Ngày soạn:23/09/2019
Tiết: 06
Bài tập thực hành 1
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kíến thức:
+ Củng cố lại cho HS những kiến thức đã học về lập trình, ngôn ngữ lập trình bậc cao, ngôn ngữ máy, chương trình dịch, thông dịch, biên dịch .
- Kĩ năng:
+ Xác định được tên đúng, tên sai, tên chuẩn, từ khoá.
+ Biết viết hằng và tên đúng trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
- Thái độ:
+ Nhận thức được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình gắn liền với quá trình phát triển của tin học.
+ Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải các bài toán bằng máy tính điện tử.
II. Chuẩn bị
Thầy:
- Soạn giáo án, nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo.
- Máy tính cá nhân và máy chiếu (nếu có).
Trò: Làm bài tập trước ở nhà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Ổn định lớp
Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và dẫn dắt vào bài mới
(1) Mục đích: tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: nêu vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
(4) Phương tiện dạy học Máy tính, máy chiếu, sgk, chương trình mẫu;
(5) Sản phẩm: Nhớ lại những hiểu biết về ngôn ngữ lập trình
Câu hỏi:
1. Nêu các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình?
2. Nêu quy tắc đặt tên trong C++?
Đáp án:
1. Ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
- Bảng chữ cái: Là tập các kí tự được dùng để viết chương trình.
- Cú pháp: Là bộ quy tắc để viết chương trình.
- Ngữ nghĩa: Xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự.
2. Quy tắc đặt tên trong C++:
- Đối tượng HS kiểm tra: HS trung bình.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 2: Luyện tập về lập trình, các thành phần của NN lập trình, tên, biến, hằng.
(1) Mục đích: Ghi nhớ kn lập trình, các thành phần của NN lập trình, tên, biến, hằng.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: nêu vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu (nếu có)
(5) Sản phẩm: HS ghi nhớ kn lập trình, các thành phần của NN lập trình, tên, biến, hằng.
Nội dung
Hoạt động của GV và HS

Câu1: Tại sao người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao?
Người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao, vì:
- Ngôn ngữ lập trình bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, thuận tiện cho đông đảo người lập trình.
- Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung không phụ thuộc vào phần cứng máy tính.
- Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao dễ hiểu, dễ hiệu chình và nâng cấp.
- Ngôn ngữ bậc cao cho phép làm việc với nhiều kiểu dữ liệu và cách tổ chức dữ liệu đa dạng, thuận tiện cho việc mô tả thuật toán.
Câu2: Chương trình dịch là gì? Tại sao cần phải có chương trình dịch.
- Chương trình dịch là chương trình đặc biệt, có chức năng chuyển đổi chương trình được viết trên ngôn ngữ bậc cao thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy.
- Để một chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao máy có thể hiểu và thực hiện được thì phải có chương trình dịch dịch sang ngôn ngữ máy.
Câu3: Biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào?
- Trình biên dịch duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi, xác định chương trình nguồn có dịch được không và dịch toàn bộ thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ được.
- Trình thông dịch lần lượt dịch từng câu ra ngôn ngữ máy rồi thực hiện và không lưu lại trên máy.
Câu4: Hãy cho biết điểm khác nhau giữa tên dành riêng và tên chuẩn?
- Tên dành riêng không được dùng khác với ý nghĩa đã xác định, tên chuẩn có thể dùng với ý nghĩa khác.
Câu5: Hãy tự viết ra ba tên đúng theo quy tắc của C++.
3 tên đúng trong C++:
abc; vidu3; _15a
nguon VI OLET