu hình electron của chúng.

b)  Xác định vị trí của chúng trong hệ thống tuần hoàn? Nêu tính chất hoá học cơ bản.

c)  Viết cấu hình electron của Na+,  Mg2+,  N3-,  Cl-,  O2-.

d)  Cho biết cách tạo thành liên kết ion trong: Na2O ; MgO ; NaCl ; MgCl2 ; Na3N.

1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử canxi là 4s2. Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử canxi thường cho 2e để tạo ra ion canxi. Hãy viết cấu hình electron của cation canxi và cho dự đoán về kiểu liên kết giữa canxi với flo trong muối canxi florua?

2.  Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử phi kim sau đây: O, Al, Ne. Từ các cấu hình đó hãy cho biết các nguyên tử O, Al ; mỗi nguyên tử nhường hay nhận thêm mấy electron thì có cấu hình electron giống như của khí hiếm Neon.

 Hãy cho biết tại sao nguyên tử kim loại  lại có khuynh hướng nhường electron để trở thành ion dương và nguyên tử phi kim lại có khuynh hướng nhận electron để trở thành ion âm.

điều kiện thường khả năng phản ứng của N2 kém hơn so với Cl2 ?


3.  Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 20, nguyên tử của nguyên tố Y có Z = 17. Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y và hãy cho biết loại liên kết gì được tạo thành trong phân tử hợp chất của X và Y ? Viết phương trình hóa học của phản ứng để minh họa.

4. Cho 3g hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm A và natri tác dụng với nước dư thu được dung dịch Y và khí Z. Dể trung hòa dung dịch Y cần 0,2 mol HCl. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định nguyên tử khối và tên nguyên tố A.

5. Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng :

 a) Na  →  Na+      ;       b) Cl  →  Cl  ;          c)  Mg  →  Mg2+

 d) S  →  S2–         ;       e)  Al  →  Al3+;          f)  O  →  O2– .

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Hoạt động chung cả lớp: Giáo viên mời một số học sinh lên trình bày kết quả, các học sinh khác góp ý bổ sung. Giáo viên giúp học sinh nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức

B4: Đánh giá kết quả thực hiện niệm vụ học tập

 + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, HĐ nhóm để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

 + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức.

- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:

4. Dặn

a) Mục tiêu hoạt động:

Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà làm, nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của học sinh, không bắt buộc tất cả học sinh đều phải làm tuy nhiên giáo viên nên động viên khuyến khích học sinh tham gia nhất là các học sinh say mê học tập, nghiên cứu, học sinh khá giỏi và chia sẻ kết quả.

b) Nội dung hoạt động:

Học sinh giải quyết các câu hỏi sau.

Câu 1. X và Y là 2 hợp chất ion cấu tạo bởi các ion có cấu hình electron giống khí trơ Ne hoặc Ar. Tổng số hạt mang điện trong X là 46 và tổng số hạt mang điện trong Y là 38. Nguyên tố X’ tạo nên anion của X và nguyên tố Y’ tạo nên anion của Y thuộc cùng 1 phân nhóm. X’ và Y’ tạo nên 2 hợp chất có số electron trong phân tử lần lượt là :
A. 24 và 32   B.50 và 84                      C. 32 và 40                 D. 32 và 84
Câu 2. Trong các phân tử hợp chất ion sau đây : CaCl2, MgO, CaO, Ba(NO3)2, Na2O, KF, Na2S, MgCl2, K2S, KCl có bao nhiêu phân tử được tạo thành bởi các ion có chung cấu hình electron 1s22s22p63s23p6?
A. 2               B. 3                           C. 4                  D. 5
Câu 3. Cho các nguyên tố K,Na,Ca,Al, F,O, Cl. Có bao nhiêu phân tử hợp chất ion tạo thành từ 2 nguyên tố trong các nguyên tố trên có cấu hình electron của cation khác cấu hình electron của anion ?
A. 4              B. 5                            C. 6                             D. 7

Câu 4.. Trong các ion sau : Fe3+, Na+, Ba2+, S2–, Pb2+, Cr3+, Ni2+, Zn2+, Ca2+, Cl ,H+, H có bao nhiêu ion không có cấu hình electron giống khí trơ :

A. 5                  B. 6                            C. 7                           D. 8
Câu 5. Anion X và cation M2+ (M không phải là Be) đều có chung 1 cấu hình electron R. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Nếu M ở chu kì 3 thì X là Flo.
B. Nếu R có n electron thì phân tử hợp chất ion đơn giản giữa X và M có 3n electron.
C. X là nguyên tố p và M là nguyên tố s.
D. Số hạt mang điện của M–số hạt mang điện của X = 4.
Câu 6. Trong số các hợp chất ion 2 nguyên tố đơn giản tạo thành từ các kim loại Na, Ca, K, Mg và các phi kim O, Cl, S, N phân tử hợp chất ion có số electron nhiều nhất trong phân tử là m và phân tử hợp chất ion có số electron ít nhất trong phân tử là n. m và n lần lượt là :
A. 74 và 20.      B. 54 và 20.                C. 54 và 28.               D. 74 và 38.
Câu 7.  Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 115 trong đó số hạt không mang điện


chiếm 39,13% tổng số hạt. Trong hợp chất ion giữa M và X số hạt mang điện của M chiếm 14,63% tổng số hạt mang điện của phân tử. M là :

              A. Na                 B. Mg                C. Na                             D.K
Câu 8. Tổng số hạt mang điện của phân tử X2Y và ZY lần lượt là 108 và 56. Số hạt mang điện của X bằng 1,583 lần số hạt mang điện của Z. T có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p5. Tổng số electron trong phân tử hợp chất giữa X và T, Z và T lần lượt là : (X,Y,Z,T là các nguyên tố hóa học)
A. 20 và 20    B. 28 và 30               C. 40 và 20                 D. 38 và 20

 

V. Rút kinh nghiệm

 

 

 

Ngày soạn:                                                                                    Ký duyệt:

 

Tuần dạy

 

Tiết 24  : LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ

 

I.Mục tiêu bài

1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

a)     Kiến thức

-          HS biết khái niệm về liên kết cộng hóa trị (LKCHT). Nguyên nhân của sự hình thành LKCHT

-          Định nghĩa liên kết cho – nhận

-          Biết đặc điểm của LKCHT

-          Hiểu được tính chất chung của hợp chất có LKCHT

-          Biết sự liên hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hóa học

b)     Kĩ năng

-          Xác định được các hợp chất có LKCHT, liên kết cho – nhận

-          Giải thích liên kết cộng hóa trị trong một số phân tử đơn giản.

-          Xác định được loại liên kết trong một chất khi biết hiệu độ âm điện.

c)      Thái độ

-          Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học

-          Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về tính chất của hợp chất có LKCHT vào thực tiễn đời sống.

  1. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

a)     Năng lực chung

-          Năng lực quan sát mô hình rút ra nhận xét về sự hình thành liên kết

-          Năng lực tự học, năng lực hợp tác nhóm

-          Năng lực tính toán, năng lực tư duy logic.

b)     Năng lực chuyên biệt

-          Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

-          Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

-          Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

3. Tích hợp, liên môn

  1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
  1. GV: mô phỏng về sự hình thành liên kết trong phân tử H2, N2, HCl, CO2

        Mô hình phân tử CO2

       Phiếu học tập số 1, 2,3,4

  1. HS: Xem lại kiến thức về liên kết ion.
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ

3.Bài mới


 

A.Hoạt động Khởi động

a)     Mục tiêu hoạt động.

-          Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.

b)     Phương thức tổ chức HĐ:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ I

Câu hỏi 1:  Trong bức tranh dưới đây ( góc thư viện), các loại sách, truyện…do ai đóng góp? Chúng là tài sản riêng của người đóng góp hay tài sản chung của cả lớp?

 

 

C:\Documents and Settings\Microsoft\My Documents\Downloads\LKCHT 1.jpg

 

 

 

 

 

Câu hỏi 2: Trong đời sống có nhiều trường hợp con người đã đưa tài sản riêng của mình đóng góp với nhau để biến chúng thành tài sản chung phục vụ lợi ích cho cả 2 hay nhiều người. ( Ví dụ:  Sinh viên dùng chung sách vở…; các công ty liên kết để cùng sản xuất ra một loại sản phẩm công nghệ cao.) Trong hóa học, các nguyên tử ngoài  xu hướng cho nhận e thì còn có cách thức trao đổi e nào để tạo thành phân tử bền vững?

Câu hỏi 3: Cho thông tin:   H có Z = 1;  N có Z = 7

Trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tử H đang có 1e, để đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm He (gần nhất) thì 2 nguyên tử H phải sử dụng e của mình như thế nào khi tạo thành phân tử H2? Dùng kí hiệu để biểu diễn quá trình đó? Viết công thức electron và công thức cấu tạo của H2?

b)Viết cấu hình e nguyên tử N? Xác định số e lớp ngoài cùng của nguyên tử N? Trong số đó có bao nhiêu e độc thân?

  Khi tạo phân tử N2, để đạt cấu hình e của khí hiếm gần nhất Ne, mỗi nguyên tử N phải góp chung mấy e? những e nào? Viết công thức electron và công thức cấu tạo của N2?

 

c)  Liên kết được hình thành trong phân tử H2 và N2 ở trên là liên kết cộng hóa trị. Em hiểu thế nào là liên kết cộng hóa trị?

d) Trong các phân tử H2 và N2 trên, cặp e dùng chung có bị lệch về phía nguyên tử nào không? Vì sao? Vậy LKCHT trong pt H2 và N2 thuộc loại LKCHT có cực hay không cực?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

-          GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. ( câu 1, 2 HĐ chung cả lớp, câu 3  HĐ theo nhóm).

-          Sau đó Gv cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung.  Vì là HĐ tạo tình huống/ nhu cầu học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/ vấn đề chủ yếu mà HS đã đưa ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập.

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

nguon VI OLET