Ngày soạn: 04 tháng 09 năm 2020 Ngày dạy: 07 tháng 09 năm 2020
Lớp dạy:
Tiết: 01
§1. KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Mục tiêu
Biết được khái niệm về lập trình.
Hiểu khả năng ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt được với ngôn ngữ máy và hợp ngữ.
Hiểu ý nghĩa và nhiệm vụ của chương trình dịch. Phân biệt được biên dịch và thông dịch.
Chuẩn bị
Máy chiếu, SGK, SBT
Phương pháp
Giới thiệu, trực quan, thảo luận
Các bước lên lớp
Thời gian
Nội dung cơ bản
Hoạt động của Giáo viên và Học Sinh


Khái niệm lập trình




Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.

NNLT được chia làm 3 loại:











Chương trình dịch
a. Vai trò chương trình dịch




Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính gọi là chương trình dịch.
b. Phân loại chương trình dịch






Chương trình dịch được chia làm 2 loại:
+ Thông dịch
+ Biên dịch

Thông dịch: Thực hiện lặp đi lặp lại các bước:
Kiểm tra tính đúng đăn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn.
Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy.
Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi được.
Loại chương trình dịch này đặc biệt thích hợp cho môi trường đối thoại giữa người dùng và hệ thống.
(Các ngôn ngữ khai thác hệ quản trị cơ sở dữ liệu, đối thoại với hệ điều hành…)
Biên dịch: Thực hiện qua 2 bước.
Duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi, xác định chương trình nguồn có dịch được không.
Dịch chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và lưu trữ lại để sử dụng về sau.
Loại chương trình dịch này thuận tiện cho các chương trình ổn định và cần thực hiện nhiều lần.

HĐ1: Tìm hiểu về lập trình
GV: Làm thế nào để máy tính hiểu và thực hiện được thuật toán đã lựa chọn để giải bài toán?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV giảng: Cần diễn đạt bằng một ngôn ngữ để máy tính có thể hiểu được. Việc sử dụng một ngôn ngữ lập trình cụ thể để diễn đạt thuật toán chính là lập trình.
GV: Yêu cầu học sinh nhắc loại phân loại ngôn ngữ lập trình đã được học từ lớp 10.
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV giảng: NNLT được chia làm 3 loại: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.
HS: Lắng nghe.
GV: Em hãy nêu đặc điểm của ngôn ngữ bậc cao.
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Tổng hợp và chuyển mục
HĐ2: Tìm hiểu về chương trình dịch
GV: Vẽ sơ đồ và cho học sinh diễn giải trên sơ đồ để nắm rõ được vai trò của chương trình dịch.
HS: Theo dõi và ghi bài.






GV: Đưa ra tình huống về một buổi diễn thuyết, giới thiệu về trường với một đoàn khách du lịch nước ngoài. Theo em có mấy cách để giới thiệu (bằng Tiếng Anh).
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Trong NNLT cũng tương tự như vây. Vậy Chương trình dịch được chia làm mấy loại?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Thông dịch là làm những thao tác nào?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.






GV: Thông dịch phù hợp với môi trường làm việc nào? Tại sao?
HS: Suy nghĩ và trả lời


GV: Biên dịch là làm những thao tác nào?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.





GV: Biên dịch phù hợp với môi trường làm việc nào? Tại sao?
HS: Suy nghĩ và trả lời
HĐ3: Củng cố và dặn dò
Chương trình dịch là gì?
Phân loại chương trình dịch?












Ngày soạn:....... tháng........năm 2020 Ngày dạy:........ tháng...... năm 2020
Lớp dạy:
Tiết: 02
§2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Mục tiêu
Nắm được các thành phần của một ngôn ngữ lập trình nói chung
Biết được một số khái niệm như: tên, tên chuẩn, tên dành riêng…
Phân biệt được tên chuẩn với tên dành riêng và tên tự đặt
nguon VI OLET