Ngày soạn:
Tiết 1 : ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tiết 1)
Số Tiết: 02
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và 9
*Các khái niệm: Đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị, phản ứng hoá học, ...
*Sự phân loại các hợp chất vô cơ.
* Trọng tâm:
*Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất
*Phân biệt các loại hợp chất vô cơ
*Cân bằng phương trình hoá học
2.Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài:
*Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất
*Phân biệt các loại hợp chất vô cơ
*Cân bằng phương trình hoá học
3.Thái độ: Tạo nền móng cơ bản của môn hoá học
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính tóan hóa học.
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Trò chơi; dạy học hợp tác
2.Thiết bị:
*Giáo viên: máy tính, máy chiếu
*Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp: Làm quen lớp, kiểm tra sĩ số, đồng phục...
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng





Có phép
Không phép

10A2






10A4






10A5






10A6






2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
Đặt vấn đề:
Hoạt động 1( 2 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Chúng ta đã làm quen với môn hoá học ở chương trình lớp 8, 9. Bây giờ chúng ta sẽ ôn lại một số kiến thức cơ bản cần phải nắm để tiếp tục nghiên cứu về môn hoá học
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận


* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức



Hoạt động 2 (40 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức đã học về
+ một số khái niệm cơ bản: Chất tinh khiết...
+ Cân bằng PTHH
+ Phát triển năng lực hơp tác

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Đưa ra luật chơi Trò chơi ô chữ: Chia lớp thành 2 đội
Mỗi đội lần lượt lựa chọn hàng ngang
GV: Đưa ra gợi ý cho từ hàng ngang
* Hàng ngang 1: Có 13 chữ cái: Chất không lẫn bất cứ một chất nào khác ( vd: Nước cất) gọi là gì?
Chữ trong từ chìa khóa: H, C
* Hàng ngang 2: Có 7 chữ cái: Đây là loại chất được tạo nên từ 2 hay nhiều nguyên tố hoá học
Chữ trong từ chìa khóa: H
* Hàng ngang 3: Có 6 chữ cái: Đây là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất của chất
Chữ trong từ chìa khóa: P, H, N
* Hàng ngang 4: Có 8 chữ cái: : Đây là khái niệm :Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
Chữ trong từ chìa khóa: N,Ư
* Hàng ngang 5: Có 8 chữ cái: Là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân
Chữ trong từ chìa khóa: A; G
* Hàng ngang 6: Có 6 chữ cái: Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử
Chữ trong từ chìa khóa: O
* Hàng ngang 7 : Có 14 chữ cái: Dùng để biểu diễn chất gồm 1,2 hay 3 KHHH và chỉ số ở mỗi chân ký hiệu.
Chữ trong từ chìa khóa: O,A
Gợi ý từ chìa khóa: Quá trình làm biến đổi từ chất này thành chất khác
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh,
nguon VI OLET