HỌC KÌ I

Tuần:1   Ngày soạn: 20/8/2017

Tiết :1   Ngày dạy: 24/8/2017

 

 

HỌC HÁT: BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG

 

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức  

-Hát đúng giai điệu của bài hát.

-Hát chính xác những chỗ đảo phách.

2.Kĩ năng

-Hát thuần thục bài hát.

3.Thái độ

-Giáo dục cho các em tình yêu mái trường, tình cảm gắn bó với thầy cô giáo và bạn bè.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

-Nhạc cụ quen dùng: Đàn oóc-gan.

-Máy casset và đĩa hát có bài Bóng dáng một ngôi trường

-Tập đệm-hát bài hát.

-Tìm hiểu đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Lân và một số ca khúc của ông.

2. Học sinh

-Sách giáo khoa âm nhạc 9,vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III. BẢNG MÔ TẢ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

HĐ: Học hát bài Bóng dáng một ngôi trường

Biết tên tác giả

Cách xác định giọng, phân đoạn, chia câu

Hát đúng giai điệu

 

 

IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: (1’)   Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Giới thiệu bài: (2’)   Trong cuộc đời ,ai cũng qua thời cắp sách đến trường với biết bao kỷ niệm vui buồn.Những tình cảm ấy được lưu giữ từ mái trường-nơi ấy các thầy cô giáo đã truyền đạt những kiến thức giúp chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội.Những tình cảm ấy,những dấu ấn ây sẽ còn đọng lại trong mỗi chúng ta cùng với những kỷ niệm khó phai mờ.Cũng từ những tình cảm ấy nhạc sĩ Hoàng Lân đã sáng tác bài “Bóng dáng một ngôi trường”giúp chúng ta luôn nghĩ đến những ký ức tuổi thơ.

      Nhạc sĩ Hoàng Long và nhạc sĩ Hoàng Lân là hai anh em sinh đôi: sinh ngày 18/6/1942 tại thị xã Sơn Tây(Hà Tây).Các ông là cặp nhạc sĩ gắn bó mật thiết với tuổi thơ, hai ông đã sáng tác hàng trăm tác phẩm âm nhạc cho thiếu nhi trong hơn bốn mươi


năm qua.Âm nhạc của ông giản dị,trong sáng,dễ thuộc, dễ nhớ,có sức sống trong các lớp lớp tuổi thơ:Đi học về(1962);Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác(1978);Bác Hồ-Người cho em tất cả(1975);Thật là hay(1980)..

(Giáo viên hát trích đoạn hoặc động viên học sinh hát một trong những bài hát nêu trên hoặc bài khác mà các em thuộc)

3.Bài mới:

HĐ CỦA GV

NÔI DUNG

HĐ CỦA HS

NĂNG LỰC

Gv ghi bảng

Gv thuyết trình

 

Gv điều khiển hoặc hát

Gv hướng dẫn gợi ý

 

 

 

 

 

Gv đàn-hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

Gv hướng dẫn

 

Gv đệm đàn

GD

:Học hát (34’) Bóng dáng một ngôi trường

1.Giới thiệu về nhạc sĩ Hoàng Lân (Nội dung đã chuẩn bị ở trên)

2.Nghe hát mẫu

3.Nhận xét bài hát:Giọng,chia đoạn-chia câu

-Giọng Fdur vì có một dấu si giáng và kết ở âm pha

-Bài hát chia làm 2 đoạn

Đoạn 1:Viết ở nhịp 4/4

Đoạn 2: viết ở nhịp 2/4

Bài có sử dụng đảo phách,khung thay đổi

4.Khởi động giọng : Luyện thanh theo âm mi-ma

5.Dạy hát:Dạy từng câu

-Gv đàn giai điệu từng câu 2-3 lần, học sinh nghe hát nhẩm theo sau đó hát hoà cùng tiếng đàn.

Tiếp tục tập câu 2 sau đó nối câu 1 với câu 2 theo lối móc xích. (Chú ý đoạn 1hát linh hoạt sôi nổi).

Tương tự tập đoạn 2 (đoạn 2 thể hiện thiết tha lôi cuốn).

6.Hát toàn bài

Gv giúp học sinh chỉnh sửa những chỗ chưa đúng.

7.Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh

-Giáo dục cho các em tình yêu mái trường, tình cảm gắn bó với thầy cô giáo và bạn bè.

Hs ghi bài

Hs nghe

 

Hs nghe

 

HS trả lời

 

 

 

 

 

 

Hs thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

Hs nghe và thực hiện

 

Hs chú ý

NL hiểu biết âm nhạc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NL thực hành âm nhạc

4. Củng cố (7’)


-Giáo viên cho học sinh nghe lại bài hát, chỉ định một nhóm đứng tại chỗ hát bài hát ở mức độ hoàn chỉnh

-Gọi một em hát

-Giáo viên nhận xét, sửa chữa chỗ sai, đánh giá (có thể ghi điểm khi các em hát tốt)

-Cả lớp hát lại bài hát một lần nữa.

5. Nhận xét ,dặn dò: (1’) Học thuộc bài hát-chú ý sắc thái giữa hai đoạn.

   Làm bài tập trong sách giáo khoa.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

Tuần:2   Ngày soạn: 14/8/2017

Tiết :2   Ngày dạy: 31/8/2017

 

NHẠC LÍ:   GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG

TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG SON TRƯỞNG-TĐN SỐ 1

 

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

-HS Phân biệt được quãng Trưởng và quãng thứ. Quãng trưởng lớn hơn quãng thứ ½ cung.

-Biết quãng đúng, quãng tăng, quãng giảm.

-Đọc đúng giai điệu cũng như tiết tấu của bài nhạc có một dấu thăng (giọng son trưởng)

2.Kĩ năng

-Xác định giọng của một bài hát hay một bài tập đọc nhạc đúng với giọng của bài.

3.Thái độ

-Thêm yêu thích môn âm nhạc

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên  

-Đàn oóc gan

-Bảng phụ ghi các quãng (Trưởng, thứ, tăng, giảm, đúng)

-Chép bài tập đọc nhạc ra bảng phụ. Đọc-hát lời bài tập đọc nhạc một cách thuần thục.

2. Học sinh

-Sách giáo khoa âm nhạc 9, vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III. BẢNG MÔ TẢ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

HĐ 1: Nhạc lí: Giới thiệu về quãng

Biết tên các quãng

Hiểu tính chất của các quãng

Xác định được tên và tính chất các quãng

Làm bài tập xác định tên và tính chất các quãng


HĐ 2: Tập đọc nhạc 1

Biết giọng G dur

Hiểu tính chất giọng trưởng rất vui tươi

Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN 1

Đọc hoàn chỉnh bài TĐN 1

IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Ổn định tổ chức: (1’)Kiểm tra sĩ số lớp, hát đầu giờ.

2.Bài cũ : (4’)

-Kiểm tra phần làm bài tập ở nhà của học sinh

-Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát :Bóng dáng một ngôi trường.Kiểm tra hát cá nhân ,hoặc một nhóm.

3.Bài mới:

 

HĐ CỦA G.V

NỘI DUNG

CỦA HS

NĂNG LỰC

Gv ghi bảng

Gv yêu cầu

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên yêu cầu

 

 

G v ghi bảng

 

G v đặt câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên ghi bảng

 

 

 

1.(15’)Nhạc líSơ lược về quãng

Học sinh nhắc lại khái niệm về quãng (theo chương trình đã học ở lớp 7)

-Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn một số quãng TR, th, đúng ,tăng, giảm để cho học sinh thấy được quãng trưởng hơn quãng thứ ½ cung hay quãng đúng hơn quãng giảm ½ cung, quãng tăng hơn quãng đúng, quãng trưởng đều bằng ½ cung.Ví dụ:

Quãng:đ-r(2Tcó 1 cung)>Quãng m-p(2tcó ½ cung)

Học sinh lấy ví dụ để khắc sâu kiến thức.

-Luyện tập:  Làm bài tập xác định quãng.

-Giáo viên nhận xét đánh giá.(Q6; q4; q6;q4;q3;q5)

HĐ2: (20’)Giọng son trưởng-TĐNsố 1

a.Giọng son trưởng

Giọng son trưởng âm bậc1 là âm gì?

Giáo viên cùng học sinh thành lập lại giọng son trưởng và đi đến kết luận

-Giọng son trưởng hoá biểu có một dấu hoá(nốt pha được thăng)

H s ghi bài

Học sinh trả lời

 

 

 

 

 

 

 

Học sinh thực hiện

 

 

 

Hs ghi bài

 

Hs trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs ghi bài

 

 

 

NL hiểu biết âm nhạc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NL hiểu biết âm nhạc

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

G v chỉ định

 

 

 

Gv hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

Gv đàn

 

 

Gv đàn hướng dẫn

Gv hát

 

 

Gv đàn giai điệu toàn bài

 

 

GD

-Âm chủ là âm son (âm bậc 1)

Giáo viên viết công thức của giọng son trưởng

b.TĐN số 1

  -Nhận xét bài nhạc

  -Giọng son trưởng (Gdur)

  -Bài nhạc có 4 câu.Tiết tấu câu 1 giống tiết tấu câu 3;câu 2 giống câu 4

  -Tập vỗ tay theo tiết tấu

  -Khởi động giọng (giọng son trưởng)

  -Nghe đọc mẫu

  -Tập đọc từng câu

Giáo viên đàn từng câu 2-3 lượt.Học sinh nghe và tập đọc cùng với tiếng đàn.Vì tiết tấu của câu 1 giống tiết tấu của câu 3 nên tập câu 1 cùng với câu 3;khi tập câu 3 giáo viên giúp các em tập đúng cao độ của nốt trắng ở cuối câu.

  -Tương tự như trên giáo viên hướng dẫn học sinh tập tiếp câu 2 và câu 4

  -Đọc cả bài nhạc: học sinh nghe lại cả bài nhạc và đọc toàn bài nhạc một lần hoàn chỉnh.

Giáo viên giúp học sinh sửa sai.

  -Ghép lời ca

 

Giáo viên hát lời ca một lần,sau đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs thực hiện

 

 

 

Học sinh tập đọc.

 

 

 

 

 

Hs nghe và đọc

 

 

 

 

Hs nghe và tập hát

 

HS thực hiện

 

 

 

HS chú ý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NL thực hành âm nhạc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

đàn giai điệu của bài nhạc. Hs nghe hát nhẩm theo sau đó hát hoà cùng với tiếng đàn.

-Nửa lớp đọc nhạc ,nửa lớp hát lời sau đó đổi lại.

-Nửa lớp đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo tiết tấu,nửa còn lại hát lời ca và vỗ tay theo phách hoặc vỗ tay theo nhịp.

-Thêm yêu thích môn âm nhạc

 

 

 

4.Củng cố: (4’)

  -Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ nhắc lại phần lí thuyết cần nắm bắt:Quãng TR, th, Đ, T, G.

  -Giọng son trưởng:hoá biểu có một dấu hoá (một dấu thăng) và âm chủ là âm son.

Đọc nhạc và hát lời ca bài tập đọc nhạc số 1

5.Nhận xét ,dặn dò (1’)

  -Nhận xét giờ học.

  -Ôn lại bài hát Bóng dáng một ngôi trường.

  -Luyện đọc bài tập đọc nhạc số 1.Làm bài tập trong sách giáo khoa.

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

ĐT Liên hệ: 0983126646

 

 

nguon VI OLET