Ngày soạn: 11/08/2019
Ngày giảng:
PHẦN MỘT: VẼ KĨ THUẬT
CHƯƠNG I: BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC

Tiết 1 BÀI 1: VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG
SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất.
2. Kĩ năng:
- Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê, hứng thú với môn học.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa.39
- Tranh ảnh hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK
- Một số các sản phẩm cơ khí, các công trình kiến trúc xây dựng
2. Học sinh:
- Vở ghi, sách giáo khoa, tìm hiểu trước nội dung bài học
C. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học :
+ PPDH gợi mở vấn đáp
+ PPDH nêu và giải quyết vấn đề
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số lớp :…………………………………………………..……………..
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Giới thiệu bài học
Trong giao tiếp, mỗi người muốn diễn đạt tư tưởng, tình cảm và truyền đạt một thông tin thì có thể biểu diễn như thế nào? Vậy các bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuât có vai trò như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG

 Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm bản vẽ kĩ thuật
GV: Tìm hiểu nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi
? Em hãy cho biết khái niệm của bản vẽ kĩ thuật?
HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, kết luận
?* Em hãy kể ra một số lĩnh vực kĩ thuật đã học?
HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, kết luận
HS: Lắng nghe và ghi chép bài
GV Nhấn mạnh:
- Mỗi lĩnh vực đều phải có trang bị các loại máy, thiết bị và cần có cơ sở hạ tầng, nhà xưởng. Do đó bản vẽ kĩ thuật được chia làm 2 loại lớn:
+ Bản vẽ cơ khí thuộc lĩnh vực chế tạo máy và thiết bị.
+ Bản vẽ xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất
GV: Treo tranh 1.1. Em hãy quan sát tranh và nói rõ ý nghĩa của từng hình vẽ trong tranh.
HS: Quan sát và suy nghĩ nhận xét ý nghĩa của từng hình.
GV: Gọi từng HS trả lời câu hỏi và HS khác nhận xét.
- Các hình a, b, c, d đều có ý nghĩa truyền đạt tư tưởng, tình cảm, thông tin bằng các hình thức khác nhau.
+ Hình a: Bằng tiếng nói.
+ Hình b: Bằng chữ viết
+ Hình c: Bằng cử chỉ
+ Hình d: Bằng hình vẽ
GV giải thích thêm: Nhìn vào hình vẽ ta có thể biết được nội dung của hình vẽ muốn truyền đạt. Do vậy hình vẽ là phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp.
GV: Theo em chiếc xe đạp, ngôi nhà, trường học mà hàng ngày các em đang học tập...
? Các sản phẩm và công trình trên muốn chế tạo hoặc thi công đúng như ý muốn của nhà thiết kế thì người thiết kế phải thể hiện nó bằng cái gì ?
GV: Treo tranh hình 1.2. Em hãy quan sát và nhận xét về các mối liên quan đến bản vẽ kĩ thuật?
HS: Quan sát suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Kết hợp ghi chép bài
GV: Nhận xét và kết luận
Hoạt động 3: Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống
GV: Treo tranh hình 1.3(SGK - 6). Em hãy quan sát và cho biết ý nghĩa của các hình.
HS: Quan sát suy nghĩ trả lời câu hỏi.
GV: Muốn sử dụng có hiệu quả và an toàn các đồ dùng và các thiết bị đó thì ta cần phải làm gì?
HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi. Kết hợp ghi chép bài
GV mở rộng thêm: Để sử dụng an toàn có hiệu quả các đồ dùng, thiết bị điện... cần phải tìm hiểu kĩ hướng dẫn sử dụng(các bản vẽ, các hình vẽ mô phỏng...)

Hoạt động 4: Bản vẽ dùng chung
nguon VI OLET