CHĐỀ: MỘT SỐ THỂ LOẠI ÂM NHẠC VIỆT NAM

MÔN : ÂM NHẠC          LỚP: 7

Thời lượng 03 tiết

Mô tả chi tiết dạy chủ dề

-         Bài:  5  , tiết 21

-         Bài:  6  , tiết 25

-         Bài:  8  , tiết 33

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết một số thể loại bài hát như : Hát ru, hành khúc, bài hát lao động, các bài hát dân ca dân tộc ít người.

- HS nêu được tên tác giả và một số bài hát thiếu nhi được yêu thích.

2. Kĩ năng:

- HS biết phân biệt các thể loại âm nhạc, các thể loại dân ca của một số dân tộc ít người

- HS nêu được tên một số bài dân ca, các bài hát thiếu nhi đã học.

3. Thái độ :

- Chọn những thể loại phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh, môi trường…

- Hứng thú trong tìm hiểu và phân loại các thể loại bài hát

- Thông qua các thể loại bài hát, các khúc dân ca biết yêu qúi, giữ gìn các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực chung: phân biệt được các thể loại bài hát, thuộc một số bài hát thiếu nhi, dân ca…

- Năng lực chuyên biệt: phân biệt được dân ca các vùng miền

II. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Mức độ nhận thức

Nội dung câu hỏi

Nhận biết

- Có những thể loại bài hát nào? Định nghĩa mỗi thể loại?

- Nêu một số bài hát thiếu nhi và tác giả bài hát đó mà em biết?

- Em hãy kể tên một số bài dân ca của một số dân tộc ít người mà em biết ?

Thông hiểu

 Căn cứ để phân loại các bài hát?

Vận dụng thấp

Biết các bài hát được giáo viên cho nghe thuộc thể loại nào

Vận dụng cao

Cho ví dụ các bài hát thiếu nhi mang âm hưởng dân ca các dân tộc ít người

 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

                                3.1. Hoạt động1:  Khởi động

GV: cho HS nghe một số bài hát,

?cho các em đoán tên, sau đó phân biệt đâu là các bài hát dành cho thiếu nhi, trong số đó có bài nào là dân ca.

?Tất cả các bài hát này có thể sử dụng trong các hoàn cảnh cụ thể nào

HS: các bài hát

-Quốc ca, lý cây đa, Niềm vui của em, Bốn phương trời....

 

-Chào cờ, sinh hoạt vui chơi...

3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

                                  a. Nội dung 1: I. Một số thể loại âm nhạc

*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm: yêu cầu HS đọc SGK,

? Người ta thường căn cứ vào đâu để phân loại các bài hát?

- GV đặt câu hỏi cho các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

(Chia nhóm theo tổ)

- HS thực hiện

 

- Trả lời

 

 

Nhóm 1: Định nghĩa thể loại hát ru, hành khúc

Nhóm 2 :Bài hát lao động, sinh hoạt vui chơi

Nhóm 3: Bài hát trữ tình, tình ca và bài hát nghi lễ nghi thức

Nhóm 4:Điều gì khiến cho nghệ thuật âm nhạc thêm phong phú và hấp dẫn?

* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV quan sát HS các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn.

 

- Học sinh thảo luận nhóm.

- Các nhóm thảo luận, thống nhất kết luận.

 

* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gọi 4 HS diện 4 nhóm báo cáo kết quả.

 

 

 

 

 

GV yêu cầu cá nhân (hoặc các nhóm) nhận xét, đánh giá: ...... 

  (Có thể cho các nhóm nhận xét đánh giá chéo nhau)

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.        

Nhóm 1:

Hát ru: Là những bài hát có giai điệu đung đưa, nhẹ nhàng dùng để ru trẻ em ngủ....VD: Ru con, lời ru trên nương...

Hành khúc: Là những bài ca có âm điệu khỏe khoắn, hùng tráng, tiết tấu phù hợp cho đoàn người đi đều bước....vd : Tiến bước dưới quân kì, hành khúc ĐTNTP HCM...

 


 

Nhóm 2:

Bài hát lao động: Là những bài hát dùng để hát trong khi lao động....vd: Hò kéo pháo, hò hụi, hò kéo lưới...

Bài hát sinh hoạt, vui chơi:

Là những bài hát có nội dung và giai điệu vui tươi, có thể hát trong sinh hoạt vui chơi, cắm trại, lễ hội....VD: Bắc kim thang, cái bống...

Nhóm 3:

Bài hát trữ tình, tình ca

Là những bài hát giàu tình cảm, nội dung thường đề cập đến tình yêu, đất nước, con người....VD: tình ca, bài ca hy vọng, khi tóc thầy bạc, bụi phấn....

Bài hát nghi lễ, nghi thức :Là những bài hát có tính chất trang nghiêm, dùng trong các nghi lễ, chào cờ, mặc niệm, có khi là bài hát riêng của t chức Đoàn thể... Vd: Quốc ca, Đội ca, Quốc tế ca...

Nhóm 4: Sự đa dạng về nội dung hình thức âm nhạc, về câc phương thức trình diễn tạo nên rất nhiều thể loại làm cho nghệ thuật âm nhạc phong phú và hấp dẫn.

* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động

GV nhận xét, đánh giá.

Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở.

b. Nội dung 2: II. Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam

*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu một học sinh đọc SGK trang 49, các bạn còn lại chú ý lắng nghe.

GV đặt câu hỏi:

? Âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng có vai trò thế nào đối với thiếu nhi?

? Âm nhạc dành cho thiếu nhi, trước và sau cách mạng tháng 8 có gì khác biệt?

Thực hiện


? Em hãy kể tên một số tác giả và tác phẩm thiếu nhi mà em biết?

 

* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Hướng dẫn, gợi ý cho các em trả lời câu hỏi

Thảo luận tìm câu trả lời

* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Gọi học sinh trả lời các câu hỏi

- Âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng là nhu cầu về tinh thần không thể thiếu đối với thiếu nhi

- Âm nhạc cho thiếu nhi trước cách mạng tháng 8-1945 thật hiếm hoi, sau cách mạng, hoạt động ca hát của các em được chú ý, các bài hát sáng tác cho các em ngày càng được những nhạc sĩ sáng tác chú ý

- Một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu : HS nêu một số bài hát và tác giả trong SGK trang 49

* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động

Giáo viên nhận xét câu trả lời, bổ sung giải thích thêm.

HS lắng nghe, quan sát và ghi bài

c. Nội dung 3: III. Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người

*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa trang 64

GV đặt câu hỏi, chia lớp thành 4 nhóm theo tổ trả lời từng câu hỏi được giao

 

Một HS đọc SGK, các bạn khác chú ý lắng nghe

Trả lời câu hỏi theo tổ

Nhóm 1:

? Nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? Cho biết tên vài dân tộc mà em biết?

Nhóm 2:

? Nội dung của các bài dân ca các dân tộc ít người thường nói về điều gì?

Nhóm 3:

? Giai điệu của các bài dân ca của các dân tộc ít người như thế nào?

Nhóm 4:

? Em hãy nêu một vài bài hát thiếu nhi mang âm hưởng dân ca dân tộc ít người mà em biết?

* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập


Quan sát,giữ trật tự, gợi ý giúp đỡ các nhóm thảo luận

Thảo luận theo nhóm, tìm câu trả lời trong SGK

* Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng ghi câu trả lời

Thực hiện: mỗi nhóm cử một bạn lên ghi câu trả lời mà nhóm đã thống nhất khi thảo luận

* Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động

Gv yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau

Gv nhận xét chung, bổ sung giải thích thêm

Thực hiện

Lắng nghe, quan sát

 

Thống nhất đáp án và ghi bài

3.3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Nội dung 1: Một số thể loại bài hát

Cả lớp nghe một vài bài hát ở các thể loại khác nhau và phân biệt bài hát đó thuộc thể loại nào.

Lắng nghe và thực hiện

b. Nội dung 2: Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam

Cả lớp nghe một số bài hát thiếu nhi khác nhau, đoán tên và tác giải của các bài hát đó

Lắng nghe và thực hiện

c. Nội dung 3: Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người

Nghe và nêu cảm nhận một số bài dân ca của dân tộc ít người.

 

Lắng nghe và thực hiện

 

3.4. Hoạt động 4: Vận dụng

 

- Cả lớp nghe một vài bài hát ở các thể loại khác nhau. HS nói cảm nhận về các bài hát đó.

– Hát một số bài dân ca đã được học

– Một vài HS trình bày trước lớp.

 

 

3.5. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- HS về nhà sưu tầm một số bài hát thuộc các thể loại khác nhau

 


- HS về nhà sưu tầm một số bài hát thiếu nhi ở các giai đoạn khác nhau mà em thích

- Tìm một số bài dân ca của các dân tộc ít người mà em biết ?

 

      V.  KẾT THÚC CHỦ ĐỀ:

- Học thuộc phần ghi bài, sưu tầm thêm các bài hát thiếu nhi, các bài dân ca các dân tộc ít người..

- Đọc trước bài mới

Nhận xét, rút kinh nghiệm, bổ sung

……………………….............................................................................................

…………………………….....................................................................................

nguon VI OLET