Trường THCS Lê Hồng Phong- Huyện CưMgar                                                                      GA:Âm nhạc 8             

HỌC KÌ I

Tuần :1        Ngày soạn: 22/8/2015

Tiết :1         Ngày dạy: 24/8/2015

      

 

HỌC HÁT:   MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG

 

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

-Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát,thể hiện đúng chỗ đảo phách,dấu luyến và độ ngân dài 3 phách.

-Cung cấp cho học sinh một số nét về nhạc sĩ Trần Hoàn

2.Kĩ năng

 - Trình bày bài hát qua cách hát tập thể:hoà giọng,lĩnh xướng đối đáp.

3.Thái độ

- Thông qua bài hát giáo dục các em tình cảm gắn bó với mái trường.

- Các em biết quý trọng những tác phẩm của các nhạc sĩ đã sáng tác

II. CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên

- Đàn ooc-gan, máy casset và đĩa nhạc

-Tập đàn-hát bài Mùa thu ngày khai trường

2. Học sinh:

-Sách âm nhạc 8, vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

  1.n định tổ chức: (1’)Kiểm tra sĩ số lớp.

  2.Bài cũ : (4’)  Gọi một em đứng tại chỗ nhắc lại tên 8 bài hát đã học ở lớp 7.Bắt nhịp cho cả lớp hát một bài .(có thể một học sinh trình bày một bài)

  3.Bài mới.

Giới thiệu bài: (1’) Những tháng năm được cắp sách đến trường là thời gian rất đẹp trong cuộc đời của mỗi chúng ta.Hình ảnh về mái trường,về thầy cô giáo,kỷ niệm về những người bạn sẽ lắng đọng mãi trong tâm trí mỗi người. Có những kỷ niệm theo chúng ta suốt cả cuộc đời,Bài hát đầu tiên trong năm học sẽ làm chúng ta nhớ về mái trường thân quen trong một ngày rất thân quen-Ngày khai trường.

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

CỦA HS

Gv giới thiệu-ghi bảng

Gv hát hoặc điều khiển máy hát

Gv hướng dẫn

 

 

 

Gv yêu cầu

 

 

 

Gv đàn và hướng dẫn

Gv yêu cầu

 

 

 

Gv hát mẫu

 

Gv hát

 

 

 

 

 

Gv đệm đàn-hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gd

:Học hát: (32’)  Mùa thu ngày khai trường

                                                St:Vũ Trọng Tường

1.Nghe hát mẫu

 

 

2.Chia đoạn:( 2 đoạn)

  Đoạn 1:    Từ đầu ……………mùa thu

                    Gồm 2 câu,mỗi câu dài 8 nhịp 2/4

  Đoạn 2:    Còn lại. Gồm 4 câu mỗi câu dài 8 nhịp

Sơ lược nêu nội dung của mỗi đoạn.

 

 

 

3.Khởi động giọng:  Khởi động bằng âm mi- ma

 

4.Dạy hát:   Tập từng câu –từng đoạn.

Câu 1:  Giáo viên dàn giai điệu 2 lần,học sinh và hát nhẩm theo sau đó hoà cùng tiếng đàn.Chú ý đảo phách và luyến.

Câu 2:  Tương tự như câu 1 giáo viên tập tiếp câu  2 cho học sinh.

  Nối câu 1 với câu 2 để hoàn thành đoạn 1

  Chỉnh sửa ngay chỗ học sinh hát chưa chính xác..

Tập đoạn 2: Tương tự như dạy ở đoạn 1,giáo viên hướng dẫn các em hát đoạn 2.

Chú ý phách nhịp và ngân dài 1,5 phách,3 phách và cao độ “tung bay”.

5.Hát đầy đủ cả bài.

  Cho học sinh nghe lại bài hát để các em tự so sánh chỗ đúng sai để tự điều chỉnh.

6.Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh

Đoạn 1:  Tiết điệu cha cha cha,yêu cầu học sinh hát sôi nổi, hào hứng.

Đoạn2:  Tiết điệu Rum ba.Đoạn 2 hát với tình cảm tha thiết, đằm thắm, mênh mang.

  Tập hát đối đáp,hoà giọng

Lần 1:  Đoạn 1 nhóm 1 hát câu 1,nhóm 2 hát câu 2

              Đoạn 2 hát hoà giọng(cả lớp)

Lần 2:  Đoạn 1 cho 2 em hát đối đáp(mỗi em hát 1 câu)

              Đoạn 2 hát hoà giọng.

- Thông qua bài hát giáo dục các em tình cảm gắn bó với mái trường.

Hs ghi bài

 

Hs nghe cảm nhận

 

Hs thực hiện

 

 

 

Hs dựa vào phần lời ca nêu nội dung.

Hs thực hiện

 

Hs hát và chỉnh sửa theo yêu cầu của gv

HS Nghe

 

Hs thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs chú ý

 4.Củng cố: (6’)

-  Gọi một nhóm trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh

-  Hát cá nhân (lấy tinh thần xung phong)

5.Nhận xét ,dặn dò (1’)

-  Nhận xét giờ học

 -  Học thuộc bài hát để tiết sau ôn tập:chú ý sắc thái nhịp phách của bài.

 -  Làm bài tập số 1 trong sách giáo khoa.

Một số bài hát chủ đề mùa thu giáo viên có thể giới thiệu :Nhớ mùa thu Hà Nội;Có phải em mùa thu Hà Nội;Nha Trang mùa thu lại về…

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :2        Ngàysoạn: 29/8/2015

Tiết :2         Ngày dạy: 31/8/2015

         

- ÔN HÁT : MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG

                         - TẬP ĐỌC NHẠC  : TĐN SỐ 1

I.MỤC TIÊU: 

1.Kiến thức

- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Mùa thu ngày khai trường.

2.Kĩ năng

- Luyện hát bài hát theo lối hát lĩnh xướng, đối đáp,hoà giọng.

3.Thái độ

- Thông qua ôn bài hát giáo dục các em tình cảm gắn bó với mái trường.

II. CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên

-Nhạc cụ quen dùng: đàn ooc-gan

 -Máy casset-và đĩa nhạc

-Đọc nhạc- đàn -hát lời thuần thục trích đoạn trong bài Chiếc đèn ông sao (TĐN số 1)

2. Học sinh:

-Sách âm nhạc 8, vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 

 1.n định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp,hát đầu giờ.

 2.Bài cũ: (5’)   Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.

                          Kiểm tra trong khi ôn.

3.Bài mới:

HĐ CỦAGV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Gv ghi bảng

Gv điều khiển

 

Gv chỉ huy

 

 

 

 

Gv chỉ định

 

Gd

 

Gv ghi bảng và treo bảng phụ chép sẵn bài TĐN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV đọc mẫu

 

 

 

 

Gv đọc  nhạc-hát lời.

 

Gv yêu cầu

 

Gv đàn

 

Gv đàn hướng dẫn

 

 

 

Gv chia nhóm

1 : (12’) Hát ôn  Mùa thu ngày khai trường

  -Nghe lại bài hát

 

-Học sinh hát lại bài hát,giáo viên nhận xét ,chỉ ra chỗ còn sai,giúp học sinh sửa sai

  -Tập hát theo phần đệm của đàn trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh(có sử dụng lối hát đối đáp,hoà giọng)

  -Kiểm tra hát

(Giáo viên nhận xét đánh giá ghi điểm)

- Thông qua ôn bài hát giáo dục các em tình cảm gắn bó với mái trường.

2: (21’) Tập đọc nhạc số 1

-TĐN số 1

-Nhận xét bài nhạc

-Chia câu

-Đọc tên nốt nhạc của bài

-Đọc gam đô trưởng

-Tập đọc từng câu :Giáo viên đàn giai điệu từng câu 2-3 lượt,học sinh nghe và tập đọc.(chú ý chùm móc kép và móc giật)

-Đọc toàn bài

 

-Ghép lời ca :Giáo viên đàn giai điệu của bài nhạc.Học sinh nghe hát nhẩm theo sau đó hát hoà cùng tiếng đàn.

        1 nửa lớp đọc nhạc và gõ theo tiết tấu

        1 nửa lớp hát lời ca vỗ tay theo phách

  Sau đó đổi lại.

Giáo viên nhận xét ,giúp các em sửa chữa những chỗ còn sai.

-Một vài em đọc nhạc và hát lời ca

(nếu học sinh đọc tốt giáo viên ghi điểm và biểu dương trước lớp)

Hs ghi bài

Hs tự điều chỉnh

Hs thực hiện

 

 

 

HS:Hát

 

Hs chú ý

 

Hs ghi bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS nghe

 

 

 

 

Hs nghe

 

 

Học sinh thực hiện

HS tập hát

 

 

 

 

 

 

Hs thực hiện

 4.Củng cố :(5’) -Giáo viên bắt nhịp cả lớp hát lại bài hát  Bóng dáng một ngôi trường

-Đọc nhạc và hát lời ca bài TĐN

 5.Nhận xét,dặn dò (1’)- Nhận xét giờ học.

  - Luyện hát bài:Mùa thu ngày khai trường.

  - Luyện đọc nhạc và ghép lời ca của bài nhạc.

  - Làm bài tập số một trong sách giáo khoa.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

……………………………………………………………………………………

Tuần :3        Ngày soạn: 1/9/2015

Tiết :3         Ngày dạy: 7/9/2015

-ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:

NHẠC SĨ TRẦN HOÀN VÀ BÀI HÁT “MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ”

-ÔN TĐN SỐ 1

-ÔN MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG

                          

 

I.MỤC TIÊU :

1.Kiến thức

-Ôn luyện bài đọc nhạc số 1.Đọc đúng âm hình tiết tấu của bài.

2.Kĩ năng

-Rèn kỹ năng hát theo sự chỉ huy của giáo viên                   

3.Thái độ

-Học sinh được nghe -cảm nhận bài hát :Một mùa xuân nho nhỏ của nhạc sĩ Trần Hoàn và được nghe giáo viên giới thiệu những nét chính về cuộc đời- sự nghiệp âm nhạc của ông. Từ đó giáo dục cho các em biết yêu quý,tôn trọng những đóng góp của các nhạc sĩ Việt Nam và những tác phẩm nổi tiếng của họ.Cùng nhau hát một số đoạn trích trong các tác phẩm do ông sáng tác.Các em biết yêu quý -tôn trọng thầy cô giáo,yêu mến mái trường quê hương,đất nước.

II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

-Đàn ooc-gan

-Máy casset và đĩa nhạc có bài  Một mùa xuân nho nhỏ

-Tập hát bài :Một mùa xuân nho nhỏ ;Lời Bác dặn trước lúc đi xa ;Lời ru trên nương ;Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm ;Thăm bến nhà Rồng…để minh hoạ cho phần giảng dạy âm nhạc thường thức .

2. Học sinh:

-Sách âm nhạc 8, vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1.Ổn định tổ chức : (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.

 2.Bài cũ: (4’)Kiểm tra trong khi ôn .

 3.Bài mới :

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Gv ghi bảng

 

 

 

Gv yêu cầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv ghi bảng

Gv hát và phân tích

 

Gv điều khiển

GV yêu cầu

Gv ghi bảng

GV đọc mẫu

Gv yêu cầu

Gv chỉ định

Gv ghi bảng

 

Gv hát hoặc điều khiển máy

GV yêu cầu

 

 

 

GV chỉ định

Gd

 

HĐ1: (17’)Âm nhạc thường thức

Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.

1.Nhạc sĩ Trần Hoàn .

Đọc - tóm tắt những nét chính về nhạc sĩ Trần Hoàn.

Giáo viên bổ sung nội dung sách giáo khoa.

-Nhạc sĩ Trần Hoàn sinh năm 1928 ở Hải Lăng -Quảng Trị.Tên thật của ông là Nguyễn Tăng Hích (bút danh Hồ Thuận An). Ông nguyên là bộ trưởng bộ văn hoá- thông tin.

Những tác phẩm xuất sắc của ông trong 2 cuộc kháng chiến :Sơn nữ ca ;Lời người ra đi;Lời ru trên nương ;và những tác phẩm viết về Bác Hồ :Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm;Thăm bến nhà Rồng ;lời Bác dặn trước lúc đi xa;…

-Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật

-Nghe một vài trích đoạn trong các bài hát nổi tiếng do ông sáng tác để học sinh thấy được những đóng góp của ông cho nền âm nhạc Việt Nam :Thăm bến nhà Rồng ;Lời Bác dặn trước lúc đi xa

2. Bài hátMột mùa xuân nho nhỏ

- Nghe hát bài  Một mùa xuân nho nhỏ

-Giáo viên phân tích đôi nét nội dung, cấu trúc cũng như vài nét nghệ thuật nổi bật của bài hát.

-Nghe lại bài hát

-Phát biểu cảm nghĩ khi nghe bài hát.

HĐ 2 : (10’)Ôn  tập đọc nhạc số 1

-Lưu ý những chỗ học sinh hát sai.

-Cả lớp đọc nhạc và hát lời một lần nữa.

Kiểm tra đọc nhạc :kiểm tra cá nhân

HĐ3(8’)Ôn hát

Mùa thu ngày khai trường

-Bài hát :Mùa thu ngày khai trường.

 

 

-Hát  bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.

-Sửa chữa những chỗ còn sai

-Hát lại bài hát một lần nữa

-Kiểm tra hát

-Các em biết yêu quý -tôn trọng thầy cô giáo,yêu mến mái trường quê hương,đất nước.

Hs ghi bài

 

 

 

Hs đọc và tóm tắt ghi

 

Hs nghe và ghi nhữngnét chính về nhạc sĩ Trần Hoàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs ghi bài

Học sinh nghe và cảm nhận.

 

HS nghe

HS trả lời

Hs ghi bài

Hs nghe

Hs thực hiện.

Hs đọc bài

Hs ghi bài

 

Hs lắng nghe-tự điều chỉnh

 

Hs thực hiện

Hs nghe và sửa sai

Hs hát

Hs chú ý

 

4.Củng cố : (4’)

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 2 trong sách giáo khoa.

5.Nhận xét -dặn dò (1’)

-Nhận xét giờ học.

-Tập trình bày bài hát  Mùa thu ngày khai trường với tình cảm trong sáng,tập một số động tác phụ hoạ khi hát .

-Luyện đọc bài TĐN số 1.

-Làm bài tập số 2 trong sách giáo khoa.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :4                  Ngày soạn:7/9/2015

Tiết :4         Ngày dạy:14/9/2015

HỌC HÁT  : LÍ DĨA BÁNH BÒ

KIỂM TRA: 15’

I.MỤC TIÊU :

1.Kiến thức

- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát với tính chất vui tươi, dí dỏm .

2.Kĩ năng

-Biết trình bày bài hát  qua một vài cách hát tập thể như hoà giọng ,lĩnh xướng.

3.Thái độ

-Thông qua bài hát  học sinh hiểu biết thêm về dân ca Nam Bộ, từ đó thêm yêu làn điệu dân ca hơn.                     

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

-Giáo viên tìm hiểu một số nét về dân ca Nam Bộ và nội dung của bài hát dĩa bánh bò.

-Tập đàn và hát bài hát.

-Nhạc cụ quen dùng: Đàn ooc-gan.

-Máy hát và băng đĩa nhạc có bài Lí dĩa bánh bò.

-Một vài tranh ảnh về sinh hoạt văn hoá dân gian của đồng bào Nam Bộ .

2. Học sinh:

-Sách âm nhạc 8, vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.n định tổ chức : (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.

2.Bài cũ : (4’) Gọi 2 em lên bảng đọc bài tập đọc nhạc số 1

3.Bài mới :

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Gv ghi bảng

Gv hát và giới thiệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên ghi bảng

Gv giải thích

 

Gv đàn

Giáo viên hát hoặcđiều khiển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên yêu cầu

 

 

GD

 

 

Gv Thực hiện

HĐ1 :Học hát

1. Giới thiệu bài. (2’)Giáo viên hát một số câu hát trong các bài :Lí cây bông; Lí ngựa ô; Lí con sáo…và yêu cầu học sinh cho biết những câu hát đó trong bài hát có tên là gì và ở đâu ? (Dân ca Nam Bộ )Giáo viên cho học sinh xem một vài hình ảnh về sinh hoạt của đồng bào Nam Bộ.Giáo viên giới thiệu về bài hát Lí dĩa bánh bò theo nội dung trong sách giáo khoa.Xuất phát từ 2 câu thơ :

Hai tay bưng dĩa bánh bò

Dấu cha dấu mẹ cho trò đi thi.

Cha ông chúng ta đã sáng tác bài hát :Lí dĩa bánh bò.

2. Tập hát : (18’)      Lí dĩa bánh bò

                                             Dân ca Nam Bộ.

Dĩa tiếng Nam Bộ tức là cái đĩa, bánh là bánh được làm từ bột gạo.

-Luyện thanh 1-2 phút

- Nghe băng hát mẫu hoặc giáo viên tự trình bày.

-Tập hát :Giáo viên đệm đàn và hát bài hát một lần, yêu cầu các em lắng nghe, khi giáo viên đệm đàn lần thứ hai thì hát nhẩm theo, lần thứ ba hát hoà cùng giáo viên.Cuối cùng chỉ một mình học sinh hát theo với tiếng đàn.

Chú ý những chó có chấm dôi và luyến bốn nốt nhạc, chỗ có đảo phách.Giáo viên giúp học sinh chỉnh sửa những chỗ hát chưa chính xác.

Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát hai lần nữa.

-Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.

Học sinh hát và kết hợp với vận động một số động tác phụ hoạ phù hợp với lời ca của bài hát. Giáo viên giúp học sinh thực hiện.

-Thông qua bài hát  học sinh hiểu biết thêm về dân ca Nam Bộ, từ đó thêm yêu làn điệu dân ca hơn.                    

HĐ2: Kiểm tra 15’(Thực hành)

-Một nhóm hs (5em )lên hát bài “Mùa thu ngay khai trường” hoặc TĐN số 1

Đáp án-Biểu điểm:

-Hát thuộc lời, đúng giai điệu, đúng nhạc : Đ

-Hát thuộc lời, đúng giai điệu, đúng nhạc kết hợp động tác nhẹ nhàng theo nhạc  : Đ

-Không thuộc lời bài hát : CĐ

Hs ghi bài

Học sinh nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs  ghi bài

 

Hs nghe

 

Hs thực hiện.

Học sinh nghe và tập hát theo đàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

Học sinh thực hiện.

 

 

Chú ý

 

 

Hs trình bày

4.Củng cố (4’) : - Hát lại bài “lí dĩa bánh bò”

-Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 2, giáo viên lấy ví dụ bằng hai câu thơ:

Quê hương hai tiếng sáng ngời

Chúng em gắng học xây đời mai sau.

(Thêm i a vào để hai câu thơ trên trở thành bài hát.)Quê hương hai tiếng sáng ngời, chúng em gắng học thi đua quyết tiến tháng ngày mong ước lớn khôn xây đời iii xây đời (là đời) mai sau ii xây đời ,tình tính tang tang (là đời ,là đời )mai sau.

5.Nhận xét ,dặn dò: (1’) -Học thuộc bài hát và làm bài tập trong sách (hoàn thành nốt phần đặt lời ca mới cho bài hát

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

 

 

 

Tuần :5        Ngày soạn:20/9/2015

Tiết :5         Ngày dạy:21/9/2015

 

-NHẠC LÍ “GAM THỨ -GIỌNG THỨ .

-TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 2 .

-ÔN TẬP BÀI HÁT  : LÍ DĨA BÁNH BÒ

I.MỤC TIÊU:     

1.Kiến thức

-Học sinh thể hiện bài hát Lí dĩa bánh bò với tính chất vui tươi ,dí dỏm

-Học sinh nhận biết được cấu tạo của gam thứ ,giọng thứ

-Đọc nhạc và hát lời đoạn trích trong bài :Trở về SU –RI -EN –TO là bài tập đọc nhạc giọng La thứ.

2.Kĩ năng

-Hát kết hợp một số động tác phụ họa

3.Thái độ

-Thêm yêu thích môn âm nhạc

II.CHUẨN BỊ :  

1.Giáo viên

- Chuẩn bị bản nhạc được viết ở giọng thứ như : Niềm vui của em (Huy Hùng) ;Lượn tròn,lượn khéo (Văn Chung) để minh hoạ khi dạy phần giọng thứ.

-Chép bài nhạc ra bảng phụ .

-Nhạc cụ quen dùng :Đàn ooc -gan.

2. Học sinh:

-Sách âm nhạc 8, vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1.n định tổ chức : (1’)Kiểm tra sĩ số lớp.

2.Bài cũ : (4’)Kiểm tra trong khi dạy .

3.Bài mới :

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

CỦA HS

Gv ghi bảng

Giáo viên thuyết trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv yêu cầu

 

Gv đọc

 

 

Giáo viên giải thích

 

Gv GD

Gv ghi bảng

 

 

Giáo viên giới thiệu

 

 

 

 

 

Gv chỉ định

Gv đọc

Gv đàn và hướng dẫn đọc.

 

 

 

 

 

Gv yêu cầu

 

 

 

 

 

 

GV ghi bảng

Gv đệm đàn

 

 

 

 

Giáo viên yêu cầu

 

1  : (15’) Gam thứ -Giọng thứ

Hầu hết các bài hát và bản nhạc các em biết ,được viết trên hệ thống giọng trưởng và giọng thứ.Bài hát viết ở giọng trưởng thường mang tính chất sôi nổi,tươi sáng,bài viết ở giọng thứ thường diễn tả sự du dương,tha thiết (điều này cũng có tính chất tương đối vì còn phụ thuộc vào tốc độ của bản nhạc).Ví dụ về giọng trưởng: Chú chim nhỏ dễ thương;Tiếng ve gọi hè;Trường làng tôi; Chiếc đèn ông sao;…Những bài được viết ở giọng thứ:Xuân về trên bản;Quê hương;Ca –chiasa…Giáo viên có thể hát trích đoạn mỗi giọng một đoạn để học sinh thấy được tính chất khác nhau giữa hai giọng.

-Học sinh viết lại cấu tạo của giọng trưởng đã học

 

-Cấu tạo của giọng thứ (sgk)Giáo viên lấy ví dụ bằng gam la thứ.Đọc bài nhạc được viết ở giọng la thứ(Quê hương)

-Dấu hiệu để nhận ra bài hát hoặc bản nhạc viết ở giọng la thứ:Hoá biểu không có dấu hoá và kết ở âm la.

-Thêm yêu thích môn âm nhạc

2: (13’) Tập đọc nhạc:

            TRỞ VỀ SU- RI -EN –TÔ.

           Bài hát I-ta-li-a

Bài Trở về Su –Ri –En –Tô do nhạc sĩ người I-ta-li-a tên là Ernesto DeCurtis viết vào khoảng cuối thế kỉ 17.Người dân I-ta-li-a yêu thích và coi nó như một bài dân ca.Với giai điệu tha thiết,bồng bềnh như những làn sóng Địa Trung Hải,bài hát diễn tả tình yêu sâu nặng của con người với mảnh đất quê hương 

-  Chia câu:4 câu(mỗi câu có 2 nhịp ba bốn

-  Đọc tên nốt nhạc từng câu.

Nghe đọc nhạc và hát mẫu bài nhạc một lần .

- Gv đàn giai điệu từng câu,hs lắng nghe giai điệu sau đó đọc hoà với tiếng đàn.Chú ý tập kĩ câu 1 vì câu này học sinh hay hát sai cao độ đặc biệt là nốt rê.

-Tập xong hai câu giáo viên cho học sinh nối hai câu lại với nhau, và tập hát lời ca.

Tương tự như tập câu 1 và 2, giáo viên đàn và hướng dẫn học sinh tập tiếp hai câu còn lại,sau đó ghép lời ca.

- Đọc toàn bài nhạc : Một nửa lớp đọc nhạc ,đồng thời nửa kia hát lời,sau đó đổi lại phần trình bày.

- Đọc nhạc và hát lời ca : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhạc sau đó hát lời ca của bài nhạc.Sau đó giáo viên chỉ định 4 học sinh đọc và hát lời theo lối 1 em đọc nhạc một em hát lời ca.Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh sửa sai.

HĐ 3 : (7’) Ôn tập bài hát :Lí dĩa bánh bò

Mỗi tổ hát một lần bài hát một cách trọn vẹn .Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm của mỗi tổ và hướng dẫn các em chỉnh sửa những chỗ cần thiết .

Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát một lần nữa(Bài hát ngắn nên trình bày hai lần)

- Kiểm tra hát : Kiểm tra vài nhóm trình bày trước lớp.

Hs ghi bài

Học sinh nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 em lên bảng viết

Học sinh nghe.

 

 

Hs nghe và ghi

 

 

Hs chú ý

Hs ghi bài

 

 

Học sinh nghe

 

 

 

 

 

 

Học sinh đọc

HS nghe

Học sinh tập đọc

 

 

 

 

 

 

Hs thực hiện

 

Học sinh đọc nhạc và hát lời.

 

 

HS ghi bài

Học sinh hát

 

 

 

 

Hs lên bảng thực hiện.

 

4.Củng cố  (4’)

- Nhắc lại nội dung cần học và yêu cầu học sinh ghi nhớ cấu tạo gam thứ.

- Đọc và hát lời của bài nhạc .

5.Nhận xét, dặn : (1’)

 -Học kĩ bài và làm bài tập theo nội dung yêu cầu trong sách giáo khoa.Bài tập số 1,số2

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :6       Ngày soạn:22/9/2015

Tiết :6        Ngày dạy:28/9/2015

-ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : NHẠC SĨ HOÀNG VÂN
VÀ BÀI HÁT “HÒ KÉO PHÁO”

-ÔN TẬP ĐỌC NHẠC  :TĐN SỐ 2

-ÔN TẬP BÀI HÁT  : LÍ DĨA BÁNH BÒ

I. MỤC TIÊU :  

1.Kiến thức

-Học sinh ôn tập để trình bày bài hát Lí dĩa bánh bò và bài Trở về Su-ri-en- thuần thục hơn.

2.Kĩ năng

-Học sinh biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng,hát lĩnh xướng.

3.Thái độ  -Học sinh biết quý trọng sự đóng góp của nhạc sĩ Hoàng Vân cho nền âm nhạc Việt Nam.

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên -Nhạc cụ quen dùng :Đàn ooc-gan.

-Đàn và hát thuần thục bài Lí dĩa bánh bò cũng như bài Trở về Su- ri-en-tô.

Sưu tầm tư liệu về nhạc sĩ Hoàng Vân và băng đĩa nhạc có một vài bài hát của ông sáng tác hay tập một vài đoạn trích trong bài :Bài ca người giáo viên nhân dân;Tình ca Tây nguyên…

2. Học sinh: -Sách âm nhạc 8, vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1.n định tổ chức lớp : (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.

 2.Bài cũ   (5’)  Kiểm tra đọc nhạc và hát trong khi ôn.

3.Bài mới :

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Gv ghi bài

 

Gv yêu cầu

 

 

 

 

 

Giáo viên nhận xét và tóm tắt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv điều khiển máy hát hoặc tự trình bày

 

 

 

 

GD

 

Gv ghi bảng

 

Gv đàn và đọc bài nhạc

Gv yêu cầu

 

 

 

 

 

Giáo viên chỉ định

Gv ghi bảng

Gv đệm đàn

Gv yêu cầu

Gv giúp học sinh chỉnh sửa và yêu cầu hs thực hiện

HĐ 1: (15’) Âm nhạc thường thức.

Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo.

Học sinh tự nghiên cứu phần giới thiệu về nhạc sĩ Hoàng Vân ở trang 16,sau đó ghi tóm tắt một số ý chính vào vở theo sự hướng dẫn của giáo viên.Yêu cầu một em đứng tại chỗ trình bày phần tóm tắt, giáo viên nhận xét sau đó tổng kết những ý chính:

+ Nhạc sĩ Hoàng Vân sinh ngày 24.7.1930 tại Hà nội.Ông có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam.Ông thành công trong việc sáng tác ca khúc cho thiếu nhi và người lớn.

+ Những ca khúc nổi bật của ông gồm có:Hò kéo pháo,Quảng Bình quê ta ơi,Tình ca Tây Nguyên,Bài ca người giáo viên nhân dân; ca khúc thiếu nhi có: Mùa hoa phượng nở,Ca ngợi Tổ quốc,Em yêu trường em…

+ Nhạc sĩ Hoàng vân đã được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - Nghệ thuật.Đây là giải thưởng dành cho những người có nhiều đóng góp trong lĩnh vực sáng tạo văn hoá,nghệ thuật ở Việt Nam.

- Cho học sinh nghe một số trích đoạn một số ca khúc do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác.Trong đó có bài Hò kéo pháo.

- Giáo viên sơ lược giới thiệu đôi nét về bài hát Hò kéo pháo. Đây là bài hát gắn liền với chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam.

- Nghe lại bài hát Hò kéo pháo

-Học sinh biết quý trọng sự đóng góp của nhạc sĩ Hoàng Vân cho nền âm nhạc Việt Nam.

HĐ 2 : (10’) Ôn tập đọc nhạc

Trở về  Su- Ri- En –Tô

- Đọc nhạc và hát lời bài nhạc một lần trước khi học sinh ôn lại

- Học sinh tự ôn bài.Sau đó giáo viên đàn giai điệu một câu nhạc bất kì,học sinh nhận biết câu đó là câu nào sau đó đọc và hát lời ca của câu nhạc đó.Hoặc học sinh nam đọc nhạc và hát lời câu 1,3, học sinh nữ đọc nhạc và hát lời câu 2,4.

- Cả lớp đọc nhạc và hát lời lại bài nhạc

-    Kiểm tra đọc nhạc : Kiểm tra một vài em đọc nhạc,giáo viên nhận xét đánh giá và ghi điểm.

3: (8’)  Ôn bài hát  : Lí dĩa bánh bò

-  Hát lại bài hát một lần hoàn chỉnh.

-         Mỗi tổ trình bày bài hát một lần.

-         Sửa sai

-                                               Kiểm tra một vài học sinh hát hoặc 1 nhóm

 

 

Hs ghi bài và tóm tắt

 

 

 

 

 

 

Học sinh theo dõi và bổ sung phần tóm tắt về nhạc sĩ Hoàng Vân

 

 

 

 

 

 

 

 

Học sinh nghe- cảm nhận

 

 

 

 

 

Chú ý

 

Hs ghi bài

 

Hs nghe và tự điều chỉnh.

Học sinh thực hiện

 

 

 

 

Học sinh lên bảng kiểm tra

Hs ghi bài

Hs hát

Hs thực hiện

 

 

 

 

4. Củng cố: (5’)  -  Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát lại bài hát Lí dĩa bánh bò

-Đọc nhạc và hát lời bài nhạc số 2.

5.  Nhận xét -dặn dò . (1’)- Sưu tầm những bài hát do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác.

-Ôn tập theo nội dung của tiết số 7.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

 

Tuần :7        Ngàysoạn:29/9/2015

Tiết :7         Ngày dạy:5/10/2015

       

ÔN TẬP

I.MỤC TIÊU.

1.Kiến thức

-Thông qua tiết ôn tập giúp học sinh ôn laị những kiến thức cần thiết để tiết 8 kiểm tra đạt kết quả tốt.

-Thông qua tiết ôn tập giúp các em ôn lại vị trí các nốt nhạc để đọc tốt ở các tiết sau.( luyện vị trí nốt nhạc)

2.Kĩ năng-Hát kết hợp một số động tác phụ họa

3.Thái độ-Có thái độ nghiêm túc ôn bài

II.CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên

-Một vài đoạn trích viết ở giọng thứ để học sinh nhận biết.

-Chủ đề để học sinh đặt lời mới cho giai điệu của bài hát:Lí dĩa bánh bò

2. Học sinh:-Sách âm nhạc 8, vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1.Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp, hát đầu giờ.

2.Bài cũ: Kiểm tra trong khi ôn

3.Ôn tập

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Ghi bảng

 

 

GV bắt nhịp

 

 

Ghi bảng

 

 

Hướng dẫn

 

 

Ghi bảng

GVyêu cầu

 

1. Ôn bài hát: (15’)

- Mùa thu ngày khai trường

- Lí dĩa bánh bò

Mỗi bài cho học sinh hát 1-2 lần, sau đó chỉ định 1-2 học sinh hát lại. GV phát hiện chỗ sai hướng dẫn sửa lại cho học sinh.

2. Ôn tập đọc nhạc(15’)

- Chiếc đèn ông sao

- Trở về Su -ri-en-tô

Cho học sinh đọc nhạc, hát lời mỗi bài hát 1-2 lần. GV phát hiện chỗ sai và sửa lại cho đúng.

3. Ôn nhạc lí (9’)

Viết gam thứ.

Tìm 1 số bài hát viết ở giọng thứ.

Ghi bài

 

 

Thực hiện

 

 

Ghi bài

 

 

Thực hiện

 

 

Ghi bài

Hs thực hện

 

4. Củng cố : (4’)- Hát và TĐN mỗi bài 1 lần.

5. Nhận xét,dặn dò: (1’)

-Về ôn lại tất cả các bài hát và TĐN để tiết sau kiểm tra.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:…………………………………………………….

Tuần :8        Ngàysoạn:4/10/2015

Tiết :8         Ngày dạy:12/10/2015

       

KIỂM TRA

( Thực hành)

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Kiểm tra các bài đã học

2. Kĩ năng

- Trình bày thuần thục được các bài hát, TĐN theo lối hát đơn ca, song ca và một số động tác phụ họa.

3. Thái độ

-Lắng nghe, tiếp thu bài. 

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử) và băng nhạc 4 bài hát đựơc ôn tập.

- Đánh đàn và hát và đọc nhạc thuần thục 4 bài hát và 4 bài  tập đọc nhạc.

 2.Học sinh

-Hát và đọc nhạc thuần thục 4 bài hát và 4 bài  tập đọc nhạc đã học   

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra : (45’)

-Kiểm tra thực hành : gọi từng nhóm hs (4 em) lên bảng trình bày bài hát hoặc TĐN ( đại diện nhóm lên bốc thăm bài).

Gồm 4 bài:      - “Mùa thu ngày khai trường”

                   -“Lí dĩa bánh bò”

                   -TĐN số 1 “Chiếc đèn ông sao”.

                   -TĐN số 2  “Trở về Su-ri-en-tô”.

ĐỀ 1 :   Câu 1: Em hãy trình bày bài hát : Mùa thu ngày khai trường”

              Câu 2: Nội dung bài Mùa thu ngày khai trường” ?

ĐỀ 2 :   Câu 1 : Em hãy trình bày bài hát :Lí dĩa bánh bò

              Câu 2 : Nội dung bài Lí dĩa bánh bò ?

ĐỀ 3  Câu 1 : Em hãy trình bày bài TĐN số 1 :

   Câu 2 : Nêu các kí hiệu âm nhạc có trong bài TĐN số 1 ?

ĐỀ 4 :  Câu 1 : Em hãy trình bày bài TĐN số 2

  Câu 2 : Nêu các kí hiệu âm nhạc có trong bài TĐN số 2 ?

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM :

ĐỀ 1 :  -Trình bày bài hát tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

ĐỀ 2 :  -Trình bày bài hát tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

ĐỀ 3 :   -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

ĐỀ 4 :  -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :9        Ngày soạn:12/10/2015

Tiết :9         Ngày dạy:19/10/2015

    HỌC HÁT BÀI : TUỔI HỒNG

I.MỤC TIÊU:  

1.Kiến thức

-Các em được học một bài hát hay viết về tuổi học trò.

-Bước đầu dạy cho các em cách hát liền tiếng và hát nảy.

2.Kĩ năng

-Hát hòa giọng,hát lĩnh xướng

3.Thái độ

-Giáo dục cho các em biết giữ gìn sự trong sáng của tuổi hồng; cố gắng học giỏi, làm việc tốt và biết ước mơ vươn tới tương lai tươi đẹp.

II.CHUẨN BỊ.

1.Giáo viên

-Tìm hiểu đôi nét về tác giả.

-Đàn ooc-gan, máy casset và đĩa nhạc có bài Tuổi hồng.

-Tập hát thuần thục bài hát, tập bài Màu mức tím để hát minh hoạ.

-Đôi nét về nhạc sĩ Trương Quang lục.Nhạc sĩ Trương Quang Lục sinh ngày 25-2-1933,quê ở xã Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, là hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam đồng thời là hội viên hội nhà báo Việt Nam.Ông là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954,ông vào học tai trường đại học Bách khoa, sau đó là kĩ sư hoá chất tại nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, Phú Thọ.Thời gian này ông sáng tác nhiều ca khúc như: Cô gái Lâm Thao;Tiếng hát bên rừng cọ đồi chè,Hoa sen Tháp mười,… nhưng nổi tiếng nhất là bài Vàm cỏ đông. Ông cũng viết rất nhiều ca khúc cho thiếu nhi như: Xỉa cá mè, Trái đất này của chúng em, Tuổi mười lăm, Màu mực tím,…

-Sau khi thống nhất đất nước, ông chuyển vào công tác tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bài hát Tuổi hồng nhạc sĩ sáng tác cho lứa tuổi học sinh THCS- tuổi được mệnh danh là tuổi thần tiên- tuổi hồn nhiên trong sáng.

2. Học sinh:

-Sách âm nhạc 8, vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1.Ổn định tổ chức. (1’)Kiểm tra sĩ số lớp, hát đầu giờ.

2.Bài cũ. (3’) Nhận xét giờ kiểm tra tuần trước.

3.Bài mới.

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Gv ghi bảng

 

GV Giới thiệu

 

GV Điều khiển

 

GV Yêu cầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV Đàn

 

Hướng dẫn

 

 

 

 

 

GV Yêu cầu

 

 

GV Yêu cầu

 

 

 

 

-GVGD

Học hát bài :(34’) Tuổi hồng

Sáng tác :Trương Quang Lục

- Giới thiệu bài (Nội dung đã chuẩn bị ở mục II)

Giáo viên hát trích đoạn trong bài Màu mực tím hoặc trong bài Tuổi mười lăm.

-Nghe hát mẫu.

Nội dung của bài nói lên điều gì? (Ca ngợi lứa tuổi đẹp- lứa tuổi thần tiên đẹp tựa mùa xuân.)

- Chia đoạn, chia câu.

Theo em bài hát được chia thành mấy đoạn, mấy câu? Bài hát chia thành 2 đoạn. Đoạn 1 từ đầu đến Rực lên. Đoạn 2 còn lại. Hai đoạn gồm (6 câu)

Câu 1: Từ đầu………………………..ngày ngày.

Câu 2: Tiếp theo …………………….Tương lai

Câu 3: Tiếp …………………………Cành lá.

Câu 4: tiếp ………………………….Rực lên.

Câu 5:Tiếp …………………………...ước mơ.

Câu 6: Còn lại.

- Luyện giọng.

           Mi….ma….mô……

- Tập hát từng câu.

Giáo viên hát mẫu câu 1, đàn giai điệu, học sinh nghe hát nhẩm theo và hoà cùng tiếng đàn. Lưu ý ngân đủ trường độ hai phách rưỡi, và luyến lên luyến ,xuống.

Tiếp tục tập câu 2 sau đó nối câu 1 với câu 2. Tương tự tập các câu tiếp theo.Khi tập xong câu 2 thì nối 2 câu lại với nhau.Tiến hành dạy các câu còn lại với cách tương tự.

- Hát cả bài:

Một nửa lớp hát đoạn 1, nửa còn lại hát đoạn 2. Giáo viên hướng dẫn cách phát âm, nhắc học sinh lấy hơi và sửa chỗ hát sai nếu .

Hát với tốc độ:132. Cử học sinh hát lĩnh xướng từng câu trong bài. Điệp khúc tất cả cùng hát.

-Giáo dục cho các em biết giữ gìn sự trong sáng của tuổi hồng; cố gắng học giỏi, làm việc tốt và biết ước mơ vươn tới tương lai tươi đẹp

HS ghi bài

 

HS Chú ý

 

 

HS Nghe

 

 

HS Trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS Luyện giọng

Thực hiện

 

 

 

 

 

HS Thực hiện

 

HS Thực hiện

 

 

 

-HS Chú ý

4. Củng cố : (6’)

-Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng cử một bạn bắt nhịp.

-Giáo viên nhận xét đánh giá cũng như sửa chữa những chỗ học sinh hát còn sai.

5.Nhận xét,dặn dò: (1’)

-Về nhà học thuộc lời bài hát và làm bài tập trong sách giáo khoa. Sưu tầm những bài hát do nhạc sĩ Trương Quang Lục sáng tác.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

 

 

 

Tuần :10        Ngày soạn:24/10/2015

Tiết :10        Ngày dạy:26/10/2015

       

NHẠC LÍ: GIỌNG SONG SONG

GIỌNG LA THỨ HOÀ THANH -  TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 3.

ÔN BÀI HÁT: TUỔI HỒNG

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

Qua tiết ôn tập học sinh trình bày bài hát thuần thục hơn.

- Nắm được khái niệm giọng song song. Biết cách tìm giọng song song khi biết trước một giọng

    2.Kĩ năng

    -Phân biệt giọng La thứ tự nhiên và giọng La thứ hoà thanh.

    -Đọc đúng nhạc, hát đúng lời ca của bài nhạc số 3.

   3.Thái độ

   -Giáo dục cho các em biết giữ gìn sự trong sáng của tuổi hồng; cố gắng học giỏi, làm việc tốt và biết ước mơ vươn tới tương lai tươi đẹp.

   -Thêm yêu thích môn âm nhạc

  II. CHUẨN BỊ:

  1.Giáo viên

-Máy casset- băng đĩa nhạc có bài Tuổi hồng

-Chép bài nhạc số 3 ra bảng phụ.

-Đọc nhạc và hát lời ca của bài nhạc số 3.

  2. Học sinh

 -SGK Âm nhạc 8,vở ghi

 -Nhạc cụ gõ

 III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

  1. n định tổ chức: (1’)Kiểm tra sĩ số lớp- Hát đầu giờ.
  2. Bài cũ:  Kiểm tra hát trong khi ôn và lồng ghép kiểm tra bài cũ trong khi dạy bài mới.
  3. Bài mới.

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Gv ghi bảng

 

 

Gv chỉ định

 

Gv giới thiệu

 

 

 

 

Gv ghi bảng

 

 

 

Gv rút ra kết luận.

 

 

Gv ghi bảng

 

 

 

Gv yêu cầu

 

 

 

 

 

 

Gv ghi bảng

 

 

 

Gv thuyết trình

Gv đọc mẫu

 

 

Gv hướng dẫn

Gv đàn

 

 

Gv yêu cầu

 

 

 

 

 

 

 

-GVGD

 

 

Gv ghi bảng

Gv điều khiển

Gv yêu cầu

 

 

Gv yêu cầu

1. (17’) Giọng song song-

Giọng La thứ hoà thanh-TĐN số 3

1. Giọng song song.

Học sinh lên bảng viết giọng đô trưởng và giọng la thứ trên khuông.

Giáo viên đưa một cặp giọng khác: Giọng Son trưởng và giọng Mi thứ. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét 2 cặp giọng đã nêu trên.(Hoá biểu chung). Rút ra kết luận khái niệm về giọng song song.

Giọng trưởng và giọng thứ có chung hoá biểu là hai giọng song song.

Giữa các cặp giọng song song này âm chủ có quan hệ với nhau như thế nào?(Cách nhau một quãng 3)

Xác định giọng song song.

- Từ âm chủ của giọng trưởng đi xuống một quãng 3 ta có tên âm chủ của giọng thứ song song và ngược lại.

2. Giọng La thứ hoà thanh.

Giọng thứ hoà thanh là giọng thứ có bậc 7 thăng lên nửa cung.

(Giải thích theo nội dung sách giáo khoa.)

Cho học sinh đọc gam La thứ hoà thanh

- Muốn biết bài nhạc hay bài hát có được viết ở giọng thứ hoà thanh hay không thì ta chỉ cần xem bậc 7 có được thăng lên hay không?Ví dụ bài tập đọc nhạc số 3 tác giả viết ở giọng La thứ nhưng có âm son thăng, vì vậy bài nhạc đó được viết ở giọng La thứ hoà thanh.

2. (15’)Tập đọc nhạc số 3.

Hãy hót ,chú chim nhỏ hay hót

                                Nhạc :Ba Lan

                                          Đặt lời: Anh Hoàng.

Giới thiệu bài nhạc Đây là hai câu đầu của bài hát.

  - Nghe đọc – hát lời ca của bài nhạc.

  - Chia câu: Bài nhạc gồm hai câu. Câu 1 gồm 4 ô nhịp đầu; câu 2 còn lại

  - Luyện đọc gam La thứ hoà thanh.

  -  Tập đọc từng câu.

Lần lượt giáo viên đàn giai điệu từng câu, học sinh nghe và tập đọc

- Ghép lời ca. Giáo viên đàn giai điệu của bài nhạc, học sinh nghe và hát nhẩm theo, sau đó hát hoà cùng tiếng đàn.

  Một nửa lớp đọc nhạc, một nửa lớp hát lời ca sau đó đổi lại.

- Đọc nhạc và hát lời ca của bài nhạc.

Học sinh đọc nhạc sau đó hát lời ca của bài nhạc. Giáo viên giúp các em sửa sai (nốt son thăng )

-Giáo dục cho các em biết giữ gìn sự trong sáng của tuổi hồng; cố gắng học giỏi, làm việc tốt và biết ước mơ vươn tới tương lai tươi đẹp.

HĐ3 ( 7’) Ôn hát :Tuổi hồng

Nghe lại bài hát 1 lần.

-Cả lớp trình bày bài hát một lần hoàn chỉnh

- Gv giúp học sinh điều chỉnh những chỗ cần thiết

- Lớp hát lại bài hát một lần nữa

- Kiểm tra hát. Kiểm tra một nhóm trình bày tập thể

Hs ghi bài

 

 

Hs thực hiện

 

Hs quan sát và nhận xét.

 

 

 

Hs ghi bài

 

 

 

Hs ghi nhớ

 

 

 

Hs ghi bài

 

 

 

Hs đọc

 

 

 

 

 

 

Hs ghi bài

 

 

 

Hs nghe

 

Hs thực hiện chia câu

Hs đọc

Hs tập đọc

Hs đọc nhạc và ghép lời ca

Hs thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

-HS Chú ý

 

 

Hs ghi bài

Hs nghe tự điều chỉnh.

 

 

Học sinh hát

 4. Củng cố .  (4’)

-Gọi một em đứng tại chỗ nhắc lại khái niệm giọng song song. Đọc tên một vài cặp giọng song song.

- Nhắc lại điểm khác nhau giữa giọng La thứ và giọng La thứ  hoà thanh.

5. Nhận xét,dặn dò: (1’)

- Học kĩ bài.Luyện đọc bài nhạc số 3. Làm bài tập số 1 trong sách giáo khoa.

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………

………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :11        Ngày soạn:29/10/2015

Tiết :11        Ngày dạy:2/11/2015

       

-ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ PHAN HUỲNH ĐIỂU

VÀ BÀI HÁT: BÓNG CÂY KƠ-NIA

-ÔN TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 3.

-ÔN TẬP BÀI HÁT: TUỔI HỒNG

 

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

 -Học sinh ôn lại bài Tuổi hồng và bài TĐN Số3 Hãy hót- chú chim nhỏ hay hót để hát và đọc nhạc thuần thục hơn.

 - Học sinh có hiểu biết sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

2.Kĩ năng

-Đọc đúng nhạc, hát đúng lời ca của bài nhạc số 3.

-Tập luyện lối hát hòa giọng ,lĩnh xướng

3.Thái độ

- Biết quý trọng những sự đóng góp của nhạc sĩ có nhiều cống hiến cho âm nhạc Việt Nam.

II.CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên:

 - Nhạc cụ quen dùng.

 - Máy casset và băng đĩa nhạc một số bài hát của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác.

 2. Học sinh:

  -Sách âm nhạc 8, vở ghi

  -Nhạc cụ gõ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1.Ổn định tổ chức. (1’)Kiểm tra sĩ số lớp. Hát đầu giờ.

2.Bài cũ . Kiểm tra hát và đọc nhạc trong khi ôn.

3. Bài mới.

 

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Gv ghi bảng và yêu cầu

 

Giáo viên yêu cầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv hát hoặc điều khiển máy.

 

 

 

 

 

GVGD

 

Gv ghi bảng

Gv đọc và hát lời ca bài nhạc để hs tự điều chỉnh.

Gv yêu cầu

 

 

Gv ghi bảng

Gv điều khiển hoặc trình bày.

 

 

 

Gv chỉ định

 

HĐ1.  (17’)Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát :  Bóng cây Kơ- nia.

Học sinh tự nghiên cứu phần âm nhạc thường thức trong sách giáo khoa sau đó giới thiệu vài nét chính về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu theo cảm nhận của các em.

Giáo viên nhận xét và bổ sung .

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sinh ngày: 11-11-1924 taị  Đà Nẵng. Ông sáng tác âm nhạc từ những năm đầu của thập kỉ 40.Nhạc sĩ thuộc thế  hệ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.                                                                Ông thành công  cả ở ca khúc thiếu nhi lẫn ca  lẫn ca khúc người lớn. Âm nhạc của ông trau chuốt, trữ tình.Nổi bật nhất trong sáng tác của ông là những ca khúc viết về đề tài tình yêu.Những bản tình ca của ông về tình yêu đôi lứa luôn hoà quyện với bản tình ca hào hùng của đất nước, những mối tình riêng bắn bó trong tình cảm chung của dân tộc.

Những ánh sao đêm(1962)Bóng cây kơ- nia(1972); Sợi nhớ sợi thương(1978)

Thơ Thuý Bắc)Thuyền và biển (1981- Thơ Xuân Quỳnh)…

Giáo viên cho học sinh nghe trích đoạn một vài ca khúc do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác.

Giáo viên cho học sinh nghe bài hát: Bóng cây Kơ- nia.

Giáo viên sơ lược phân tích về bài hát Bóng cây Kơ- nia.

Học sinh nghe lại bài hát một lần nữa.

- Biết quý trọng những sự đóng góp của nhạc sĩ có nhiều cống hiến cho âm nhạc Việt Nam

HĐ2.(11’)Ôn Tập đọc nhạc số 3.

1-Nghe đọc nhạc và hát lời bài nhạc một lần hoàn chỉnh.

 

2. Lớp đọc nhạc và hát lời ca bài nhạc

Tự ôn tại chỗ.

Kiểm tra đọc nhạc và hát lời ca của bài nhạc.

HĐ3: (11’) Hát ôn “Tuổi hồng”.

1. Nghe lại bài hát.

2. Cả lớp hát lại bài hát một lần hoàn chỉnh.

3. Giáo viên chỉnh sửa những chỗ các em hát còn sai.

4.Học sinh hát bài hát một lần nữa.

5. Kiểm tra hát. Giáo viên chỉ định một nhóm lên bảng trình bày bài hát hát một cách hoàn chỉnh. Giáo viên nhận xét ghi điểm.

Hs ghi bài

 

 

Đọc và nghiên cứu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs nghe- cảm nhận

 

 

 

 

 

HS Chú ý

 

Hs ghi bài

Hs chú ý

 

 

Hs hát

 

 

Hs ghi bài

Hs nghe tự điều chỉnh

 

 

 

Hs lên bảng hát

4.Củng cố. (4’) 

-Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát Tuổi hng một cách hoàn thiện.

5.Nhận xét,dặn dò. (1’)

-Học kĩ bài, sưu tầm một số ca khúc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác.

-Sưu tầm một vài bài hò, lí dân ca miền Trung.

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :12        Ngày soạn:8/11/2015

Tiết :12        Ngày dạy:9/11/2015

       

-HỌC HÁT : BÀI HÒ BA LÍ.

-BÀI ĐỌC THÊM :ÂM VANG MỘT BÀI CA QUỐC TẾ

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức- Học sinh biết và thuộc một điệu hò quen thuộc của Quảng Nam.

- Học sinh hiểu hò là một loại dân ca độc đáo của dân tộc ta, biết đặc điểm của hò và cách thực hiện.

2.Kĩ năng

- Học sinh biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng.

3.Thái độ

- Thông qua bài học giáo dục các em yêu quý những làn điệu dân ca bằng cách sử dụng chúng thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày.

II.CHUẨN BỊ

1. Giáo viên-Nhạc cụ quen dùng.

-Đàn và hát thuần thục bài hát.

-Bản đồ hành chính Việt Nam.

-Băng âm thanh bài Hò ba lí.

2. Học sinh:-Sách âm nhạc 8, vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.n định tổ chức. (1’)Kiểm tra sĩ số lớp.

2.Bài cũ. (4’) Gọi 2 em lên bảng trình bày bài tập đọc nhạc số 3.

3.Bài mới:Giới thiệu bài. .(2’)  Giới thiệu bài hát như sgk

-         Giáo viên chỉ địa danh Quảng Nam trên bản đồ địa chính Việt Nam.

-         Người ta thường lấy tên địa danh, nội dung công việc để đặt tên cho những điệu hò, nơi xuất xứ: Hò giã gạo, Hò Đồng Tháp,Hò Sông Mã…

-         Lấy tiếng xô hay tiếng đệm độc đáo để đặt tên: Hò khoan, Hò hụi…

Hò để thúc đẩy lao động, để động viên cổ vũ, để giải trí khi làm việc mệt nhọc, để bày tỏ tình cảm với quê hương đất nước, với người thương…

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Gv ghi bảng.

 

Gv hướng dẫn

Gv đàn

 

Gv đàn và hướng dẫn.

 

 

 

Gv yêu cầu

 

 

 

 

Gv hướng dẫn

 

 

 

Gv hát mẫu

 

 

 

 

GVgd

 

GV ghi bảng

GV yêu cầu

1 :( 27’)Học hát bài : Hò ba lí.

      Dân ca Quảng Nam

- Giáo viên giải thích tư địa phương: sịa

- Nghe hát mẫu. Giáo viên hát hoặc điều khiển máy hát

 

- Luyện thanh.(1-2phút)

Mi…ma…mô…

-Tập hát từng câu.

Bài hát đựơc chia thành 3 câu hát. Câu 1 có 8 ô nhịp. Câu 2 có 11 ô nhịp, câu 3 có 8 ô nhịp.

Giáo viên hát mẫu câu 1 vài lần, học sinh nghe hát nhẩm theo. Giáo viên bắt nhịp để các em hát.

Tập tương tự với 2 câu còn lại.

- Hát đầy đủ cả bài.

Giáo viên hướng dn các em cách phát âm, nhắc học sinh lấy hơi đúng chỗ.

-Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.

Dịch giọng = -7 (Hát giọng pha trưởng), tốc độ = 112. Hát cả bài 2 lần.

Tập trình bày hát đối đáp (xướng và xô) theo cách hát trong sgk          

Phần xướng: Trèo lên trên rẫy khoai lang

                      Chẻ tre mà đan sịa, cho nàng phơi khoai.

Phần xô: Ba lí tang tình……….

Giáo viên hát phần xướng và học sinh hát phần xô, khi các em đã hát được phần xô giáo viên chỉ định em học sinh mạnh dạn  có giọng hát tốt xướng

Còn lại xô, hoặc nam hát xướng, nữ hát xô sau đó đổi lại.

Bài hát ngắn nên học sinh trình bày đầy đủ 2 lần: lần 1 hát hoà giọng, lần 2 hát có sử dụng xướng và xô.

Giáo dục các em yêu quý những làn điệu dân ca bằng cách sử dùng chúng thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày.

HĐ 2 (5’):Bài đọc thêm :

                            Âm vang một bài ca quốc tế

Hs ghi bài

 

 

Hs nghe

 

Hs luyện thanh

Hs tập hát

 

 

 

 

 

Học sinh thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS Chú ý

 

HS ghi bài

 

HS đọc,tóm tắt

4.Củng cố bài. (5’)

-Giáo viên cho từng tổ hát bài hát một lần hoàn chỉnh, nếu còn thời gian giáo viên cho đại diên mỗi tổ trìng bày bài hát.

5.Nhận xét,dặn dò. (1’)

- Học thuộc bài hát, hát đúng giai điệu của bài. Tìm câu ca dao hoặc tự viết lời mới đặt theo giai điệu của bài hát này.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

Tuần :13        Ngày soạn:9/11/2015

Tiết :13        Ngày dạy:16/11/2015

-NHẠC LÍ : THỨ TỰ CÁC DẤU THĂNG, DẤU GIÁNG Ở                            HOÁ BIỂU ,GIỌNG CÙNG TÊN

     -TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 4.

     -ÔN HÁT:HÒ BA LÍ

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

 - Học sinh ôn tập để hát bài Hò ba lí được thuần thục hơn.

 - Học sinh nắm được những kiến thức về hóa biểu và giọng cùng tên.

2.Kĩ năng

 - Biết đọc nhạc và hát lời bài Chim hót đầu xuân. Rèn kĩ năng đọc nhạc nốt móc kép.

3.Thái độ

-Thông qua bài học giáo dục các em yêu quý những làn điệu dân ca bằng cách sử dụng chúng thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày.

II.CHUẨN BỊ.

1.Giáo viên

-Nhạc cụ quen dùng.

-Đàn và đọc nhạc bài nhạc số 4: Chim hót đầu xuân.

-Chép bài nhạc ra bảng phụ.Viết hai khuông nhạc ghi sẵn thứ tự các dấu thăng và thứ tự các dấu giáng.Giọng cùng tên.

2.Học sinh

-Sách âm nhạc 8, vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1.n định tổ chức. (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.

2.Bài cũ.  Kiểm tra trong khi ôn.

3.Bài mới.

 

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Gv ghi bảng

 

 

Gv thuyết trình và đặt câu hỏi…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv ghi bảng, đặt câu hỏi và đi đến kết luận.

 

Gv ghi bảng

GV yêu cầu

Gv hướng dẫn

 

GV đàn

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv yêu cầu

 

 

Gvgd

 

 

Gv ghi bảng.

GV mở đĩa

 

 

 

 

Chỉ định

1. (16’)Nhạc lí :Thứ tự các dấu thăng, dấu giáng ở hoá biểu.

Giọng cùng tên.

1. Thứ tự các dấu thăng và thứ tự các dấu giáng.

Trong tiết 9, các em đã học về hoá biểu và giọng song song,trả lời câu hỏi sau, nếu em nào chưa nắm vững thì nên ghi vào vở

-Để xác định giọng, điệu của một bản nhạc, cần dựa vào yếu tố nào?

(Dựa vào hoá biểu và nốt kết thúc bài.)

- Hóa biểu là gì?( Là những dấu thăng, giáng nằm ở đầu khuông nhạc.)

Những dấu thăng, giáng trong hoá biểu cũng xuất hiện theo quy luật nhất định không thể tuỳ tiện viết trên khuông. Có 7 nốt nhạc thì sẽ 7 dấu thăng hoặc 7 dấu giáng xuất hiện.

a)Hoá biểu có dấu thăng

Giáo viên treo bảng phụ ghi thứ tự các dấu thăng lên bảng.Cho học sinh biết thứ tự xuất hiện các dấu thăng.

Vì sao thứ tự các dấu thăng hoặc các dấu giáng lại xuất hiện theo trình tự như trên? Giáo viên giải thích một ví dụ quy luật đi lên hoặc đi xuống theo vòng quãng năm.Bắt đầu phải là giọng đô trưởng vì giọng đô trưởng không có dấu thăng hay dấu giáng ở hoá biểu.

Lưu ý: Thứ tự các dấu thăng từ dấu sau cách dấu trước một quãng 5.Ví dụ:

Từ âm pha lên quãng 5 có âm đô….

b)Hóa biểu có dấu giáng.

Tương tự như sự xuất hiện các dấu thăng, các dấu giáng cũng xuất hiện theo một trình tự quy định.Vì giáng là hạ thấp nốt nhạc nên vòng quãng 5 sẽ đi xuống.

Giáo viên cho học sinh quan sát thứ tự xuất hiện các dấu giáng.

2. Giọng cùng tên.

Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn một vài cặp giọng cùng tên, học sinh nhận xét và đi đến kết luận về giọng cùng tên.(sgk)

Hoá biểu của các cặp giọng cùng tên như thế nào?(Khác nhau 3 dấu hoá)

2. (16’)TĐN Số 4: Chim hót đầu xuân.

                                                 Nhạc và lời:Nguyễn Đình Tấn.

- Nhận xét bài nhạc.

-  Chia câu: 4 câu

   Câu 1: dài 4 phách; Câu 2: dài 4 phách; Câu 3: dài 6 phách; Câu4: dài 5phách

-  Tập đọc từng câu theo lối móc xích.

Giáo viên đàn giai điệu từng câu 1, học sinh nghe và đọc theo. Đọc câu1,

Tập câu 2, nối câu 1 với câu 2.Tiếp tục tập câu 3, câu 4, nối câu 3 với câu

- Chú ý tiết tấu móc kép và tiết tấu đơn chấm dôi, móc kép.

- Đọc toàn bài.

-  Ghép lời ca.

Một nửa lớp đọc nhạc, một nửa lớp hát lời ca sau đó đổi lại.

- Đọc nhạc và hát lời ca.

-Giáo dục các em yêu quý những làn điệu dân ca bằng cách sử dụng chúng thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày.

-Thêm yêu thích môn âm nhạc

HĐ3. (7’)Ôn hát: Hò Ba Lí.

 

-  Học sinh nghe lại bài hát, tự điều chỉnh những chỗ còn sai.

- Giáo viên cho học sinh hát có lĩnh xướng và hát xô như tiết trước đã hát.

-  Học sinh tự tập hát.

- Kiểm tra hát. (Kiểm tra 1 nhóm)

Hs ghi bài

 

 

 

Hs trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs quan sát, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs ghi bài

 

 

 

Hs nhận xét bài.

Hs ghi bài

 

Hs trả lời

 

 

 

Hs tập đọc

 

 

 

 

 

 

 

 

Hát lời ca.

 

 

Hs chú ý

 

 

Hs ghi bài.

 

Hs nghe tự điều chỉnh.

 

 

 

Hs hát

4.Củng cố.(4’)

 - Nhắc lại quy luật xuất hiện của các dấu thăng, của các dấu giáng.Khái niệm giọng cùng tên.

5.Nhận xét,dặn dò: (1’)   

- Học kĩ bài và làm bài tập trong sách giáo khoa. Viết tiếp hoá biểu của các giọng có 5,6,7 dấu thăng, 5,6,7 dấu giáng.

 - Luyện đọc bài nhạc số 4.

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :14        Ngày soạn:21/11/2015

Tiết :14        Ngày dạy:23/11/2015

 

 -ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:  MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC.

-ÔN TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 4

-ÔN HÁT BÀI:  HÒ BA LÍ

 

I.MỤC TIÊU:   

1.Kiến thức

-Giới thiệu cho các em một số nhạc cụ dân tộc. Đặc biệt dàn cồng, chiêng (Tây Nguyên) hiện nay đã được bảo vệ, giữ gìn vì được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của thế giới.

2.Kĩ năng

-Luyện hát tập thể có sử dụng lối hát xướng, hát xô.

-Đọc tiết tấu 4 nốt móc kép tốt hơn.

3.Thái độ

-Thông qua bài học giáo dục cho các em biết giữ gìn, bảo vệ những nét văn hoá đặc sắc của các nhạc cụ dân tộc của Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ. 

1.Giáo viên

-Nhạc cụ quen dùng

- Sưu tầm một số hình ảnh biểu diễn nhạc cụ dân tộc hay hình ảnh những nhạc cụ dân tộc Việt Nam.

2.Học sinh

-Sách âm nhạc 8, vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1.Ổn định tổ chức. (1’)Kiểm tra sĩ số lớp.

2 . Bài cũ.  (4’) Kiểm tra trong khi ôn

3.Bài mới.

 

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Gv ghi bảng

 

Gv đặt câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv thuyết trình.

 

 

 

 

 

Gv gd

 

Gvghi bảng.

 

 

 

Gv yêu cầu

 

 

Gv ghi bảng

Gv hát

 

Gv hướng dẫn.

 

Gv chỉ định.

1: (15’)Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc

1. Cồng chiêng.

Cồng chiêng được làm từ chất liệu gì?(Đồng)

Cồng chiêng được dùng trong những dịp nào? (Tế lễ thần linh và trong các lễ hội dân gian.)

2. Đàn t,rưng.

Theo em nguyên liệu làm ra đàn t.rưng  gì?(Tre, nứa)và đàn có nguồn gốc từ đâu?(Từ Tây Nguyên)

3. Đàn đá. Nguyên liệu:  Bằng đá, là loại nhạc cụ cổ nhất Việt Nam.

- Ngoài ra các em còn được biết những nhạc cụ dân tộc nào?

Giáo viên giới thiệu mt vài nhạc cụ dân tộc khác: Sáo trúc, đàn bầu, đàn tính…Giáo viên giới thiệu sơ qua tính năng của vài nhạc cụ quen thuộc mà học sinh biết (Chất liệu, xuất xứ…). Từ đó giáo dục cho các em biết trân trọng giữ gìn những sản phẩm mà cha ông ta để lại.Đó cũng là góp phần bảo tồn nét văn hoá của dân tộc Việt Nam.

-Giáo dục cho các em biết giữ gìn, bảo vệ những nét văn hoá đặc sắc của các nhạc cụ dân tộc của Việt Nam.

HĐ2: (10’) Ôn tập đọc nhạc số 4.

- Đọc lại bài nhạc và hát lời ca của bài

  Một nửa lớp đọc nhạc, một nửa lớp hát lời ca sau đó đổi lại .

- Học sinh tự luyện đọc nhạc và hát lời ca từ 3-5 phút.

- Kiểm tra đọc nhạc và hát lời ca.(2-3 em). Giáo viên nhận xét đánh giá ghi điểm.

HĐ3: (10’) Hát ôn bài : Hò ba lí.

- Nghe lạị bài hát. Học sinh nghe và tự điều chỉnh những chỗ hát chưa đúng.

Giáo viên giúp các em sửa sai và hát có sử dụng hát xô- xướng tốt hơn.

Hát lại bài hát một lần nữa.

Kiểm tra hát.(Một nhóm trình bày bài hát.)

Hs ghi bài

 

Hs quan sát và trả lời câu hỏi của Gv

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs chú ý

 

 

 

 

 

 

Hs chú ý

 

Hs ghi bài.

 

 

 

Hs thực hiện

 

 

Hs ghi bài.

Hs nghe,sửa sai

Hs thực hiện.

 

 

Hs hát

4. Củng cố. (4’) Đọc - hát lời bài đoc nhạc số 4.

5. Nhận xét,dặn dò. (1’)  - Luyện hát bài Hò ba lí, bài nhạc số 4.

-         Sưu tầm những tranh ảnh, nhạc cụ dân tộc của mình.

-         Ôn bài theo nội dung của tiết 15

-         Đọc bài đọc thêm:  Hát ru

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :15        Ngày soạn:25/11/2015

Tiết :15        Ngày dạy:30/11/2015

       

 ÔN TẬP

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS được củng cố, ôn tập những kiến thức đã học

2.Kĩ năng:

 - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 2 bài hát “Hò ba lí “ và “Tuổi hồng”,trình bày được một số cách hát lĩnh xướng,hòa giọng…

 -Hiểu về giọng song song và giọng La thứ hoà thanh, thứ tự các dấu thăng (#), dấu giáng (b)trên hoá biểu, hiểu thế nào là giọng cùng tên.

 -Đọc đúng cao độ và trường độ 2 bài  TĐN 3, TĐN 4

3.Thái độ

-Lắng nghe,tiếp thu bài và tích cực đóng góp bài.

II.CHUẨN B:

1.Giáo viên

 -Đàn ,hát  thuần thục 2 bài hát “Tuổi hồng và bài “Hò ba lí”,2 bài TĐN số 3,4

2. Học sinh

 -SGK Âm nhạc 8,vở ghi

 -Nhạc cụ gõ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.n định: (1’)Điểm danh sĩ số lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: (5’)Xen kẽ trong khi ôn

3.Bài mới:

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Ghi bảng

Mở đĩa

 

Chỉ định

Tổ chức trò chơi

 

 

Ghi bảng

Đàn

Yêu cầu

Chỉ định

 

Ghi bảng

Hỏi

 

 

 

 

 

Yêu cầu

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo dục

HĐ1. Ôn hát: (15’)

- “Tuổi hồng”

-“Hò ba lí

-Cả lớp hát lần lượt 2 bài hát đó

-Ba đội chơi mỗi đội cử ra 8 bạn đại diện cho đội thi với nhau (Hát một trong 2 bài:Tuổi hồng ,Hò ba lí)- Một bài hát thể hiện 2 lần (Lần 1 hát hòa giọng ,lần 2 hát lĩnh xướng).

HĐ2.Ôn TĐN  (13’)

-TĐN số 3,TĐN số 4

- Đọc nốt ,hát lời 2 bài TĐN 3, 4 (2-3 lần)

-Một vài nhóm đọc nốt ,hát lời 2 bài TĐN số 3,TĐN số 4

HĐ3.Ôn  tập nhạc lí: (8’)

?Thế nào là giọng song song? Cho vd

-Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng hóa biểu

-Vd; Đô trưởng// La thứ

?Thế nào là giọng La thứ hoà thanh? Viết cấu tạo  của giọng La thứ hòa thanh

-Giọng La thứ hòa thanh là có bậc VII# (nốt Son#).

      &==`==a==b==c==d==Öf==g==!

?Thế nào là giọng cùng tên? Cho vd

-Giọng cùng tên là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ nhưng khác hóa biểu.

-Vd :Đô trưởng và Đô thứ

?Em hãy viết lại ví trí 4 dấu thăng(#) và 4 dấu giáng(b) ở hoá biểu?

* Hóa biểu có 4 dấu #:

       &=ÜÙÞÚ===========!

* Hóa biểu có 4 dấu b:

      &=èëçê==========!

-Yêu thích môn âm nhạc

 

Ghi bài

Nghe

 

Thực hiện

Trình bày

 

 

 

Ghi bài

Đọc nhẩm

Thực hiện

Trình bày

 

Ghi bài

Trả lời

 

 

 

 

 

Viết

 

 

 

 

 

 

 

Thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú ý

4.Củng cố: (2’)

                          - Gv nhắc lại nội dung ôn tập

5.Nhận xét, dặn dò (1’):

                          -Về nhà ôn lại tất cả các bài đã học đầu năm,tiết sau ôn tập tiếp.

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :16        Ngày soạn:5/12/2015

Tiết :16        Ngày dạy:7/12/2015

       

                                                 ÔN TẬP.

 

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS được củng cố, ôn tập những kiến thức đã học

2.Kĩ năng:

- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 2 bài hát :Mùa thu ngày khai trường”, “Lí dĩa bánh bò”trình bày được một số cách hát lĩnh xướng,hòa giọng…

-Học sinh biết về nhạc sĩ Trần Hoàn,Hoàng Vân ,Phan Huỳnh Điểu và các tác phẩm được giới thiệu trong SGK

-Đọc đúng cao độ và trường độ 2 bài  TĐN 1, 2.

3.Thái độ

-Lắng nghe,tiếp thu bài và tích cực đóng góp bài.

II.CHUẨN B:

1.Giáo viên

-Đàn ,hát  thuần thục 2 bài hát Mùa thu ngày khai trường”, “Lí dĩa bánh bò”, 2  bài TĐN số 1,2

2. Học sinh

-SGK Âm nhạc 8,vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định: (1’)Điểm danh sĩ số lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong khi ôn

3.Bài mới:

 

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Ghi bảng

Mở đĩa

 

Chỉ định

Ghi bảng

Đàn

 

Yêu cầu

 

Ghi bảng

 Yêu cầu hs nêu tóm tắt ngắn gọn

Gd

1. Ôn hát: (15’)

-“Mùa thu ngày khai trường”

-“Lí dĩa bánh bò”

-Cả lớp hát lần lượt 2bài hát đó

2.Ôn TĐN  (15’)

-TĐN số 1,2, - Đọc nốt ,hát lời 2 bài TĐN 1,2. (2-3 lần)

-Một vài nhóm đọc nốt ,hát lời 2 bài TĐN số 1,2.

 

3.Ôn Âm nhạc thường thức: (10’)

-Nhạc sĩ Trần Hoàn

-Nhạc sĩ Hoàng Vân

-Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

-Biết quý trọng các tác phẩm mà các nhạc sĩ đã sáng tác…

Ghi bài

Nghe

 

Trình bày

Ghi bài

Đọc nhẩm

 

Thực hiện

 

Ghi bài

 Nêu

 

 

Chú ý

 

 

  4.Củng cố: (3’)

  - Gv nhắc lại nội dung ôn tập

  5.Nhận xét,dặn dò (1’):

   -Về nhà ôn lại tất cả các bài đã học đầu năm,tiết sau kiểm tra.

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :17,18        Ngày soạn:7/12/2015

Tiết :17,18        Ngày dạy:14,21/12/2015

       

KIỂM TRA THỰC HÀNH

( Thời gian: 90’)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Kiểm tra các nội dung đã học.

2. Kĩ năng

- Trình bày thuần thục được các bài hát theo lối hát đơn ca, song ca và một số động tác phụ họa.

- Đọc chính xác cao độ ,tiết tấu các bài TĐN.

3. Thái độ

- Lắng nghe, tiếp thu bài. 

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử) và băng nhạc 4 bài hát đựơc ôn tập.

- Đánh đàn và hát và đọc nhạc thuần thục 4 bài hát và 4 bài  tập đọc nhạc.

2.Học sinh

-Hát và đọc nhạc thuần thục 4 bài hát và 4 bài  tập đọc nhạc đã học ,nội dung âm nhạc thường thức và nhạc lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra : Cá nhân lên bốc thăm thực hiện bài thi.

ĐỀ 1 :   Câu 1: Em hãy trình bày bài hát : Mùa thu ngày khai trường”

              Câu 2:Thế nào là nhịp 6/8 ?

ĐỀ 2 :   Câu 1 : Em hãy trình bày bài hát : “Hò ba lí”

  Câu 2 : Thế nào là giọng song song ?

ĐỀ 3 :  Câu 1 : Em hãy trình bày bài TĐN số 3 :

  Câu 2 : Em hãy nêu tên 3 nhạc cụ dân tộc ?

ĐỀ 4 : Câu 1 : Em hãy trình bày bài TĐN số 4

            Câu 2 : Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu có bút danh là gì ? Ông bắt đầu sáng tác âm nhạc từ khi nào ?

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM :

ĐỀ 1 :  -Trình bày bài hát tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

ĐỀ 2 :  -Trình bày bài hát tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

ĐỀ 3 :   -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

ĐỀ 4 :  -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỌC KÌ II

Tuần :20         Ngày soạn:2/1/2015

Tiết :19         Ngày dạy:6/1/2015

       SS Lớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..    

HỌC HÁT:  KHÁT VỌNG MÙA XUÂN.

I.MỤC TIÊU:  

1.Kiến thức

-  Học sinh hát đúng giai điệu của bài hát. Qua đó học sinh biết sơ qua vài nét về nhạc sĩ Mô Da- một nhạc sĩ thiên tài của thế giới.

2.Kĩ năng

-Học sinh biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng.

3.Thái độ

-Thông qua bài hát gợi lên cho học sinh có cảm nhận về mùa xuân tươi đẹp thể hiện qua giai điệu trong sáng và giàu chất trữ tình.Gợi lên những cảm xúc lạc quan, yêu đời, với những ước mơ dạt dào của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống.

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

- Tập hát - đệm đàn bài hát Khát vọng mùa xuân.

- Nhạc cụ, ảnh và các tư liệu về nhạc sĩ Mô- Da.(Hình nhạc sĩ Mô Da)

- Băng nhạc.

- Chép lời ca ra bảng phụ.

2. Học sinh

-SGK Âm nhạc 8,vở ghi

-Nhạc cụ gõ

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

  1. n định tổ chức. (1’)
  2. Bài mới.

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Gv ghi bảng

 

 

 

Gv thuyết trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv đặt câu hỏi

 

Gv điều khiển

 

 

Gv hướng dẫn

 

Gv đàn

 

Gv hát và yêu

cầu hs thực hiện

 

 

 

 

 

Gvgd

Học hát: (37’) 

                  Khát vọng mùa xuân

                                    Nhạc :Mô-Da

                                    Phỏng dịch lời Việt:Tô Hải

-Giới thiệu bài.

Ở lớp 6 các em đã được tìm hiểu về nhạc sĩ Mô Da thông qua phần âm nhạc thường thức. Những tác phẩm của Mô Da sáng tác cách đây hơn 2 thế kỉ nhưng ngày nay vẫn thường xuyên vang lên trong các phòng hoà nhạc lớn trên thế giới,đựơc in băng,in đĩa và được hàng triệu người hâm mộ.Dù viết nhạc ở thể loại nào,âm nhạc của Mô da đều lạc quan,trong sáng,nhân ái,hướng con người đến với những tình cảm cao thượng.

Bài Khát vọng mùa xuân là một trong số ít bài hát mà Mô da để lại vì phần lớn ông viết những tác phẩm nhạc không lời.

   -Tìm hiểu về bản nhạc:Bản nhạc này viết ở giọng gì?Tại sao?

Quan sát và kể tên các kí hiệu có trong bài?

    -Nghe hát mẫu(Gv điều khiển băng hoặc tự trình bày)

    -Chia đoạn,chia câu:Bài hát viết ở hình thức 2 đoạn gồm 4 câu

    -Luyện thanh:

        Mi…ma…mô…

    -Tập hát từng câu:Gv hướng dẫn hs hát câu 1,câu 2,nối câu 1 với câu 2.Tập tiếp câu còn lại.

   -Hát toàn bài:

Gv hát lại toàn bộ lời 1 để học sinh cảm nhận được nốt ngân dài ở cuối câu hát.(Lưu ý:Bài hát viết ở nhịp 6/8 nhưng lúc tập nên hát ở nhịp 3/8 dùng tiết tấu Waltz cho dễ hát.Khi tập hoàn chỉnh,có thể quay lại hát ở nhịp 6/8 sử dụng tiết tấu Slow Rock) (Tiết tấu Waltz tốc độ=150,Slow Rock tốc độ =50)

-Thông qua bài hát gợi lên cho học sinh có cảm nhận về mùa xuân tươi đẹp thể hiện qua giai điệu trong sáng và giàu chất trữ tình.Gợi lên những cảm xúc lạc quan, yêu đời, với những ước mơ dạt dào của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống.

Hs ghi bài

 

 

 

Hs nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs trả lời

 

Hs nghe, cảm nhận

 

 

 

Hs luyện thanh

Hs tập hát

 

 

 

 

 

 

 

Hs chú ý

3.Củng cố : (6’)

-Cho học sinh tập theo tổ,mỗi tổ lần lượt hát một lần.(Có thể hát đối đáp)

4.Nhận xét,dặn dò: (1’)

-Học thuộc bài hát .Làm bài tập 1 trong SGK.Gv có thể giơí thiệu lời 3 củabài hát để hs cùng tham khảo.

        Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

Tuần :21         Ngày soạn:8/1/2015

Tiết :20         Ngày dạy:13/1/2015

       SS Lớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..    

           NHẠC LÍ  : NHỊP 6/8

               TẬP ĐỌC SỐ 5

    ÔN BÀI HÁT:  KHÁT VỌNG MÙA XUÂN

 

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

-Có khái niệm về nhịp 6/8, biết cấu tạo và tính chất nhịp 6/8.

2.Kĩ năng

-Đọc đúng giai điệu bài nhạc số 5.

- Hát đúng giai điệu và lời bài  Khát vọng mùa xuân.

3.Thái độ

-Thông qua ôn bài hát gợi lên cho học sinh có cảm nhận về mùa xuân tươi đẹp thể hiện qua giai điệu trong sáng và giàu chất trữ tình..Gợi lên những cảm xúc lạc quan, yêu đời, với những ước mơ dạt dào của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống.

II.CHUẨN BỊ.

1.Giáo viên

-Một số giai điệu viết ở nhịp 6.8

-Đàn , băng đĩa nhạc có bài hát Khát vọng mùa xuân và bài Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao.

-Chép bài nhạc ra bảng phụ.

2.Học sinh

-SGK Âm nhạc 8,vở ghi

 

-Nhạc cụ gõ

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC.

  1. n định tổ chức. (1’)Kiểm tra sĩ số lớp.
  2. Bài cũ. (4’) Kiểm tra trong khi ôn.
  3. Bài mới.

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Gv ghi bảng

Gv đặt câu hỏi,gợi

ý để học sinh nhớ lại bài cũ.

 

 

 

Gv lấy ví dụ bằng giai điệu của một

Vài câu hát viết ở nhịp 6/8

Gv ghi bảng

 

 

 

 

 

Gv đàn và hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv yêu cầu

Gvgd

Gv ghi bảng

Gv thực hiện

 

Gv yêu cầu

 

1:Nhạc Lí: (15’) Nhịp 6/8

-Ở lớp 6 chúng ta đã học khái niệm về số chỉ nhịp, em nào nhắc lại số chỉ nhịp cho chúng ta biết điều gì?(Số ở trên và số ở dưới cho biết điều gì?).Một em đứng tại chỗ nhắc lại số chỉ nhịp 2/4,3/4,4/4 đã học từ đó rút ra kết luận về nhịp 6/8.

- Khái niệm (SGK)

- Những bản nhạc được viết ở nhịp 6/8 thường có tính chất nhịp nhàng, uyển chuyển, giai điệu duyên dáng, trữ tình.

-Giáo viên sơ lược giới thiệu về cách đánh nhịp 6/8 để học sinh vận dụng vào bài hát.

 

 

2:Tập Đọc Nhạc Số 5: (12’) Làng Tôi

                                         Nhạc và lời: Văn Cao

1. Nghe đọc mẫu:Giáo viên đọc mẫu bài nhạc, học sinh nghe nhớ giai điệu của bài. Đây là bài nhạc không khó nên học sinh có thể nghe giáo viên đọc, nhớ giai điệu có thể đọc được. Bài nhạc được viết ở giọng đô trưởng

- Giáo viên đàn gam Đô trưởng, học sinh đọc gam đô trưởng theo đàn một lần, đọc theo thang âm giáo viên viết lên bảng.

- Giáo viên hướng dẫn các em tự đọc bài nhạc sau khi đã chia câu của bài .

- Trong khi học sinh tập đọc giáo viên nghe và giúp các em chỉnh sửa về cao độ cũng như về tiết tấu của bài.

 -Sau khi học sinh đã đọc được đúng giai điệu của bài, giáo viên yêu cầu một nửa lớp đọc nhạc, nửa còn lại hát lời ca của bài, sau đó đổi lại.

- Cả lớp đọc nhạc và hát lời bài nhạc một cách hoàn chỉnh.

-Tình cảm,kỉ niệm đối với làng quê…

HĐ3:Ôn Hát: (8’) Khát vọng mùa xuân.

- Giáo viên đệm đàn và hát bài Khát vọng mùa xuân cả 2 lời,Gv hướng dẫn các em điều chỉnh những chỗ cần thiết.

- Giáo viên cung cấp lời 3 và yêu cầu học sinh tự hát.

- Mỗi tổ trình bày một lời trong bài hát.

-  Kiểm tra hát cá nhân

-Giáo viên nhận xét và ghi điểm.

Hs ghi bài và trả lời câu hỏi do gv đưa

ra

 

 

 

 

Hs ghi khái niệm

 

 

 

 

 

Hs ghi bài

 

 

 

 

 

Hs tập đọc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs đọc

Hs chú ý

Hs ghi bài

 

 

 

 

Hs thực hiện

 

4.Củng cố: (4’) Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát Khát vọng mùa xuân; nhắc lại khái niệm của nhịp 6/8.Đọc và hát lời bài nhạc số 5.

5.Nhận xét,dặn dò: (1’) Học kĩ bài và làm bài tập trong sgk

- Bài tập nâng cao: Tự viết một đoạn  nhạc ở số chỉ nhịp 6/8, trong đó sử dụng một cách hợp lí những kí hiệu âm nhạc đã học.

    Lời 3 của bài Khát vọng mùa xuân.

Đầu  cành đàn chim hót vang lừng, chào xuân hôm nay đã quay về.

                Mừng mùa xuân vui đã sang rồi, làm ta xao xuyến tâm hồn.

                    Ta hát bài ca mừng xuân lại đến, múa hát vang trên thảo nguyên.

     Cùng bầy chim oanh cất tiếng ca vang hoà, đến mau tháng năm đợi chờ.

    Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :22            Ngày soạn: 13/1/2015

Tiết:21        Ngày dạy:20/1/2015

                                                                                          SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..    

 

ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ NGUYỄN ĐỨC TOÀN

BÀI HÁT “BIẾT ƠN CHỊ VÕ THỊ SÁU”

ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5

ÔN TẬP BÀI HÁT: “KHÁT VỌNG MÙA XUÂN”

 

 

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

- Ôn tập để trình bày bài”Khát vọng mùa xuân” và bài TĐN số 5 thuần thục hơn.

2.Kĩ năng

- Biết trình bày bài hát qua 1 vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng

3.Thái độ

- Hiểu biết về sự đóng góp của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn cho nền âm nhạc Việt Nam

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

-  Đàn và hát thuần thục bài Khát vọng mùa xuân” và bài TĐN 5

-  Sưu tầm những tư liệu về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và 1 số bài hát của ông

-   Bài mới + SGK âm nhạc lớp 8

2.Học sinh

-SGK Âm nhạc 8,vở ghi

-Nhạc cụ gõ

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định: (1’)

   - Điểm danh sĩ số lớp.

2.Kiểm tra bài cũ(5’) Lồng ghép trong khi ôn tập.

3.Bài mới:

 

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

 

Ghi bảng

 

 

Yêu cầu

 

Chỉ định

Tổng kết

 

 

 

 

 

Minh hoạ

 

 

 

 

 

 

 

Thể hiện

 

Ghi bảng

Thực hiện

Yêu cầu

 

Điều khiển

Chỉ định

 

 

 

Ghi bảng

 

Đệm đàn

Yêu cầu

Kiểm tra

 

HĐ1.Âm nhạc thường thức: (14’) Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”

- Tự  nghiên cứu phần giới thiệu về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn ở Sgk sau đó ghi tóm tắt vào vở

- Chỉ định 1 vài hs đọc kết quả đã nghiên cứu.

- Nhận xét về phần giới thiệu của các em sau đó tổng kết ý chính

- Minh hoạ 1 số bài hát để thấy tính phóng khoáng, tươi trẻ và đậm chất trữ tình trong âm nhạc của nhạc sĩ NĐT : Quê em, Hà Nội-trái tim hồng, Chiều trên bến cảng, Em yêu hoà bình…

- Hát trích một số bài cho học sinh nghe

- Giới thiệu sơ lược về bài hát: Chị VTS sinh 1936 hi sinh 23/1/1952 trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1958 n/s Nguyễn Đức Toàn sáng tác bài hát này. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những bài hát hay nhất và cảm động nhất viết về những người chiến sĩ hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc

- Hát toàn bài “Biết ơn chị Võ Thị sáu” cho  học sinh nghe

HĐ2.Ôn tập TĐN số 5  (10’)“Làng tôi”

- Đọc nhạc và hát lời ca bài TĐN số 5

- Đàn 1 số câu ,cho hs  nhận biết từng câu vàđọc lại câu đó

- Nam đọc nhạc ,  nữ hát lời ca sau đó đổi lại

-Một số nhóm đọc lại bài TĐN và hát lời ca,  nhận xét và sửa sai (nếu có)

- Gọi 1 số em lên kiểm tra và lấy điểm.

- GV đàn cho lớp đọc cao độ hát lời bài TĐN.

HĐ3.Ôn tập bài hát : (10’) “Khát vọng mùa xuân”

-Đệm  đàn cho  hát lại toàn bài 

- Trình bày bài hát theo tổ

- Kiểm tra 1 vài hs  trình bày bài hát và cho điểm

- Yêu cầu  hoà giọng và hát lĩnh xướng

Ghi bài

 

 

Thực hiện

 

Trình bày

Theo dõi,nghe

 

 

 

 

 

Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

Lắng nghe

 

Ghi bài

Lắng nghe

Nghe,thực hiện

Thể hiện

Thực hiện

 

 

 

Ghi bài

 

Trình bày

Thực hiện

Thực hiện

 

 

4.Củng cố: (4’)     - Nhắc lại nội dung bài học

                               - Cả lớp hát lại bài Khát vọng mùa xuân” và TĐN số 5

5.Nhận xét,dặn dò: (1’)

                          -Về nhà học bài,làm bài tập trong sách giáo khoa.

                          -Xem trước bài tiết 22.

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :23            Ngày soạn: 8/2/2015             

Tiết:22        Ngày dạy:10/2/2015

                                                                                          SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..    

 

HỌC HÁT BÀI:NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI”

KIỂM TRA :15’

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: 

- Hát đúng giai điệu  và lời ca bài:Nổi trống lên các bạn ơi”

2.Kĩ năng:

- Biết trình bày bài hát bằng lối hát hoà giọng

3.Thái độ:

-Giáo dục  sự đoàn kết, thân ái trong lớp học, ở gia đình và ngoài xã hội

II.CHUẨN B:

1.Giáo viên

- Đàn và hát thuần thục bài hátNổi trống lên các bạn ơi”

2.Học sinh

- Sgk âm nhạc 8,vở ghi

- Nhạc cụ gõ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định: (1’)

  - Điểm danh sĩ số lớp.

2.Kiểm tra bài cũ(5’) 

 ? Hát bài “Khát vọng mùa xuân”

? Đọc TĐN số 5

3.Bài mới:

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Ghi bảng

 

Hỏi

 

Điều khiển

H/dẫn

Hỏi

 

 

 

Đàn

 

Điều khiển

 

 

 

 

Chỉ định

 

 

H/dẫn

 

 

 

H/dẫn, đàn và bắt nhịp

 

Chỉ định

 

Điều khiển

 

Hướng dẩn chỉ định

 

 

 

 

GD

 

Yêu cầu

1: (19’)Học hát bài“Nổi trống lên các bạn ơi”

-Giới thiệu bài hát:

?Bản nhạc viết ở giọng gì?Tại sao?

?Trong bài sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào?

-Nghe băng hát mẫu:

-Chia đoạn:

?Theo các em cấu trúc của bài được chia như thế nào ?

-Bài hát được chia làm 2 đoạn  và câu kết, mỗi đoạn  gồm 4 câu

- Luyện thanh: Mi…Ma …Mô…

-Tập hát từng câu:

- Hát từng câu và đàn giai điệu từng câu 2-3 lần, cho hs hát theo, tiến hành tập theo trình tự từng câu cho đến hết bài theo lối mốc xích.

-Khi tập xong từng câu  cho  hát nối liền các câu với nhau

- Chỉ định 1-2  thể hiện các câu hát vừa tập xong (nếu sai gv sửa sai cho hát lại cho đúng.

-Hát đầy đủ cả bài:

- Hát toàn bộ 1lần để hs  cảm nhận được nốt ngân dài ở cuối các câu hát và hát lại ngân cho đúng phách.Đồng thời điều chỉnh những chỗ cần thiết cho các em hát đúng hơn và tốt hơn rồi cho lớp hát

-Một nửa lớp hát  bằng âm la , nửa còn lại hát lời ,gv nhắc  lấy hơi và sửa sai (nếu có), sau đó đổi lại

-Trình bày ở mức độ hoàn chỉnh:

-Cử 1 vài hs hát lĩnh xướng từng câu trong bài và điệp khúc tất cả lớp cùng hát

-Chia lớp theo 4 tổ , mỗi tổ lần lượt hát nối tiếp từng câu

-GV làm mẫu gọi hs tập trình bày cách hát đối đáp

   +Câu 1 và 3  :  nữ hát

   +Câu 2 và 4 : nam hát

-Đoạn 2 và câu kết tất cả cùng hát, khi hát hết câu kết các em vừa hát vừa vỗ tay theo âm hình tiết tấu .Rồi gv bỏ điệu bắt nhịp cho lớp hát toàn bộ bài 2 lần.

-Giáo dục  sự đoàn kết, thân ái trong lớp học, ở gia đình và ngoài xã hội

HĐ2:Kiểm tra 15’(Thực hành)

-Gọi hs lên bảng hát bài “khát vọng mùa xuân”

 

Ghi bài

 

Trả lời

 

Lắng nghe

 

Trả lời

 

 

Luyện thanh

 

 

Thực hiện

 

 

 

 

Trình bày

 

 

Nghe,thực hiện

 

 

 

Trình bày

 

 

Thực hiện

 

Thể hiện

 

Nghe,thực hiện

 

 

 

 

 

Chú ý

 

Thực hiện

4.Củng cố: (4’)       

-Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát

5.Nhận xét,dặn dò: (1’)          

-Về nhà học bài,làm bài tập ở sách giáo khoa.

-Chuẩn bị trước  bài tiết 23

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :24            Ngày soạn: 11/2/2015             

Tiết:23        Ngày dạy:17/2/2015

                                                                             SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..    

 

ÔN BÀI HÁT:NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI”

TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ  6

II.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

    -Thuộc lời và hát thuần thục bài Nổi trống lên các bạn ơi”

    -Hoàn thành viết đọc nhạc và hát lời bài TĐN “Chỉ có một trên đời”

2.Kĩ năng

   -Biết trình bày bài hát qua 1 vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng

3.Thái độ

    -Hiếu thảo với tổ tiên,ông bà ,cha mẹ.

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

   -  Đàn và hát thuần thục bài hát: Nổi trống lên các bạn ơi” và bài TĐN số 6

2.Học sinh

  -  Bài mới & SGK âm nhạc lớp 8

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1.Ổn định: (1’)

   - Điểm danh sĩ số lớp.

 2.Kiểm tra bài cũ(5’)

    ? Gọi  lên hát lại bài: Nổi trống lên các bạn ơi”(cá nhân 2 em)

         nhận xét và cho điểm

 3.Bài mới:

 

HĐ CỦA GV

 

NỘI DUNG

HĐ CỦA

Ghi bảng

1.Ôn tập bài hát: (15’) “Nổi trống lên các bạn ơi”

Ghi bài

Đệm đàn

 

- Đệm đàn để lần lượt mỗi tổ trình bày bài hát- nhận xét , sửa sai (nếu có)

Lắng nghe

Điều khiển

 

 

 

 

 

 

Ghi bảng

 

Hỏi

 

 

 

 

 

 

Ghi bảng

 

 

Chỉ định

Đàn

H/dẫn

 

 

 

 

 

 

Chỉ định

H/dẫn

Chỉ định

 

Điều khiển

 

 

GD

Tập trình bày cách hát đối đáp

   +Câu 1 và 3 1 :  nữ hát

   +Câu 2 và 4 : nam hát

-Đoạn 2 và câu kết tất cả cùng hát, khi hát hết câu kết các em vừa hát vừa vỗ tay theo âm hình tiết tấu

-Cả lớp cùng hát lại 1-2 lần, gv đệm đàn.

2.Tập đọc nhạc số 6: (19’) Chỉ có một trên đời”

?Số chỉ nhịp trong bài cho biết điều gì?

?Trong bài có sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào?

?Bản nhạc có thể chia thành mấy câu?

-GV giải thích câu hỏi và hướng dn bài TĐN là đoạn trích1 gồm có 4 câu, trong đó câu 1 và 3 giống nhau cả về giai điệu và lời ca

- Viết gam Đô trưởng lên bảng và yêu cầu 1 đọc cao độ. Tiếp theo, cả lớp đọc cao độ gam Đô trưởng

- Đọc tên nốt nhạc từng câu

- Đọc nhạc và hát mẫu 1-2 lần

- Đàn giai điệu từng câu ,  lắng nghe sau đó đọc hoà với tiếng đàn

- Hướng dẫn đọc nhuẫn nhuyễn và chuẩn xác câu 2, vì  thường hát sai cao độ

-Tập xong 2 câu nối liền 2 câu và cho cả lớp đọc, đọc theo nhóm, gọi hs đọc cá nhân (nếu sai gv sửa sai cho hs đó và lớp đọc lại cho đúng .

-Tập câu tiếp theo cho đến hết bài theo lối mắt xích .Rồi cho lớp đọc lại 2-3lần.GV đàn cao độ.

-Một nhóm 3 em đọc nhạc

-Đọc nhạc cả bài và ráp lời ca

-GV chia 2 nhóm cho các em hát theo lối đối đáp.

Rồi cho lớp đọc cao độ hát lời cả bài 2 lần .

-Hiếu thảo với tổ tiên,ông bà ,cha mẹ.

Trình bày

 

 

 

 

 

 

Ghi bài

 

Trả lời

 

 

 

 

 

 

Theo dõi

 

 

Thực hiện

Lắng nghe

Thực hiện

 

 

 

 

 

 

Thực hiện

 

Nghe,thể hiện

 

Thực hiện

 

 

Chú ý

 

4.Củng cố(4’)        

                            - Nhắc lại nội dung bài học

                            -Cả lớp hát lại bài: Nổi trống lên các bạn ơi”

5.Nhận xét ,dặn dò: (1’)

                            -Về nhà học bài, chép TĐN số  6 vào vở và làm bài tập ở sách giáo khoa.

                            -Xem trước bài tiết  24

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :25            Ngày soạn: 19/2/2015             

Tiết:24        Ngày dạy:24/2/2015

                                                                             SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..    

 

ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: HÁT BÈ

ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ  6

ÔN TẬP BÀI HÁT: “NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI”

 

 

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

- Ôn tập để trình bày bàiNổi trống lên các bạn ơi” và bài TĐN số 6 thuần thục hơn.

- Hiểu biết cách hát tập thể như hát bè hòa âm , đuổi

2.Kĩ năng

- Biết trình bày bài hát qua 1 vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng,hát đuổi.

3.Thái độ

-Tự hào dân tộc,luôn đoàn kết ,than ái ,tương trợ lẫn nhau.

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

- Đàn và hát thuần thục bài “Nổi trống lên các bạn ơi” và bài TĐN 6

-Sưu tầm băng đĩa có trình bày cách hát bè

2.Học sinh

-SGK âm nhạc lớp 8,vở ghi.

- Nhạc cụ gõ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1.Ổn định: (1’)Điểm danh sĩ số lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong khi ôn tập.

3.Bài mới:

HĐ CỦA GV

Ghi bảng

Giới thiệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Minh hoạ

 

H/dẫn

 

 

Điều khiển

 

Ghi bảng

 

Thực hiện

Yêu cầu

 

 

 

 

Chỉ định

Ghi bảng

 

Đệm đàn

Yêu cầu

Kiểm tra

 

GD

NỘI DUNG

 

HĐ1.Âm nhạc thường thức: (17) Hát bè

1.Khái niệm hát bè :  là 2 người hoặc 2 nhóm người hát cùng 1 lời và hát cùng nhau, nhưng khác nhau về cao độ.

-Hát bè có thể chia thành 2 loại : là bè hòa âm và bè phức điệu

*Bè hòa âm: là 2 người hát cùng lời ca nhưng người hát trầm người hát bổng( 2 bè cách nhau 1 quãng 3)

  . Ví dụ bàiCon chim non” là hát 2 bè quãng 3

*Bè phức điệu (Hát đuổi ): gồm 2 người hoặc 2 nhóm, hát giống lời ca và về cao độ, nhưng 1 nhóm hát trước 1 nhóm hát sau

-Hiệu quả của hát bè : tạo nên dòng âm thanh đầy đặn

- Lấy vd minh hoạ về hát bè : chọn 2-3  hát khá đọc nhạc bè thấp bài “Con chim non”,  đọc bè cao

- H/dẫn  hát lời bài “Hành khúc tới trường” : chọn 2-3 hs cùng mình thực hiện hát đuổi

- H/dẫn  hát đuổi bài “Nổi trống lên các bạn ơi”

- Mở băng cho  nghe 1 số bài có sử dụng cách hát bè

2.Ôn tập TĐN số  6 (10’) “Chỉ có một trên đời”

- Đọc nhạc và hát lời ca bài TĐN số  6

- Đàn 1 số câu ,  nhận biết từng câu vàđọc lại câu đó

- Nam đọc nhạc ,  nữ hát lời ca sau đó đổ lại

-Một số nhóm đọc lại bài TĐN và hát lời ca.  nhận xét và sửa sai (nếu có)

- Gọi 1 số em lên kiểm tra và lấy điểm

HĐ3.Ôn tập bài hát : (12’)“Nổi trống lên các bạn ơi”

-Đệm  đàn cho  hát lại toàn bài 

- Trình bày bài hát theo tổ

- Kiểm tra 1 vài  trình bày bài hát và cho điểm

- Yêu cầu  hoà giọng và hát lĩnh xướng

-Tự hào dân tộc,luôn đoàn kết ,than ái ,tương trợ lẫn nhau.

HĐ CỦA HS

 

Ghi bài

Lắng nghe,ghi bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực hiện

 

Trình bày

 

 

 

 

Ghi bài

 

Lắng nghe

Thực hiện

 

 

Thực hiện

 

 

Ghi bài

 

Trình bày

Thực hiện

Thực hiện

 

Chú ý

4.Củng cố: (4’) 

- Nhắc lại nội dung bài học

-Cả lớp hát lại bài “Nổi trống lên các bạn ơi” và TĐN số  6

5.Nhận xét,dặn dò: (1’)

-Về nhà học bài

  -Xem trước các bài đả học để tiết sau ôn tập.

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :26            Ngày soạn: 26/2/2015             

Tiết:25        Ngày dạy:3/3/2015

                                                                             SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..    

 

ÔN TẬP

I.MỤC TIÊU.

1. Mục tiêu

-Thông qua tiết ôn tập giúp học sinh ôn laị những kiến thức cần thiết để tiết 8 kiểm tra đạt kết quả tốt.

-Thông qua tiết ôn tập giúp các em ôn lại vị trí các nốt nhạc để đọc tốt ở các tiết sau.( luyện vị trí nốt nhạc)

2.Kĩ năng

 - Biết trình bày bài hát qua 1 vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng,hát đuổi.

-Trình bày các bài hát kết hợp 1 số động tác nhẹ.

 3.Thái độ

-Có thái độ nghiêm túc ôn bài

-Đánh giá kết quả học hát cũng như Tập đọc nhạc .

 II.CHUẨN BỊ :

 1.Giáo viên

-Nhạc cụ quen dung

-Đệm và hát thuần thục các bài hát và TĐN 

2.Học sinh

- SGK âm nhạc lớp 8,vở ghi.

- Nhạc cụ gõ

 III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp, hát đầu giờ.

2.Bài cũ: Kiểm tra trong khi ôn

3.Ôn tập

 

 

 

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Ghi bảng

GV bắt nhịp

 

 

 

 

Ghi bảng

Yêu cầu

 

 

 

Ghi bảng

Hỏi

1. Ôn bài hát: (15’)

- Khát vọng mùa xuân

- Nổi trống lên các bạn ơi!

Mỗi bài cho học sinh hát 1-2 lần, sau đó chỉ định 1-2 học sinh hát lại. GV phát hiện chỗ sai hướng dẫn sửa lại cho học sinh.

2. Ôn tập đọc nhạc(15’)

- TĐNsố 5

- TĐN số 6

Cho học sinh đọc nhạc, hát lời mỗi bài hát 1-2 lần. GV phát hiện chỗ sai và sửa lại cho đúng.

3. Ôn nhạc lí (9’)

-Nhịp 6/8.

-Tìm 1 số bài hát viết ở nhịp 6/8.

Ghi bài

Thực hiện

 

 

 

 

Ghi bài

Trình bày

 

 

 

Ghi bài

Trả lời

 

 

 

4. Củng cố : (4’) Hát và TĐN mỗi bài 1 lần.

5. Nhận xét,dặn dò: (1’) Về ôn lại tất cả các bài hát và TĐN để tiết sau kiểm tra.

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:27        Ngày soạn: 6/3/2015

Tiết:26        Ngày dạy:10/3/2015

                                                                  SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..    

 

 

    KIỂM TRA 1 TIẾT

                                           (Kiểm tra thực hành)

  I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Kiểm tra các nội dung đã học.

2. Kĩ năng

- Trình bày thuần thục được các bài hát theo lối hát đơn ca, song ca và một số động tác phụ họa.

- Đọc chính xác cao độ ,tiết tấu các bài TĐN.

3. Thái độ

- Lắng nghe, tiếp thu bài. 

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử) và băng nhạc 4 bài hát đựơc ôn tập.

- Đánh đàn và hát và đọc nhạc thuần thục 4 bài hát và 4 bài  tập đọc nhạc.

2.Học sinh

-Hát và đọc nhạc thuần thục 4 bài hát và 4 bài  tập đọc nhạc đã học ,nội dung âm nhạc thường thức và nhạc lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra : Đại diện nhóm lên bốc thăm và cả nhóm thực hiện bài thi.

ĐỀ 1 :   Câu 1: Em hãy trình bày bài hát : Khát vọng mùa xuân”

              Câu 2: Nội dung bài hát ?

ĐỀ 2 :   Câu 1 : Em hãy trình bày bài hát : “Nổi trống lên các bạn ơi”             

    Câu 2 : Nội dung bài hát ?

ĐỀ 3 :  Câu 1 : Em hãy trình bày bài TĐN số 5 :

   Câu 2 : Tính chất bài TĐN ?

ĐỀ 4 : Câu 1 : Em hãy trình bày bài TĐN số 6

            Câu 2 : Tính chất bài TĐN ?

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM :

ĐỀ 1 :  -Trình bày bài hát tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

ĐỀ 2 :  -Trình bày bài hát tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

ĐỀ 3 :   -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

ĐỀ 4 :  -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:28        Ngày soạn: 11/3/2015

Tiết:27        Ngày dạy:17/3/2015

                                                                   SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..    

 

 

                            HỌC HÁT BÀI:NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA”

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

- Hát đúng giai điệu  và lời ca bài:Ngôi nhà của chúng ta”, lưu ý hát những chỗ đảo phách

2.Kĩ năng

- Biết trình bày bài hát qua 1 vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng

3.Thái độ

-Giáo dục  tình cảm yêu mến mảnh đất quê hương, nơi các em đang sống. Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, chung sống hài hoà với tự nhiên

II.CHUẨN B:

1.Giáo viên

   -Đàn và hát thuần thục bài hátNgôi nhà của chúng ta”

   -Bài mới + Sgk

2.Học sinh

   - SGK âm nhạc lớp 8,vở ghi.

   - Nhạc cụ gõ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định: (1’)

   - Điểm danh sĩ số lớp.

2.Bài mới

 

 HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

 

Ghi bảng

 

Hỏi

 

Điều khiển

H/dẫn

Hỏi

 

 

Đàn

Điều khiển

 

 

 

 

 

 

Chỉ định

 

H/dẫn

 

 

H/dẫn, đàn và bắt nhịp

 

 

 

Chỉ định

 

 

 

 

 

 

Chỉ định

 

GD

 

Học hát bài: (37’) “Ngôi nhà của chúng ta”

-Giới thiệu bài hát:

?Bản nhạc viết ở giọng gì?Tại sao?

?Trong bài sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào?

-Nghe băng hát mẫu:

-Chia đoạn:

?Theo các em cấu trúc của bài được chia như thế nào ?

-Bài hát  có cấu trúc a-b-a’, đoạn b có 2 lời hát

- Luyện thanh:  Mi…ma…mô…

-Tập hát từng câu:

- Hát từng câu và đàn giai điệu từng câu 2-3 lần,  hát theo, tiến hành theo trình tự từng câu cho đến hết bài

-Đoạn a và a’ cùng có 2 câu, khi tập xong hát nối 2 câu với nhau.  hát 2 câu, đàn giai điệu và yêu cầu  hát cùng với đàn

-Tiến hành dạy các câu còn lại theo cách tương tự

-Khi tập xong từng câu  cho  hát nối liền các câu với nhau

- Chỉ định 1-2  thể hiện các câu hát vừa tập xong

-Hát đầy đủ cả bài

- Điều chỉnh những chỗ  đảo phách và ngân dài cho các em hát đúng hơn và tốt hơn

-Một nửa lớp hát  bằng âm la , nửa còn lại hát lời  nhắc  lấy hơi và sửa sai (nếu có), sau đó đổi lại

-Trình bày ở mức độ hoàn chỉnh:

-Cử 1 vài  lĩnh xướng từng câu trong bài, điệp khúc tất cả cùng hát

-Chia lớp theo 4 tổ , mỗi tổ lần lượt hát nối tiếp từng câu

-Tập trình bày cách hát đối đáp và cách hát nối tiếp cho  bắng cách chia lớp thành 4 nhóm

-Gọi 1  lĩnh xướng đoạn a cả 2 lời, cả lớp hoà giọng phần còn lại.

-Giáo dục  tình cảm yêu mến mảnh đất quê hương, nơi các em đang sống. Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, chung sống hài hoà với tự nhiên

 

Ghi bài

 

Trả lời

 

Lắng nghe

 

Trả lời

 

 

Luyện thanh

Thực hiện

 

 

 

 

 

 

Thực hiện

 

Theo dõi

 

 

Trình bày

 

 

 

 

Thực hiện

 

 

 

 

 

 

Thực hiện

 

Chú ý

 

3.Củng cố(6’):   

-Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát

4.Nhận xét,dặn dò: (1’)      

-Về nhà học bài

-Chuẩn bị bài tiết 28

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:29        Ngày soạn: 22/ 3/ 2015

Tiết:28        Ngày dạy: 24/ 3/ 2015

                                                                   SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..

 

ÔN BÀI HÁT:NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA”

TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ  7

 

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

- Thuộc lời và hát thuần thục bà “Ngôi nhà của chúng ta”

- Hoàn thành viết đọc nhạc và hát lời bài TĐN 7 “Dòng suối chảy về đâu”

2.Kĩ năng

- Biết trình bày bài hát qua 1 vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng…

3.Thái độ

-Giáo dục  tình cảm yêu mến mảnh đất quê hương, nơi các em đang sống. Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, chung sống hài hoà với tự nhiên

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

  àn và hát thuần thục bài hát:Ngôi nhà của chúng ta” và bài TĐN số 7

2.Học sinh

 - SGK âm nhạc lớp 8,nhạccụ gõ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định: (1’)Điểm danh sĩ số lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: (5’)

    ? Gọi  lên hát lại bài:Ngôi nhà của chúng ta”(cá nhân 2 em)

        - nhận xét và cho điểm

3.Bài mới: (34’)

 

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Ghi bảng

1.Ôn tập bài hát:Ngôi nhà của chúng ta

Ghi bài

Đệm đàn

 

- Đệm đàn để lần lượt mỗi tổ trình bày bài hát- nhận xét , sửa sai(nếu có)

Lắng nghe

 Điều khiển

 

 

 GD

 

 

Ghi bảng

 Hỏi

 

 

 

 

 

 Chỉ định

 Đàn

 H/dẫn

 

 

 

 

 

 Chỉ định

 

 H/dẫn

 

-Mỗi tổ cử 1 hát lĩnh xướng, còn lại hát hoà giọng. Kiểm tra phần trình bày của từng tổ

-Cả lớp cùng hát lại 1-2 lần

-Giáo dục  tình cảm yêu mến mảnh đất quê hương, nơi các em đang sống. Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, chung sống hài hoà với tự nhiên

2.Tập đọc nhạc số 7Dòng suối chảy về đâu

?Số chỉ nhịp trong bài cho biết điều gì?

?Trong bài có sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào?

?Bản nhạc có thể chia thành mấy câu?

-BàiTĐN gồm có 4 câu, trong đó câu 2 và 4 giống nhau cả về giai điệu

- Đọc tên nốt nhạc từng câu

- Đọc nhạc và hát mẫu 1-2 lần

- Đàn giai điệu từng câu ,  lắng nghe sau đó đọc hoà với tiếng đàn

- Hướng dẫn đọc nhun nhuyễn và chuẩn xác

-Tập xong 2 câu nối liền 2 câu và cho cả lớp đọc, đọc theo nhóm, đọc cá nhân

-Tập câu tiếp theo cho đến hết bài

-Một nhóm 3 em đọc nhạc

- H/dẫn  đọc nhạc cả bài và ráp lời ca

-Cho các em hát theo lối đối đáp

Trình bày

 

 

 Chú ý

 

 

Ghi bài

 Trả lời

 

 

 

 

 

 Thực hiện

 Lắng nghe

 Thực hiện

 

 

 

 

 

 Thực hiện

 

Thực hiện

4.Củng cố(4’):        

  - Nhắc lại nội dung bài học

  -Cả lớp hát lại bài:Ngôi nhà của chúng ta”

5.Nhận xét,dặn dò: (1’)

   -Về nhà học bài, chép TĐN số 7 vào vở

   -Xem trước bài tiết  29

 

 

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:30        Ngày soạn: 27/3/2015

Tiết:29        Ngày dạy:1/4/2015

                                                    SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..
 

ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ SÔ-PANH

  VÀ BẢN NHẠC BUỒN

ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ  7

ÔN TẬP BÀI HÁT: “NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA”

 

 

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

- Ôn tập để trình bày bàiNgôi nhà của chúng ta” và bài TĐN số 7 thuần thục hơn.

- Hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của Sô-panh

2.Kĩ năng

- Biết trình bày bài hát qua 1 vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng,hát bè, hát đuổi

3.Thái độ

-Qua ôn tập giáo dục  tình cảm yêu mến mảnh đất quê hương, nơi các em đang sống. Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, chung sống hài hoà với tự nhiên

-Biết trân tọng những tác phẩm của các nhạc sĩ sáng tác

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

-Đàn và hát thuần thục bàiNgôi nhà của chúng ta” và bài TĐN 7

-Sưu tầm băng đĩa minh hoạ về cuộc sống và tác phẩm của nhạc sĩ Sô-panh

2. Học sinh

 - Bài mới + SGK âm nhạc lớp 8

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định: (1’)Điểm danh sĩ số lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong khi ôn tập.

3.Bài mới:

 

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

 

Ghi bảng

 

Chỉ định

 

Tổng kết

 

 

 

 

 

 

 

Minh hoạ

 

GD

 

Ghi bảng

 

Thực hiện

Yêu cầu

 

 

Chỉ định

 

 

Ghi bảng

 

Đệm đàn

Yêu cầu

Kiểm tra

 

HĐ1m nhạc thường thức: (14’) Nhạc sĩ Sô-panh và bản “Nhạc buồn”

- Gọi 1  đọc phần giới thiệu trong sgk sau đó tóm tắt ý chính

-Là nhạc sĩ người Ba-lan thế kỉ XIX. Ông nổi tiếng vì tài biểu diễn Pi-a-no và sáng tác âm nhạc. Âm nhạc của ông rất sâu sắc mang đậm màu sắc dân ca Ba-Lan có giá trị lớn về tư tưởng và nghệ thuật

-Năm 1980 nghệ sĩ pi-a-nô Việt Nam Đặng Thái Sơn đã đoạt giải nhất trong cuộc thi âm nhạc Sô-panh lần thứ 10 ở Vác –sa-va

- Trình bày bản “Nhạc buồn” của Sô-panh hoặc mở băng đĩa cho  nghe

-Biết trân tọng những tác phẩm của các nhạc sĩ sáng tác

HĐ2.Ôn tập TĐN số  7 (15’) “Dòng suôí chảy về đâu”

- Đọc nhạc và hát lời ca bài TĐN số 7

- Đàn 1 số câu ,  nhận biết từng câu vàđọc lại câu đó

- Nam đọc nhạc ,  nữ hát lời ca sau đó đổ lại

-Một số nhóm đọc lại bài TĐN và hát lời ca.  nhận xét và sửa sai (nếu có)

- Gọi 1 số em lên kiểm tra và lấy điểm

HĐ3.Ôn tập bài hát : (10’)“Ngôi nhà của chúng ta”

-Đệm  đàn cho  hát lại toàn bài 

- Trình bày bài hát theo tổ

- Kiểm tra 1 vài  trình bày bài hát và cho điểm

- Yêu cầu  hoà giọng và hát lĩnh xướng

 

Ghi bài

 

Thực hiện

 

Theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

Lắng nghe

 

Chú ý

 

Ghi bài

 

Lắng nghe

Thực hiện

 

 

Thực hiện

 

 

Ghi bài

 

Trình bày

Thực hiện

 Thực hiện

 

4.Củng cố: (4’)- Nhắc lại nội dung bài học

                          -Cả lớp hát lại bàiNgôi nhà của chúng ta” và TĐN số  7

5.Nhận xét,dặn dò: (1’)

 

                          -Về nhà học bài

                          -Xem trước bài tiết 30

 

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:31        Ngày soạn: 2/4/2015

Tiết:30        Ngày dạy:8/4/2015

                                                                   SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..

 

HỌC HÁT BÀI:TUỔI ĐỜI MÊNH MÔNG”

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức  

- Hát đúng giai điệu  và lời ca bài:Tuổi đời mênh mông”

2.Kĩ năng

- Biết trình bày bài hát qua 1 vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng

3.Thái độ

-Qua nội dung bài hát, hướng các em biết yêu quí, trân trọng những ngày tháng của tuổi thơ đầy hồn nhiên,trong sáng

 II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

  -Đàn và hát thuần thục bài hátTuổi đời mênh mông”

2.Học sinh

-Bài mới ,Sgk,nhạc cụ gõ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định: (1’)Điểm danh sĩ số lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: (5’) Hát bài “Ngôi nhà của chúng ta”

3.Bài mới:

 

 HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

  HĐ CỦA HS

 

Ghi bảng

Giới thiệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hỏi

 

Điều khiển

H/dẫn

Hỏi

 

 

 

 

 

 

Đàn

 

Điều khiển

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ định

 

 

 

H/dẫn

 

H/dẫn, đàn và bắt nhịp

 

Chỉ định

 

 

Chỉ định

GD

 

Học hát bài: (34’)  “Tuổi đời mênh mông”

-Giới thiệu tác giả và bài hát:

-Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác hơn 600 bài hát, chủ yếu là những khúc tình ca. Bài hát của ông được nhiều người yêu thích ví dụ như : Diễm xua, Biển nhớ, Hà Nội mùa thu, Nắng thuỷ tinh…

Bài hát thiếu nhi là 1 góc trong sáng tác âm nhạc của ông và được các em đón nhận và yêu thích như : Khăn quàng thắp sáng bình minh, tiếng ve gọi hè…

?Bản nhạc viết ở giọng gì?Tại sao?

?Trong bài sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào?

 -Nghe băng hát mẫu:

-Chia đoạn:

?Theo các em cấu trúc của bài được chia như thế nào ?

-Bài hát  có cấu trúc a-b-a, đoạn 1 và 3 viết ở giọng Rê thứ, thể hiện sự sôi nổi hồn nhiên của tuổi đến trường. Đoạn b viết ở giọng Rê thứ, trường độ dãn ra, diễn tả tình cảm sâu lắng, tha thiết

- Luyện thanh:  Mi………ma ………mô

-Tập hát từng câu:

- Hát từng câu và đàn giai điệu từng câu 2-3 lần,  hát theo, tiến hành theo trình tự từng câu cho đến hết bài

-Đoạn b  tác giả sử dụng thủ pháp chuyển điệu, sáng giọng Rê thứ

-Tiến hành dạy các câu còn lại theo cách tương tự

-Khi tập xong từng câu  cho  hát nối liền các câu với nhau

- Chỉ định 1-2  thể hiện các câu hát vừa tập xong

-Hát đầy đủ cả bài

- Điều chỉnh những chỗ cần thiết cho các em hát đúng hơn và tốt hơn

-Một nửa lớp hát  bằng âm la , nửa còn lại hát lời , nhắc  lấy hơi và sửa sai (nếu có), sau đó đổi lại

-Trình bày ở mức độ hoàn chỉnh:

-Cử 1 vài em hát lĩnh xướng từng câu trong bài, điệp khúc tất cả cùng hát

-Chia lớp theo 4 tổ , mỗi tổ lần lượt hát nối tiếp từng câu

-Tập trình bàu ở hình thức song ca

-Tập trình bày theo nhóm 4

-Qua nội dung bài hát, hướng các em biết yêu quí, trân trọng những ngày tháng của tuổi thơ đầy hồn nhiên,trong sáng

 

Ghi bài

Chú ý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

 

Lắng nghe

 

Trả lời

 

 

 

 

 

 

Luyện thanh

 

Thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực hiện

 

 

 

Theo dõi

 

Trình bày

 

 

Thực hiện

 

 

Thực hiện

Chú ý

4.Củng cố: (4’) -Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát

5.Nhận xét,dặn dò: (1’)   -Về nhà học bài

                           -Chuẩn bị bài tiết 31

 

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:32        Ngày soạn: 12/4/2015

Tiết:31        Ngày dạy:15/4/2015

                                                                   SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..

 

ÔN BÀI HÁT:TUỔI ĐỜI MÊNH MÔNG”

TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ  8

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

  - Thuộc lời và hát thuần thục bàiTuổi đời mênh mông”

  - Hoàn thành viết đọc nhạc và hát lời bài TĐN 8 “Thầy cô cho em mùa xuân”

2.Kĩ năng

- Biết trình bày bài hát qua 1 vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng.

3.Thái độ

-Biết dành những tình cảm thiêng liêng nhất đối với thầy cô giáo

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

 - Đàn và hát thuần thục bài hát: “Tuổi đời mênh mông” và bài TĐN số 7

2.Học sinh:    - Bài mới & SGK âm nhạc lớp 8

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định: (1’)Điểm danh sĩ số lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: (5’)

  ? Gọi  lên hát lại bài: “Tuổi đời mênh mông”(cá nhân 2 em)

3.Bài mới:

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

Ghi bảng

1.Ôn tập bài hát:  (15)Tuổi đời mênh mông

Ghi bài

Đệm đàn

 

- Đệm đàn để lần lượt mỗi tổ trình bày bài hát- nhận xét , sửa sai(nếu có)

Lắng nghe

 Điều khiển

 

 

 Ghi bảng

 

Hỏi

 

 

 

 

Ghi bảng

 

 

 

 

 

Chỉ định

 Đàn

 H/dẫn

 

 

 

 

 

 Chỉ định

 

 H/dẫn

 

GD

 

-Mỗi tổ cử 1 hát lĩnh xướng, còn lại hát hoà giọng. Kiểm tra phần trình bày của từng tổ

-Cả lớp cùng hát lại 1-2 lần

2.Tập đọc nhạc số  8  (19)Thầy cô cho em mùa xuân

?Số chỉ nhịp trong bài cho biết điều gì?

?Trong bài có sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào?

?Bản nhạc có thể chia thành mấy câu?

-BàiTĐN gồm có 4 câu

- Viết gam Đô trưởng lên bảng và yêu cầu 1  đọc cao độ. Tiếp theo, cả lớp đọc cao độ gam Đô trưởng

      &==b==c==d==e==f==g==h==i==!

- Đọc tên nốt nhạc từng câu

- Đọc nhạc và hát mẫu 1-2 lần

- Đàn giai điệu từng câu , lắng nghe sau đó đọc hoà với tiếng đàn

- Hướng dẫn đọc nhuẫn nhuyễn và chuẩn xác

-Tập xong nối liền 2 câu và cho cả lớp đọc, đọc theo nhóm, đọc cá nhân

-Tập câu tiếp theo cho đến hết bài

-Một nhóm 3 em đọc nhạc

- H/dẫn  đọc nhạc cả bài và ráp lời ca

-Cho các em hát theo lối đối đáp

-Biết dành những tình cảm thiêng liêng nhất đối với thầy cô giáo

Trình bày

 

 

 Ghi bài

 

Trả lời

 

 

 

 

Theo dõi,đọc

 

 

 

 

 

Thực hiện

 Lắng nghe

 Thực hiện

 

 

 

 

 

Thực hiện

 

Thực hiện

 

Chú ý

4.Củng cố: (4’)        

                            - Nhắc lại nội dung bài học

                            -Cả lớp hát lại bàiTuổi đời mênh mông”

5.Nhận xét,dặn dò(1’):

                            -Về nhà học bài, chép TĐN số 8 vào vở

                            -Xem trước bài tiết 32

 

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:33        Ngày soạn: 16/4/2015

Tiết:32        Ngày dạy:22/4/2015

                                                SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..

 

ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: SƠ LƯỢC VỀ MỘT VÀI

THỂ LOẠI NHẠC ĐÀN

ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ  8
ÔN TẬP BÀI HÁT: “TUỔI ĐỜI MÊNH MÔNG”

 

 

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

- Ôn tập để trình bày bài  “Tuổi đời mênh mông” và bài TĐN số 8 thuần thục hơn.

2.Kĩ năng

- Biết trình bày bài hát qua 1 vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng.

3.Thái độ

-Biết quý trọng những tác phẩm của các nhạc sĩ sáng tác dành cho nhạc đàn

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

-Đàn và hát thuần thục bàiTuổi đời mênh mông” và bài TĐN 8

 -Sưu tầm băng đĩa minh hoạ về một vài dàn nhạc của Việt Nam và trên thế giới

2.Học sinh

  -Bài mới + SGK âm nhạc lớp 8

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định: (1’)Điểm danh sĩ số lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong khi ôn tập.

3.Bài mới:

 

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

 

Ghi bảng

 

Chỉ định

 

Tổng kết

 

 

 

 

 

 

 

Minh hoạ

 

 

GD

 

Ghi bảng

 

Thực hiện

Yêu cầu

 

 

 

 

Chỉ định

Ghi bảng

 

Đệm đàn

Yêu cầu

Kiểm tra

 

HĐ1.Âm nhạc thường thức:  (15’)Sơ lược về một vài thể loại nhạc đàn

- Gọi 1  đọc phần giới thiệu trong sgk sau đó tóm tắt ý chính

+Khái niệm về nhạc đàn : là những tác phẩm âm nhạc được trình bày bằng các loại nhạc cụ, không có sự tham gia của giọng hát con người

+Vai trò của nhạc đàn : những tác phẩm âm nhạc không có sự hỗ trợ của ngôn ngữ, sẽ đòi hỏi người nghe phải có tư duy nhiều hơn, mang nhiều cảm xúc cá nhân hơn

- Cho  xem một vài tranh ảnh về các dàn nhạc

-Nghe 1 vài trích đoạn do các dàn nhạc biễu diễn.    - Có thể thuyết trình cho các em hiểu về nội dung chính của tác phẩm

-Biết quý trọng những tác phẩm của các nhạc sĩ sáng tác dành cho nhạc đàn

HĐ2.Ôn tập TĐN số 8  (14’)“Thầy cô cho em mùa xuân”

- Đọc nhạc và hát lời ca bài TĐN số 8

- Đàn 1 số câu , nhận biết từng câu và đọc lại câu đó

- Nam đọc nhạc ,  nữ hát lời ca sau đó đổ lại

-Một số nhóm đọc lại bài TĐN và hát lời ca,nhận xét và sửa sai (nếu có)

- Gọi 1 số em lên kiểm tra và lấy điểm

HĐ3.Ôn tập bài hát : (10’) “Tuổi đời mênh mông”

- Đệm  đàn cho  hát lại toàn bài 

- Trình bày bài hát theo tổ

- Kiểm tra 1 vài  trình bày bài hát và cho điểm

- Yêu cầu  hoà giọng và hát lĩnh xướng

 

Ghi bài

 

Thực hiện

 

Theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

Lắng nghe

 

 

Chú ý

 

Ghi bài

 

Lắng nghe

Thực hiện

 

 

 

 

Thực hiện

Ghi bài

 

Trình bày

Thực hiện

Thực hiện

 

4.Củng cố: (4’) - Nhắc lại nội dung bài học

                          -Cả lớp hát lại bàiTuổi đời mênh mông” và TĐN số 8

5.Nhận xét,dặn dò: (1’)

                          -Về nhà học bài

                          -Xem trước bài tiết 33

 

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:34        Ngày soạn: 23/4/2015

Tiết:33        Ngày dạy:29/4/2015

                                                                            SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..

 

ÔN TẬP

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

- Ôn tập lại những kiến thức đã học để hát và đọc nhạc thuần thục hơn

-Qua việc ôn tập,  kiểm tra về sự tiếp thu và thể hiện bài hát, bài TĐN của học sinh

2.Kĩ năng-Trình bày các bài hát với lối hát lĩnh xướng ,hòa giọng,đối đáp

3.Thái độ-Lắng nghe,tiếp thu bài

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên-Đàn và hát thuần thục các bài hát đã học

2.Học sinh

-Kiến thức đã học .

-SGK Âm nhạc 8,nhạc cụ gõ

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định(1’)Điểm danh sĩ số lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong khi ôn

3. Bài mới:

 HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

  HĐ CỦA HS

 

Ghi bảng

 

 

Điều khiển

 

 

 

 

H/dẫn

 

 Ghi bảng

Đặt câu hỏi

 

 

 

HĐ1.Ôn tập 2 bài hát (15’)

a.Ngôi nhà của chúng ta:

b.Tuổi đời mênh mông:                  

-Trình bày hoàn chỉnh mỗi bài 1-2 lần.  nhận xét , sửa sai (nếu có)

HĐ2.Ôn tập đọc nhạc: (14’)

a.TĐN số 7: Dòng suối chảy về đâu

b.TĐN số 8 :Thầy cô cho em mùa xuân

-Cả lớp đọc 2 bài TĐN và hát lời ca cho hoàn chỉnh-  nhận xét , sửa sai (nếu có)

HĐ3.Ôn nhạc lí: (10’)

? Thế nào là hát bè?

?Nêu vài nét về nhạc sĩ Sô-panh?

?Sơ lược về nhạc đàn?

 

 

 

Ghi bài

 

 

Trình bày

 

 

 

 

Trình bày

 

Ghi bài 

Trả lời

 

 

 

4. Củng cố: (4’) - Mỗi tổ thể hiện bài hát 1 lần

5.Nhận xét,dặn dò: (1’) -Về nhà chuẩn bị ôn tập HK II

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

Tuần:35        Ngày soạn: 3/5/2015

Tiết:34        Ngày dạy:6/5/2015

                                                                             SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..

 

 

    ÔN TẬP

 

 

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

- Ôn tập lại những kiến thức đã học để hát và đọc nhạc thuần thục hơn

-Qua việc ôn tập,  kiểm tra về sự tiếp thu và thể hiện bài hát, bài TĐN của học sinh

2.Kĩ năng

-Trình bày các bài hát với lối hát lĩnh xướng ,hòa giọng,đối đáp

3.Thái độ

-Lắng nghe,tiếp thu bài

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

-Đàn và hát thuần thục các bài hát đã học

2.Học sinh

-Kiến thức đã học .

-SGK Âm nhạc 8,nhạc cụ gõ

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định(1’)Điểm danh sĩ số lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong khi ôn

3. Bài mới:

 

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

 Ghi bảng

Đàn

 

 Bắt nhịp

 Điều khiển

 Chỉ định

 

 H/dẫn

 

 Ghi bảng

 Đàn

 Bắt nhịp

 Chỉ định

 

 

 

 Ghi bảng

 Hỏi

 

 

 

 

 

 Yêu cầu

 

 

1n 2 bài hát: (14’)

- Cho  nghe lại giai điệu của 2 bài hát Khát vọng mùa xuân và bài Nổi trống lên các bạn ơi”

- Đệm đàn và bắt nhịp cho  hát hoàn chỉnh 2 bài hát

-Cho cả lớp vừa hát kết hợp với gõ theo phách

-Gọi 1 vài  xung lên trình bày bài hát,  nhận xét và cho điểm (nếu có)

-Cho các em tập thể hiện bài hát kết hợp với 1 số động tác múa minh hoạ

2n tập đọc nhạc: (14’)TĐN 5 và TĐN 6

- Cho  nghe lại giai điệu 2 bài TĐN

-Bắt nhịp cho cả lớp thể hiện hoàn chỉnh

-Chia lớp thành 2 nhóm : một nhóm đọc nhạc, nhóm còn lại ghép lời ca

-Cho các tổ đứng tại chỗ tự trình bày bài TĐN, các tổ tự nhận xét với nhau

3n nhạc lí và Âm nhạc TT: (11’)

- Đặt câu hỏi cho  nhớ lại những kiến thức đã học

?Thế nào là nhịp 6/8?

?Em hãy nêu vài nét về nhạc sĩ  Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu

- thể cho các nhóm tự thảo luận và cử người đại diện trả lời

-Khi các tổ trả lời hoàn tất các câu hỏi  cần tóm tắt toàn bộ các nội dung để  nắm bài kĩ hơn

 Ghi bài

 Lắng nghe

 

 Thực hiện

 Trình bày

 Thực hiện

 

 Trình bày

 

 Ghi bài

 Lắng nghe

 Thực hiện

 Thực hiện

 

 

 

 Ghi bài

 Trả lời

 

 

 

 

 

 Trả lời

 

 

 

4.Củng cố(4’)

- Tóm tắt lại các ý chính nội dung bài học

- Đặt câu hỏi để củng cố lại kiến thức của

5.Nhận xét,dặn dò: (1’)

-Về nhà học những nội dung đã ôn tập ở tiết học này,tiết trước

-Tiết sau kiểm tra HK II

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 36       Ngày soạn: 11/5/2015

Tiết: 35       Ngày dạy: 13/5/2015

                                                                   SSLớp: 8a1..….8a2..….8a3…...8a4.…..

 

 

KIỂM TRA HỌC KÌ II

    (Kiểm tra thực hành)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Kiểm tra các nội dung đã học.

2. Kĩ năng

- Trình bày thuần thục được các bài hát theo lối hát đơn ca, song ca và một số động tác phụ họa.

- Đọc chính xác cao độ ,tiết tấu các bài TĐN.

3. Thái độ

- Lắng nghe, tiếp thu bài. 

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

- Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử) và băng nhạc 4 bài hát đựơc ôn tập.

- Đánh đàn và hát và đọc nhạc thuần thục 4 bài hát và 4 bài  tập đọc nhạc.

2.Học sinh

-Hát và đọc nhạc thuần thục 4 bài hát và 4 bài  tập đọc nhạc đã học ,nội dung âm nhạc thường thức và nhạc lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra : Đại diện nhóm lên bốc thăm và cả nhóm thực hiện bài thi.

ĐỀ 1 :   Câu 1: Em hãy trình bày bài hát : Tuổi đời mênh mông”

              Câu 2: Nội dung bài hát ?

ĐỀ 2 :   Câu 1 : Em hãy trình bày bài hát : “Ngôi nhà của chúng ta”             

    Câu 2 : Nội dung bài hát ?

ĐỀ 3 :  Câu 1 : Em hãy trình bày bài TĐN số 7 : “Dòng suối chảy về đâu”

   Câu 2 : Tính chất bài TĐN ?

ĐỀ 4 : Câu 1 : Em hãy trình bày bài TĐN số 8 : “Thầy cô cho em mùa xuân”

            Câu 2 : Tính chất bài TĐN ?

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM :

ĐỀ 1 :  -Trình bày bài hát tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

ĐỀ 2 :  -Trình bày bài hát tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài hát tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài hát chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

ĐỀ 3 :   -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

ĐỀ 4 :  -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ

             -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chưa chính xác : Đ

             -Trình bày bài TĐN chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ

 

Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:……………………………………………………..

………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

Gv:Trần Thị Tuyết Mỵ Trang 1 Năm 2015-2016

nguon VI OLET