TÊN BÀI DẠY: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN,
CHẾ BIẾN NÔNG LÂM, THỦY SẢN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Công nghệ; lớp 10
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I, Mục tiêu
Học xong bài này, HS phải:
1, Kiến thức.
           + Biết được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến Nông, Lâm, thủy sản.
+ Hiểu được đặc điểm của sản phẩm Nông, Lâm, Thủy sản.
+ Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản khi bảo quản.
2, Kỹ năng.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp.
3, Thái độ
- Nâng cao hiểu biết về công tác bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản từ đó áp dụng vào thực tế tại gia đình.
4. Năng lực cần đạt.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tổng hợp và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế.
II, Thiết bị và học liệu
1, Giáo viên
- Tham khảo các tài liệu có liên quan.
- SGK + giáo án.
2, Học sinh
- SGK + vở ghi
- Đọc trước bài mới.
- Chuẩn bị các dụng cụ do GV đã phân công.
III. Tiến trình bài giảng.
Hoạt động 1: Xác định vấn đề.(5 phút)
a, Mục tiêu:
+ Nhằm tạo hứng thú cho HS trong tiết học.
+ Nhằm đưa ra những vấn đề cần giải quyết, tìm hiểu của bài học.
b) Nội dung:
Hs quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi của GV. Từ đó xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm:
Qua bài các em cần:
- Biết được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến Nông, Lâm, thủy sản.
- Hiểu được đặc điểm của sản phẩm Nông, Lâm, Thủy sản.
- Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản khi bảo quản.

d) Tổ chức thực hiện:
GV: Chiếu hình ảnh công tác bảo quản, chế biến các sản phẩm Nông sản ở địa phương.
GV: Đưa ra các câu hỏi để vào bài nhằm kích thích tư duy của học sinh.
Bảo quản thóc, ngô nhằm mục đích gì?
Thóc ngô có đặc điểm gì khác rau củ quả?
Khi bảo quản yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm?

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới. (28 phút)
* Mục tiêu.
- Nhằm hình thành những kiến thức của bài học.
- Tạo điều kiện cho HS trao đổi, nghiên cứu trong quá trình làm việc cá nhân, làm việc nhóm. Từ đó phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.
- Thông qua quá trình làm việc cá nhân, làm việc nhóm học sinh biết được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến Nông, Lâm, thủy sản. Hiểu được đặc điểm của sản phẩm Nông, Lâm, Thủy sản. Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản khi bảo quản.
*Nội dung.
- Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản Nông, Lâm, thủy sản.
- Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến Nông, Lâm, thủy sản.
- Đặc điểm của sản phẩm Nông, Lâm, Thủy sản.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản khi bảo quản.
* Sản phẩm :
Dự kiến sản phẩm của HS
- Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản Nông, Lâm, thủy sản.
+ Duy trì đặc tính ban đầu của Nông, Lâm, Thủy sản.
+ Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng.
VD:
+ Bảo quản rau, hoa quả giúp cho tươi càng lâu càng tốt. Nhằm duy trì đặc tính ban đầu của rau, hoa, quả.
+ Bảo quản thóc, ngô tránh bị mọt, chuột phá hoại có thể giảm số lượng sản phẩm.
- Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến Nông, Lâm, thủy sản.
+ Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Tạo ra nhiều sản phẩm có gí trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dung.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản.
VD:
+ Rượu, mỳ tôm, thức ăn, nước ngọt, siro..
+ Nhà cửa,
nguon VI OLET