CHƯƠNG I
VẼ KỸ THUẬT CƠ SỞ
BÀI 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần:
- Hiểu được nội dung cơ bản của các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
- Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 1 SGK.
- Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc tê (TCQT) về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
- Xem lại bài 2 sách Công nghệ 8.
Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ phóng to hình 1.3; 1.4; 1.5 SGK, bộ thước vẽ kĩ thuật .
2. HS: đọc trước nội dung bài 1 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Thông qua hình ảnh hoặc video để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của HS với những kiến thức mới.
b) Nội dung: HS lắng nghe trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm làm việc.
- Hướng dẫn các em đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh hoặc video trả lời các câu hỏi của giáo viên:
+ Em hãy cho biết hình ảnh trên cho biết gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của HS
Chỉnh sửa sai sót kịp thời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận
-GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp
-GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa về tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
a) Mục tiêu: Hs hiểu được ý nghĩa về tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nhắc lại về vai trò, ý nghĩa của bản vẽ kĩ thuật (BVKT).
- Tại sao bản vẽ kĩ thuật phải được xây dựng theo quy tắc thống nhất?
GV giới thiệu vắn tắt về tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc Tế (TCQT) về BVKT.
- Tại sao nói bản vẽ kỹ thuật là “ngôn ngữ” kỹ thuật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS: Trả lời các câu hỏi của GV
+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo kết quả
- Vì bản vẻ kỹ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng cho kỹ thuật.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
Ý nghĩa của tiêu chuẩn BVKT:
-BVKT là phương tiện trong lĩnh vực kĩ thuật và đã trỏ thành “ngôn ngữ” chung dùng cho kĩ thuật. Vì vậy, nó phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất được quy định trong các tiêu chuẩn về BVKT.




Hoạt động 2: Giới thiệu về khổ giấy.
a) Mục tiêu: Hs tìm hiểu về khổ giây
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm
nguon VI OLET