Tröôøng THPT Soá 2 Moä Ñöùc                                           Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Quyønh Thuûy

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT MÔN HÓA HỌC – KHỐI 11

CƠ BẢN NĂM HỌC 2018 – 2019

 

Cả năm : 37 tuần (70 tiết)

Học kì I : 19 tuần (36 tiết)

Học kì II : 18 tuần (34 tiết)

 

Tuần

Tiết

Bài

Tên bài – Nội dung thực hiện

Ghi chú

HỌC KÌ I

1

1,2

 

Ôn tập đầu năm

 

Chương I: SỰ ĐIỆN LI (5LT + 1TH + 1BT + 1KT = 8 tiết)

2

3

1

Sự điện li

 

4

2

Axit – Bazơ – Muối

 

3

5

6

3

Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ

 

4

7

4

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

 

8

5

Luyện tập: Axit – bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

 

5

9

6

Bài thực hành số 1: Tính Axit – bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Kiểm tra 15 phút

10

Kiểm tra 1 tiết

Chương II: NITƠ - PHOTPHO (9LT + 1TH + 1BT + 1KT = 12 tiết)

6

11

7

Nitơ

Mục IV.2.Trong phòng thí nghiệm không dạy, HS đọc thêm, thời gian còn lại làm bài tập củng cố.

12

8

Amoniac và muối amoni

-Hình 2.2.Sơ đồ cấu tạo của phân tử NH3 không dạy.

-Mục III.2b.Tác dụng với clo không dạy.

-Mục III.2a thêm PTHH amoniac tác dụng với oxi tạo NO.

7

13

14

9

Axit nitric và muối nitrat

-Mục B.1.3.Nhận biết ion nitrat không dạy.

-Mục C.Chu trình của nitơ trong tự nhiên không dạy.

8

15

16

 

Luyện tập: Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ

 

9

17

10

Photpho

Không dạy cấu trúc hai dạng thù hình của photpho, bỏ hình vẽ.

18

11

Axit photphoric và muối photphat

Mục IV.1.Trong phòng thí nghiệm không dạy, HS đọc thêm.

10

19

12

Phân bón hóa học

 

20

13

Luyện tập: Tính chất của photpho và hợp chất của photpho

Bài tập 3 bỏ PTHH (1), (2), thời gian còn lại làm thêm bài tập axit photphoric tác dụng với dung dịch kiềm.

Giaùo aùn khoái 11 – Cô baûn                                                                                       Trang 1


Tröôøng THPT Soá 2 Moä Ñöùc                                           Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Quyønh Thuûy

 

 

 

 

Kiểm tra 15 phút

11

21

14

Bài thực hành số 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho.

Thí nghiệm 3.b không tiến hành.

22

 

Kiểm tra 1 tiết

 

Chương III: CACBON – SILIC (3LT + 0TH + 2BT + 0KT = 5 tiết)

12

23

15

Cacbon

Mục II.3.Fuleren không dạy, điều chế không dạy. Thời gian còn lại củng cố tính chất hóa học của cacbon.

24

16

Hợp chất của cacbon

 

13

25

17

Silic và hợp chất của silic

 

26

19

Luyện tập cacbon, silic và hợp chất của chúng

Bài công nghệ silicat không dạy

14

27

Chương IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ (4LT + 0TH + 4BT + 1KT = 9 tiết)

28

20

Mở đầu về hóa học hữu cơ

 

15

29

21

Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

 

30

22

Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

 

16

31

32

23

Luyện tập: xác định CTPT, CTCT của HCHC

Bài phản ứng hữu cơ không dạy

17

33

24

Luyện tập: Chất hữu cơ, CTPT và CTCT

Bài tập 7, 8 không làm. Thời gian còn lại làm thêm bài tập xác định CTPT, CTCT của HCHC.

34

 

Ôn tập học kỳ I

 

18

35

 

Ôn tập học kỳ I

 

36

 

Kiểm tra học kỳ I

 

19

Trả bài kiểm tra và tổng kết học kỳ I

HỌC KỲ II

Chương V: HIĐROCACBON NO (2LT + 1TH + 2BT + 0KT = 5 tiết)

20

37

25

Ankan

 

38

21

39

40

27

Luyện tập: Ankan

Bài Xicloankan không dạy, hướng dẫn HS đọc thêm

22

41

28

Bài thực hành số 3: Phân tích định tính nguyên tố

Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của metan không bắt buộc tiến hành

Chương VI: HIĐROCACBON KHÔNG NO (4LT + 1TH + 2BT + 1KT = 8 tiết)

42

29

Anken

 

23

43

44

30

Ankađien

Kiểm tra 15 phút

24

45

31

Luyện tập: Anken và ankađien

 

46

32

Ankin

 

25

47

33

Luyện tập: Ankin

 

48

34

Bài thực hành số 4: Điều chế và tính chất của etylen, axetilen

 

26

49

 

Kiểm tra 1 tiết

 

Giaùo aùn khoái 11 – Cô baûn                                                                                       Trang 1


Tröôøng THPT Soá 2 Moä Ñöùc                                           Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Quyønh Thuûy

 

Chương VII: HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON (3LT + 0TH + 2BT + 0KT = 5 tiết)

50

35

Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác

Mục B.II.Naphtalen không dạy

27

51

52

36

Luyện tập: Hiđrocacbon thơm

 

28

53

38

Hệ thống hóa về hiđrocacbon

Bài Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên không dạy, hướng dẫn HS đọc thêm

54

Chương VIII: DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL (3LT + 1TH + 2BT + 1KT = 7 tiết)

29

55

40

Ancol

Bài Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon không dạy, mục V.1.b.Tổng hợp glixerol không dạy. Thời gian còn lại củng cố ancol

56

30

57

 

Luyện tập ancol

 

58

41

Phenol

Mục I.2.Phân loại, mục II.4.Điều chế không dạy. Thời gian còn lại củng cố tính chất hóa học của phenol

31

59

42

Luyện tập: Ancol, phenol

 

60

43

Bài thực hành số 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol

 

32

61

 

Kiểm tra 1 tiết

 

Chương IX: ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC (5LT + 1TH + 2BT + 1KT = 9 tiết)

62

44

Anđehit – Xeton

Mục III.2.phản ứng oxi hóa anđehit bởi oxi không dạy, mục B.Xeton không dạy, bài tập 6.e, 9 không yêu cầu HS làm

33

63

64

45

Axit cacboxylic

 

34

65

66

46

Luyện tập: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic

 

35

67

68

47

Bài thực hành số 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic

Kiểm tra 15 phút

36

69

 

Ôn tập học kỳ II

 

70

Kiểm tra học kỳ II

37

Tổng kết năm học

 

 

 

 

 

 

 

 

Giaùo aùn khoái 11 – Cô baûn                                                                                       Trang 1


Tröôøng THPT Soá 2 Moä Ñöùc                                           Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Quyønh Thuûy

Tuần: 01

Tiết  : 01

NS   : 12 08 – 2018

 

ÔN TẬP ĐẦU NĂM

Lớp

Ngày dạy

11A09

11A07

20 – 08 – 2018

24 – 08 – 2018

 

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Kiến thức

-Ôn tập cơ sở lí thuyết hóa học về nguyên tử, liên kết hóa học, định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

2.Kĩ năng

Củng cố lại một số kĩ năng:

-Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.

-Từ cấu tạo nguyên tử xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ngược lại.

-Vận dụng quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn để so sánh và dự đoán tính chất của các chất.

-Mô tả sự hình thành một số loại liên kết: liên kết ion, liên kết cộng hoá trị, liên kết cho – nhận.

3.Thái độ

-HS có ý thức chuẩn bị chu đáo và có tinh thần tích cực, ý thức hợp tác khi thực hiện các nhiệm vụ được giao trong giờ luyện tập.

4.Định hướng các năng lực được hình thành

-Năng lực hợp tác.

-Năng lực giải quyết vấn đề.

-Năng lực tính toán hoá học.

-Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào đời sống thực tiễn.

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

II.PHƯƠNG PHÁP

-Phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng bài tập, trực quan, đàm thoại,… 

III.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

-Giáo án, các phiếu học tập.

-Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

-GV chia HS thành các nhóm để trình bày nội dung trong phiếu học tập.

2.Học sinh

-Các nhóm chuẩn bị tất cả các nội dung ôn tập.

-Đặt câu hỏi cho các nhóm khác.

IV.THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số.

2.Thiết kế chi tiết từng hoạt động học

A – Hoạt động củng cố kiến thức

Hoạt động 1: Thành phần cấu tạo của nguyên tử

a)Mục tiêu hoạt động

Hệ thống hoá lại những kiến thức của chương nguyên tử: cấu tạo của nguyên tử, cấu tạo các loại hạt,...

b)Phương thức tổ chức hoạt động:

GV tổ chức tình huống học tập:

-GV phát phiếu học tập cho các nhóm.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1.Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Kích thước, khối lượng của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử?

2.Cấu tạo của lớp vỏ nguyên tử? Cách viết cấu hình electron nguyên tử?

3.Viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 7, 13, 19, 24, 18 và nhận xét?

 

c)Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

-HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.

-GV cử đại diện một nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung, GV nhận xét và bổ sung cho các nhóm.

Giaùo aùn khoái 11 – Cô baûn                                                                                       Trang 1


Tröôøng THPT Soá 2 Moä Ñöùc                                           Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Quyønh Thuûy

-Sản phẩm:

 Vỏ nguyên tử (e)

                          (mang điện tích âm)              

                                                       

                                                          Hạt nhân  

                                                (Mang điện dương)

 

 

 

Hoạt động 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn

a)Mục tiêu hoạt động

Hệ thống hoá lại những kiến thức của chương bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn như: các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào một ô, một hàng, một cột; định nghĩa về chu kì, nhóm nguyên tố; từ vị trí nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử và ngược lại,...

b)Phương thức tổ chức hoạt động:

GV tổ chức tình huống học tập:

-GV phát phiếu học tập cho các nhóm.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1.Nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn? Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? Từ cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố ở phiếu học tập số 1, hãy xác định vị trí của mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn?

2.Nêu quy luật biến đổi một số đại lượng vật lí và một số tính chất của nguyên tố, đơn chất và hợp chất theo chu kì và theo nhóm A?

3.Viết công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất khí với hiđro, công thức hiđroxit của nguyên tố có Z = 17? Tính chất của oxit và hiđroxit?

4.Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro thì Hiđro chiếm 5,88% về khối lượng. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn.

 

c)Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

-HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.

-GV cử đại diện một nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung, GV nhận xét và bổ sung cho các nhóm.

-Sản phẩm:

1.Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH

Có 3 nguyên tắc:

-Z+ tăng dần.

-Cùng số lớp e: 1 hàng

-Cùng số e hóa trị: 1 cột.

2.Cấu tạo BTH các nguyên  tố hoá học

a)Ô nguyên tố

STT của ô nguyên tố = SHNT của nguyên tố đó.

b)Chu kì

-Có 7 chu kỳ, trong đó có 3 chu kỳ nhỏ (1, 2, 3) và 4 chu kỳ lớn (4, 5, 6, 7).

-Trong một chu kỳ thì nguyên tử các nguyên tố có số e bằng nhau.

-STT của chu kỳ = số lớp e.

c)Nhóm nguyên tố

-Nhóm A: IA →VIIIA, ở chu kỳ lớn và nhỏ, bao gồm các nguyên tố s, p.

-Nhóm B: IB →VIIIB, ở chu kỳ lớn bao gồm các nguyên tố d, f.

*Cách xác định số thứ tự nhóm:

Giaùo aùn khoái 11 – Cô baûn                                                                                       Trang 1


Tröôøng THPT Soá 2 Moä Ñöùc                                           Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Quyønh Thuûy

-Nhóm A: STT nhóm A= Số e lớp ngoài cùng.

-Nhóm B: (n-1)dansb

.a + b = 37:  nhóm (a+b)B

.a + b= 810: nhóm VIIB.

.a + b > 10:  nhóm (a + b10)B.

3.Những đại lượng và tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

a)Cấu hình e của nguyên tử

-Số e lớp ngoài cùng tăng từ 1→ 8 (ở nhóm A trừ chu kỳ 1) trong mỗi chu kỳ.

-Trong mỗi nhóm A: cấu hình e ngoài cùng tương tự nhau.

b)Tính chất của các nguyên tố hóa học

 

Tính chất của nguyên tố và hợp chất

Theo chu kỳ: (→)

Theo nhóm A (↓)

Tính kim loại

Tính phi kim

r nguyên tử

χ

Hóa trị cao nhất

Hóa trị trong hợp chất khí H

Tính axit–bazơ của các oxit và hiđroxit

1 7

4 1

Axit , bazơ

Bằng nhau

Bằng nhau

Axit , bazơ

 

Hoạt động 3: Liên kết hóa học

a)Mục tiêu hoạt động

Hệ thống hoá lại những kiến thức của chương liên kết hóa học như: liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, hóa trị và số oxi hóa, cách viết công thức electron và công thức cấu tạo của một số chất,...

b)Phương thức tổ chức hoạt động

GV tổ chức tình huống học tập:

-GV phát phiếu học tập cho các nhóm.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

1.Liên kết ion là gì? Liên kết ion thường được tạo nên từ những nguyên tử của nguyên tố nào? Viết sơ đồ tạo thành liên kết ion trong phân tử hợp chất NaCl, MgO?

2.Liên kết cộng hóa trị là gì? Liên kết cộng hóa trị thường được tạo nên từ những nguyên tử của nguyên tố nào? Viết công thức electron, CTCT trong phân tử chất HCl, Cl2, SO2?

3.Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion và trong hợp chất cộng hóa trị được xác định như thế nào? Nêu các quy tắc xác định số oxi hóa của một nguyên tố trong các chất? Xác định số oxi hóa của Nitơ trong các chất sau: NH3, N2, NO, N2O, HNO3, NO2-, NH4+?

 

c)Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

-HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3.

-GV cử đại diện một nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung, GV nhận xét và bổ sung cho các nhóm.

-Sản phẩm:

1.Liên kết ion: là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. Liên kết ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.

-Sự tạo thành phân tử NaCl:

       Na       +              Cl                    Na+       +   Cl-                → NaCl

1s22s22p63s1               1s22s22p6 3s23p5                  1s22s22p6        1s22s22p6 3s23p6

-Sự tạo thành phân tử MgO:

Mg                 Mg2+   +  2e

1s22s22p6 3s2     1s22s22p6 

     O        +     2e       O2-

1s22s22p4             1s22s22p6 

    Mg2+    +  O2-      MgO

Giaùo aùn khoái 11 – Cô baûn                                                                                       Trang 1


Tröôøng THPT Soá 2 Moä Ñöùc                                           Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Quyønh Thuûy

2.Liên kết cộng hóa trị: là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hoặc nhiều cặp electron chung. Liên kết cộng hóa trị xãy ra giữa các nguyên tố giống nhau hoặc gần giống nhau về bản chất.

-Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong các chất:

 

HCl

Cl2

SO2

Công thức electron

H׃ Cl

 

Cl : Cl

 

 

 

 

S

          O            O

CTCT

H – Cl

Cl – Cl

 

S

          O           O

 

B.Hot đng khám phá khoa học

GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm hiểu lại các kiến thức của chương:

-Phản ứng hóa học, cách lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử.

-Nhóm halogen.

-Nhóm Oxi.

-Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

 

 

 

 

 

Tuần: 01

Tiết  : 02

NS   : 12 08 – 2018

 

ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tt)

Lớp

Ngày dạy

11A09

11A07

20 – 08 – 2018

24 – 08 – 2018

 

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Kiến thức

-Hệ thống hóa tính chất vật lí, hóa học của các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong nhóm halogen, nhóm oxi.

-Vận dụng cơ sở lí thuyết hóa học khi ôn tập nhóm halogen và nhóm oxi, chuẩn bị nghiên cứu các nguyên tố nitơ – photpho và cacbon – silic.

2.Kĩ năng

-Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

-Phương pháp giải các dạng bài toán của chương nhóm halogen và chương nhóm oxi.

-Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học để điều khiển phản ứng hoá học.

3.Thái độ

-HS có ý thức chuẩn bị chu đáo và có tinh thần tích cực, ý thức hợp tác khi thực hiện các nhiệm vụ được giao trong giờ luyện tập.

4.Định hướng các năng lực được hình thành

-Năng lực hợp tác.  -Năng lực giải quyết vấn đề.  -Năng lực tính toán hoá học.

-Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào đời sống thực tiễn.

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

II.PHƯƠNG PHÁP

-Phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng bài tập, trực quan, đàm thoại,… 

III.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

-Giáo án, các phiếu học tập.

-Chia học sinh thành 5 nhóm, GV cung cấp phần kiến thức các nhóm trình bày:

Giaùo aùn khoái 11 – Cô baûn                                                                                       Trang 1


Tröôøng THPT Soá 2 Moä Ñöùc                                           Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Quyønh Thuûy

+Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen.        +Tính chất hoá học chung của các halogen.

+Tính chất hoá học của hợp chất halogen.          +Phương pháp điều chế các đơn chất halogen.

+Ứng dụng của các halogen và hợp chất của chúng.        +Phân biệt các ion halogenua.

-GV yêu cầu mỗi nhóm đặt một câu hỏi về phần kiến thức nhóm khác trình bày.

2.Học sinh

-Các nhóm chuẩn bị tất cả các nội dung ôn tập.

-Đặt  câu hỏi cho các nhóm khác.

IV.THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số.

2.Thiết kế chi tiết từng hoạt động học

A – Hoạt động củng cố kiến thức

Hoạt động 1: Phản ứng hóa học

a)Mục tiêu hoạt động

Hệ thống hoá lại những kiến thức của chương phản ứng hóa học như: định nghĩa về chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa–khử; các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa–khử; phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ.

b)Phương thức tổ chức hoạt động

GV tổ chức tình huống học tập:

-GV phát phiếu học tập cho các nhóm.

-Các nhóm thảo luận và lên bảng hoàn thành phiếu học tập số 1.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1.Nêu các định nghĩa về chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa – khử? Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử?

2.Lập phương trình hóa học của các phản ứng hóa học sau:

a)Al  +  H2SO4 → Al2(SO4)3  +  H2                      b)KClO3 → KCl  +  O2

c)Cl2  +  NaOH →  NaCl  +  NaClO  + H2O        d)SO2+KMnO4+H2O→K2SO4 +MnSO4+ H2SO4

e)Cu  +  H2SO4 → CuSO4 +  SO2  +  H2O           f)R  +  H2SO4→  R2(SO4)3  +  SO2  +  H2O

g)FeS2 + O2→ Fe2O3 + SO2                                                  h)FeS2 + HNO3 →Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O

3.Dựa trên cơ sở nào để phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ? Có mấy loại phản ứng trong hóa học vô cơ?

 

c)Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

-HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.

-GV cử đại diện một nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung, GV nhận xét và bổ sung cho các nhóm.

Hoạt động 2: Nhóm halogen và nhóm oxi.

a)Mục tiêu hoạt động

-Hệ thống hoá lại những kiến thức của chương halogen như: cấu tạo đơn chất, hợp chất; tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế các đơn chất và hợp chất.

-Vận dụng lí thuyết nguyên tử, liên kết hoá học, định luật tuần hoàn ôn tập nhóm halogen và nhóm oxi.

b)Phương thức tổ chức hoạt động

GV tổ chức tình huống học tập:

-GV phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1.So sánh liên kết ion liên kết cộng hoá trị. Trong các chất sau đây, chất nào có liên kết ion, liên kết cộng hoá trị: NaCl; HCl; Cl2?

Câu 2.So sánh các Halogen, oxi, lưu huỳnh và đặc điểm cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, tính oxi hoá – tính khử? Lập bảng so sánh nhóm VIIA và VIA?

Câu 3.Axit H2SO4 và HCl là các hoá chất cơ bản, có vị trí quan trọng trong công nghiệp hoá chất. Hãy so sánh tính chất vật lí và tính chất hoá học của 2 axit trên?

Giaùo aùn khoái 11 – Cô baûn                                                                                       Trang 1


Tröôøng THPT Soá 2 Moä Ñöùc                                           Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Quyønh Thuûy

c)Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

-HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.

-GV cử đại diện một nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung, GV nhận xét và bổ sung cho các nhóm.

-Sản phẩm: HS tổng kết các kiến thức vào bảng tổng kết sau

Nội dung so sánh

Nhóm Halogen

Nhóm Oxi

1.Các nguyên tố hoá học

 

 

2.Vị trí trong bảng tuần hoàn

 

 

3.Đặc điểm của lớp e ngoài cùng

 

 

4.Tính chất hoá học của đơn chất

 

 

5.Hợp chất quan trọng

 

 

 

Hoạt động 3: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

a)Mục tiêu hoạt động

Hệ thống hoá lại những kiến thức của chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học; sự chuyển dịch cân bằng hóa học do tác dụng của các yếu tố bên ngoài; nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa--li-er.

b)Phương thức tổ chức hoạt động

GV tổ chức tình huống học tập:

-GV phát phiếu học tập số 3 cho các nhóm.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

1.Tốc độ phản ứng hóa học là gì? Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học?

2.Cân bằng hóa học là gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Satơlier?

3.Cho phương trình hoá học: 2SO2 + O22SO3   Phân tích đặc điểm của phản ứng điều chế lưu huỳnh trioxit, từ đó cho biết các biện pháp kĩ thuật để tăng hiệu quả tổng hợp SO3.

 

c)Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

-HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3.

-GV cử đại diện một nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung, GV nhận xét và bổ sung cho các nhóm.

Hoạt động 4: Bài tập vận dụng

a)Mục tiêu hoạt động

-Củng cố kiến thức thông qua việc giải các bài tập bằng cách sở dụng các phương pháp giải như định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron, sơ đồ đường chéo,...

-Định hướng các năng lực: năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán hoá học.

b)Phương thức tổ chức hoạt động

GV tổ chức tình huống học tập:

-GV phát phiếu học tập số 4 cho các nhóm.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Dạng 1: Giải bài tập hoá học bằng định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng và bảo toàn electron

1.Cho 19,8 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu và Al tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 11,2 lít khí H2 (đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Tính khối lượng muối tạo thành khi cô cạn dung dịch sau phản ứng?

2.Hoà tan hoàn toàn 1,12 gam kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl thu được 0,448 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại?

Dạng 2:  Giải bài tập bằng phương pháp đường chéo và bằng cách lập hệ phương trình phản ứng

1.Một hỗn hợp khí O2 và SO2 có tỉ khối so với H2 là 24. Tính thành phần %V của các khí?

2.Cho 17,85 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Ag vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thì sau phản ứng thu được 8,4 lít H2 (đktc). Mặt khác, cho 3,57 gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được 2,128 lít SO

Giaùo aùn khoái 11 – Cô baûn                                                                                       Trang 1


Tröôøng THPT Soá 2 Moä Ñöùc                                           Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Quyønh Thuûy

2 (đktc). Tính thành phần % của các kim loại trong hỗn hợp đầu?

3.Cho 9,58 gam bột Al, Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với oxi dư được 14,7 gam hỗn hợp oxit. Cho toàn bộ hỗn hợp oxit vào dung dịch H2SO4 2M, dư. Tính thể tích tối thiểu mà dung dịch H2SO4 2M cần dùng để hoà tan hết hỗn hợp oxit trên?

 

c)Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

-HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 4.

-GV cử đại diện một nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung, GV nhận xét và bổ sung cho các nhóm.

-GV gợi ý: 1.1.Bảo toàn nguyên tố H và bảo toàn khối lượng; 1.2.Bảo toàn electron hoặc giải bình thường.

B–Hoạt động khám phá khoa học

a)Mục tiêu hoạt động

-Tạo sự say mê, hứng thú cho HS khi nghiên cứu kiến thức mới.

b)Nội dung hoạt động:

-Tìm hiểu tính dẫn điện của các dung dịch muối ăn, dung dịch nước đường, nước sông và nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch đó.

c)Phương thức hoạt động

-GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (thư viện, góc học tập của lớp), internet (google.com, hocmai.vn, hoc24.vn, …). Ở những nơi khó khăn không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường hoặc góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc.

d)Sản phẩm hoạt động

-Bài viết, báo cáo hoặc bài trình bày Power Point của HS.

e)Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

-GV có thể cho HS báo cáo kết quả hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV kịp thời động viên, khích lệ HS.

 

 

 

Chương I: SỰ ĐIỆN LI

 

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

1.Kiến thức

Học sinh hiểu

-Các khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

-Cơ chế của quá trình điện li.

-Khái niệm về axit, bazơ theo thuyết A--ni-ut.

-Sự điện li của nước, tích số ion của nước.

-Đánh giá độ axit, độ kiềm của dung dịch dựa vào nồng độ của ion H+ và dựa vào pH của dung dịch.

-Phản ứng trong dung dịch chất điện li.

2.Kỹ năng

-Rèn luyện kỹ năng thực hành: quan sát nhận xét và đánh giá.

-Viết phương trình ion và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch.

-Dựa vào hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ để tính nồng độ H+, OH- trong dung dịch.

3. Giáo dục tình cảm, thái độ

-Tin tưởng vào phương pháp nghiên cứu khoc học bằng thực nghiệm.

                                      

Giaùo aùn khoái 11 – Cô baûn                                                                                       Trang 1


Tröôøng THPT Soá 2 Moä Ñöùc                                           Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Quyønh Thuûy

Tuần: 02

Tiết  : 03

NS   : 20 08 – 2018

Bài 01

SỰ ĐIỆN LI

Lớp

Ngày dạy

11A09

11A07

27 – 08 – 2018

31 – 08 – 2018

 

I.MC TIÊU BÀI HC

1.Kiến thức

Nêu được: khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

2.Kĩ năng

-Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

-Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

-Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

-Tính được nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.

3.Thái độ

-Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.

-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về sự điện li vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời sống con người.

4.Định hướng các năng lực

-Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng ngôn ngữ hoá học;  thực hành hoá học; phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học;  tính toán hóa học; vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

II.PHƯƠNG PHÁP

-Đàm thoại nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phiếu học tập.

III.CHUN B

1.Giáo viên

-Dụng cụ thí nghiệm: bộ dụng cụ đo khả năng dẫn điện; 

-Hóa chất: muối ăn khan, các dung dịch muối ăn, nước vôi, nước đường, HCl 0,1M và CH3COOH 0,1M.

2.Học sinh

-Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan đến dòng điện, vật dẫn điện trong Vật lí lớp 9.

-Hoàn thành phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của GV (GV chuẩn bị sẵn phiếu học tập số 1 và phát cho HS ở cuối buổi học trước).

IV.THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số.

2.Thiết kế chi tiết từng hoạt động học

A – Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)

a)Mục tiêu hoạt động

-Huy động các kiến thức của HS đã biết về khái niệm dòng điện, vật dẫn điện và vật cách điện; kết nối với hiện tượng dẫn điện của các dung dịch trong thực tiễn để tạo mâu thuẫn nhận thức để đặt ra vấn đề chính cho bài học.

-Nội dung hoạt động: Khái niệm về sự điện li, chất điện li.

b)Phương thức tổ chức hoạt động       

-GV giao nhiệm vụ học tập cho HS từ tiết trước để về nhà chuẩn bị:

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Tìm hiểu những thông số ghi trên chai nước khoáng? Vì sao các thông số này không được ghi dưới dạng phân tử mà lại ghi dưới dạng ion?

Câu 2: Thế nào là dòng điện? Điều kiện để một vật dẫn được điện? Nêu một số vật dẫn điện mà em biết?

Câu 3: Nước được sử dụng có dẫn điện không? Hãy lấy những hiện tượng dẫn điện trong thực tiễn mà em biết?

 

GV: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để trao đổi, thống nhất và hoàn thiện nội dung trong phiếu học tập.

-HS: Đại diện một số nhóm lên báo báo, các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung.

Giaùo aùn khoái 11 – Cô baûn                                                                                       Trang 1

nguon VI OLET