Ngày soạn: 3/9
Ngày giảng: 10/9
Tuần 1 - Tiết 1- Vẽ trang trí
TRANG TRÍ QUẠT GIẤY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết cách trang trí phù hợp về hình dạng của mỗi loại quạt giấy.
- HS trang trí được chiếc quạt giấy bằng các hoạ tiết đã học và vẽ màu tự do.
2. Năng lực :
- HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnhvà có trách nhiệm với bản thân
3. Phẩm chất:
- Học sinh yêu thích môn học, yêu vẻ đẹp của các đồ vật trong cuộc sống, phát huy khả năng sáng tạo và tư duy trừu tượng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Sưu tầm tranh ảnh quạt giấy có kiểu dáng trang trí khác nhau.
- Bài của HS năm trước.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh quạt giấy.
-Giấy, màu, chì, tẩy
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động.
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV&HS
Nội dung kiến thức

* Hoạt động1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- Cho HS xem một số quạt giấy thật, hoặc tranh ảnh về quạt giấy.
- Nêu công dụng của quạt giấy?
- Quạt giấy đuợc trang trí bằng những họa tiết nào?
- Màu sắc thường được sử dụng để trang trí quạt giấy như thế nào?
- Hoạ tiết được sắp xếp như thế nào?


* Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ và trang trí quạt giấy.
- Cho HS xem hình các bước vẽ trang trí quạt giấy.
- Nêu cho HS các bước tiến hành vẽ quạt giấy:
+Bố cục, phác mảng hoạ tiết
+Vẽ hoạ tiết vào mảng
+ Vẽ màu theo ý thích
- Vẽ minh hoạ cho HS trực tiếp quan sát: Vẽ theo 2 cách sắp xếp hoạ tiết.
I. Quan sát, nhận xét:
- Quạt giấy có một số đặc điểm sau:

+Tác dụng: Quạt mát, biểu diễn nghệ thuật, trang trí nhà cửa.
+ Hoạ tiết thường được sử dụng: hoa, lá, chim, thú, chữ
+ Màu sắc: phong phú

+ Hoạ tiết được sắp xếp theo 2 cách:
. Sắp xếp đối xứng
. Sắp xếp tự do
II. Cách vẽ và trang trí quạt giấy:
Bước 1: Bố cục, phác mảng hoạ tiết
Bước 2: Vẽ hoạ tiết vào mảng
Bước 3: Vẽ màu theo ý thích





3. Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động của GV&HS
Nội dung kiến thức

- Hướng dẫn những em còn lúng túng
- Xuống từng bàn HS sửa hình cho các em ( nêu cần)
- Động viên HS vẽ bài.
Treo một số bài tiêu biểu của HS lên bảng cho HS nhận xét về:
+Bố cục
+ Cách sắp xếp hoạ tiết
+Màu sắc
- GV nhận xét bổ sung và rút kinh nghiệm cho HS những điểm chưa được.

Thực hành:
Trang trí một quạt giấy
-khổ giấy: A4
-Hoạ tiết và màu sắc theo ý thích



4. Hoạt động 4: Vận dụng
GV cho HS nhắc lại cách trang trí quạt giấy.
- Hoàn thành bài vẽ quạt giấy( nếu chưa xong ở lớp)
Chuẩn bị tài liệu, tranh ảnh liên quan đến Mĩ Thuật nhà Lê và đọc trước bài: Sơ lược Mĩ thuật nhà Lê

Thứ........., ngày...........tháng.........năm 2021
Kí duyệt của Tổ

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

















Ngày soạn: 10/9
Ngày giảng: 17/9
Tuần 2 - Tiết 2
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI LÊ
( Từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu khái quát mĩ thuật thời Lê- thời kì hưng thịnh của mĩ thuật Việt Nam
- HS nắm được sơ lược về mĩ thuật thời Lê.
2. Năng lực :
- HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành
nguon VI OLET