TIẾT 1: BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Học sinh biết được mục tiêu nội dung chương trình và SGK công nghệ 6 phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy và học.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết được phương pháp dạy và học từ thụ động sang chủ động tích cực hoạt động tìm hiểu tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống.
- Học sinh sử dụng thành thạo các phương pháp học tập.
3. Thái độ:
- Có thói quen học tập và làm việc theo quy trình.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất :
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .
- Phẩm chất: Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
- Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS.
- Phiếu học tập, máy chiếu
2. Học sinh:
- Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…
- Đọc và tìm hiểu trước bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kỹ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Thuyết trình vấn đáp
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- .....

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- .....

2. Tổ chức các hoạt động
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.
2. Phương thức: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm : Trình bày miệng.
4. Kiểm tra, đánh giá:
Hs đánh giá
Gv đánh giá
5.Tiến trình.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Gia đình là gì ?
+ Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi người chúng ta ?
- HS lắng nghe
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.
- Dự kiến câu trả lời:
C1: Gia đình là nền tảng của xã hội....
C2: quan trọng... là nơi em sinh ra, lớn lên...
*Báo cáo kết quả: Hs trình bầy miệng
*Đánh giá kết quả:
- Hs nhận xét bổ xung
- Gv nhận xét dẫn dắt vào bài: Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mọi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành người có ích cho xã hội.
Để biết được vai trò của mỗi người với xã hội, chương trình Công nghệ 6- Phần kinh tế gia đình sẽ giúp cho các em hiểu rõ và cụ thể về công việc các em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
B. Hoạt động hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
1. Mục tiêu: Hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn ,Kĩ thuật mảnh ghép
nguon VI OLET