Tiết 01: ÔN TẬP: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ, BẢNG TUẦN HOÀN, LIÊN KẾT HÓA HỌC, PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức cơ sở lý thuyết hoá học về nguyên tử, định luật tuần hoàn, BTH, liên kết hoá học, phản ứng oxi hoá – khử , tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các phương pháp để giải các bài toán về nguyên tử, ĐLBT, BTH, liên kết hoá học…
- Lập PTHH của phản ứng oxy hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron
- Giải một số dạng bài tập cơ bản như xác định thành phần hỗn hợp, xác định tên nguyên tố, bài tập về chất khí…
- Vận dụng các phương pháp cụ thể để giải bài tập như áp dụng ĐLBT khối lượng…
3. Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích bộ môn hóa khi vào cấp 3.
b. Các năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, pp xây dựng và sử dụng bài tập trong hóa học.
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2.Kĩ thuật dạy học
-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập về câu hỏi và bài tập, BTH các nguyên tố
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cơ bản của chương trình hóa học lớp 10.
IV: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1, Ổn định tổ chức : Làm quen lớp, kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2, Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài
3, Bài mới :
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: năng lực nhận thức

Để chuẩn bị tốt cho việc tiếp thu kiến thức mới, chúng ta cần điểm qua một số kiến thức cơ bản của chương trình lớp 10

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: lý thuyết hoá học về nguyên tử, định luật tuần hoàn, BTH, liên kết hoá học, phản ứng oxi hoá – khử , tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Phiếu học tập 1:
1. Nguyên tử gồm có mấy phần, chứa hạt gì ?
Khối lượng các loại hạt ?
Sự phân bố electron trên các lớp và phân lớp như thế nào ?






2. Nguyên tố hóa học là gì?


3. Đồng vị là gì ?


4. Biểu thức tính nguyên tử khối trung bình ?
Phiếu học tập 2:
1. Tại sao các nguyên tử phải liên kết với nhau?
2. Các loại liên kết: định nghĩa, nêu ví dụ?






Phiếu học tập 3:
Nguyên tắc sắp xếp của HTTH?






Cấu tạo của bảng TH?





Phiếu học tập 4:
Hãy so sánh nhóm Halogen và nhóm Oxi- Lưu huỳnh về:
1.Vị trí trong HTTH.
2. Đặc điểm của electron lớp ngoài.
3.Tính chất các đơn chất.
4. Hợp chất quan trọng.

Hai phần : hạt nhân và vỏ.
Vỏ nguyên tử chứa các electron mang điện âm.
qe = - 1,6.10-19C.
me = 9,1.10-31kg.
Hạt nhân nguyên tử chứa các nơtron không mang điện và proton mang điện dương.
qp = + 1,6.10-19C.
mp = 1,67.10-27kg.
Electron phân bố trên các lớp và phân lớp .


NTHH : là các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân.

Đồng vị là những nguyên tử
nguon VI OLET