Tuần: 11
Ngày soạn: 06/11/2018

Tiết: 21
Ngày dạy: 08/11/2018

BÀI 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Học sinh biết được: Hệ điều hành là phần mềm máy tính được cài đặt đầu tiên trong máy tính và được chạy đầu tiên khi khởi động máy tính.
Kỹ năng:
- Học sinh biết được hai nhiệm vụ chính của hệ điều hành là điều khiển hoạt động máy tính và cung cấp môi trường giao tiếp giữa người và máy tính.
Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần phát biểu tham gia xây dựng bài
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, hình ảnh minh họa nếu có.
Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
C. PHƯƠNG PHÁP: Giáo viên đặt vấn đề, gợi mở, vấn đáp, yêu cầu HS thảo luận, nhận xét
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động
Nêu vai trò của hệ điều hành? Hệ điều hành là gì?
Kể tên một số hệ điều hành mà em biết?
Muốn có hệ điều hành trong máy tính ta phải làm thế nào?
Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung

Hoạt động : Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ điều hành (36’)

GV: Tuy có nhiều hệ điều hành nhưng tính chất và công dụng của chúng là như nhau. Vậy nhiệm vụ của hệ điều hành ra sao chúng ta sẽ đi vào phần tiếp theo của bài học.
Chúng ta cùng nhìn lại bức tranh:
kẹt xe
GV: Các em thử hình dung:
Các tài nguyên của máy tính (CPU, thiết bị nhớ…) giống như con đường, phần mềm máy tính giống như phương tiện giao thông
Đường phố chật hẹp -> tắt nghẽn giao thông nhưng các phương tiện muốn đi nhanh
( Tài nguyên máy tính có hạn -> tranh chấp tài nguyên
* Các phần mềm muốn hoạt động tối đa
GV: Giải pháp cho giao thông?
GV: Giải pháp cho máy tính?
( Cần phải có một hệ thống điều khiển phối hợp hoạt động của các tài nguyên , phân chia tài nguyên cho các phần mềm hoạt động hiệu quả đó là hệ điều hành.
GV: Nhiệm vụ đầu tiên của hệ điều hành là gì?



GV: Đây chính là nhiệm vụ hệ thống và là nhiệm vụ quan trọng nhất của HĐH. Để thực hiện nhiệm vụ này, HĐH chạy thường trực trên máy tính, luôn kiểm tra để đảm bảo chắc chắn rằng từng thiết bị của máy tính như bộ nhớ, màn hình, bàn phím và chuột đều vận hành tốt, phối hợp hài hòa với các thiết bị khác tránh xung đột và sẵn sàng hoạt động.
GV: Khi ta làm việc với máy tính ta nhìn thấy kết quả ở đâu?
GV: Đó cũng là một trong những nhiệm vụ của HĐH
- Nhiệm vụ cung cấp giao diện cho người dùng là cho phép người sử dụng tương tác với máy tính bằng chuột và bàn phím hoặc các thiết bị nhập khác. Nhờ có giao diện, người dùng có thể chọn các đối tượng bằng chuột và thao tác với chúng bằng cách nháy chuột.
GV: Những việc làm của hệ điều hành chúng ta có nhìn thấy không?
GV: Lưu ý rằng người dùng có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy được các công việc mà HĐH thực hiện chúng ta chỉ nhìn thấy kết quả công việc trên màn hình chứ không biết rõ được các bước chi tiết mà máy tính thực hiện để hoàn thành công việc..
GV: Học kì này các em học bao nhiêu môn học?
GV: Khi học các môn học các em dùng riêng mỗi môn 1 quyển vỡ hay viết tất cả các môn vào 1 quyển vở? Tại sao? Để làm gì?
GV: Hướng đến viết như thế để dễ phân biệt, tìm kiếm, và ngày nào học môn nào chỉ cần mang vở của môn đó….
Từ các câu trả lời trên, các em thấy được rằng, các em đã làm công việc lưu trữ kiến thức (hay gọi là thông tin) một cách khoa học nhất để việc xử lý (đọc, ghi, tìm kiếm) được nhanh chóng và dễ dàng.
Máy tính là một công cụ xử lý thông tin và việc lưu trữ, xử lí các thông tin đó sao cho khoa học, chính xác chính là công việc của hệ điều hành.
GV: Như vậy, chúng ta có thể nêu ra một nhiệm vụ nữa của hệ điều hành không?





















HS: Hệ thống đèn tín hiệu
HS: Hệ điều hành





HS: Điều khiển phần cứng và tổ chức
nguon VI OLET