Ngày soạn:
PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC
Chương I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Tiết 1 - Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh phải
- Nêu được khái niệm, cấu trúc chung của gen.
- Nêu được khái niệm, các đặc điểm chung về mã di truyền. Giải thích được tại sao mã di truyền phải là mã bộ ba.
- Từ mô hình tự nhân đôi của ADN, mô tả được các bước của quá trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi nhiễm sắc thể.
- Nêu được điểm khác nhau giữa sao chép ở sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn.
- Tăng cường khả năng suy luận, nhận thức thông qua kiến thức về cách tổng hợp mạch mới dựa theo 2 mạch khuôn khác nhau.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh, kỹ năng so sánh và tổng hợp.
3. GDMT:
- Biết được sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền của sinh giới. Do đó bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động vật quý hiếm.
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi AND.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2.Kĩ thuật dạy học
-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ
1. GV:
- Tranh phóng to hình 1.1, 1.2 và bảng 1 SGK, bảng phụ.
- Phim( ảnh động) về sự tự nhân đôi của ADN, máy chiếu projector, máy tính...
2. HS:
- Xem trước bài mới.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra: kiểm tra chất lượng đầu năm: 10’
a. Đề bài:
- Sinh sản vô tính ở động vật là gì? Nêu nguồn gốc của cá thể mới được sinh ra từ các hình thức sinh sản vô tính.
b. Đáp án – biểu điểm:
- Khái niệm: Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. 2đ
- Cá thể mới được sinh ra từ hình thức phân đôi có nguồn gốc từ cư thể cũ chia đôi mà thành. 2đ
- Cá thể mới được hình thành từ chồi trong hình thức nảy chồi. 2đ
- Cá thể mới được hình thành từ mảnh vụn vỡ của cơ thể mẹ trong hình thức phân mảnh. 2đ
- Cá thể mới được hình thành từ trứng không thụ tinh trong hình thức trinh sinh. 2đ
2. Bài mới:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu :
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về di truyền
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: trò chơi
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức


Giáo viên cho học sinh xem ảnh so sánh sự giống nhau và khác nhau ở con cái và bố mẹ . Từ đó tạo tình huống trong sinh sản người ta bắt gặp hiện tượng con cái sinh ra giống bố mẹ và có những đặc điểm khác bố mẹ đó là hiện tượng di truyền và biến dị. Vậy cơ chế di truyền nào đảm bảo cho
nguon VI OLET