Hoạt động: Trò chuyện về các giác quan
I. Mục đích yêu cầu: Trẻ có khả năng
- Biết gọi tên, đặc điểm và chức năng các giác quan trên cơ thể.
- Chú ý, ghi nhớ có chủ đích, trả lời các câu hỏi to, mạch lạc.
- Tích cực hứng thú khi tham gia vào hoạt động khám phá
II. Chuẩn bị
* Cô: Một số đồ vật, thực phẩm cho trẻ khám phá bằng các giác quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ theo nhóm.
- Bài thơ “Đôi mắt của em”.
* Trẻ: Hình ảnh các giác quan.
III. Phương pháp: Trò chuyện, quan sát, thực hành.
VI. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1:
- Vận động theo bài hát “Ồ sao bé không lắc”
- Trò chuyện với trẻ nội dung bài hát.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
2. Hoạt động 2: Trẻ khám phá các giác quan.
- Chia trẻ thành 5 nhóm, mỗi nhóm về các góc tự khám phá
3. Hoạt động 3: Trò chuyện về các giác quan
- Cho từng nhóm nói kết quả khám phá trải nghiệm của nhóm.
* Nhóm 1: Cho trẻ vừa quan sát bằng mắt kể lại những gì các con đã nhìn thấy.
+ Các con đã quan sát được những gì?
+ Theo các con để nhìn được những đồ vật, những hoạt động là nhờ gì?
+ Các con nhắm mắt lại thì các con có nhìn thấy gì không?
- Cô cho trẻ chỉ vào đôi mắt và trò chuyện với trẻ về đặc điểm, công dụng của đôi mắt.
+ Trên đôi mắt có những gì?
+ Nó có tác dụng gì?
* Cô tóm ý: Lông mày, lông my giúp ngăn nước và bụi, còn con ngươi mắt giúp chúng ta nhìn được mọi vật xung quanh, thấy được vật cản khi đi đảm bảo an toàn. Vì vậy mắt rất quan trọng là một trong 5 giác quan của cơ thể
+ Vậy mắt còn được gọi là gì?
- Cho trẻ chỉ vào mắt và nói “Thị giác ”
- Cho trẻ đọc thơ: “Đôi mắt của em ”
* Nhóm 2: Cho trẻ kể lại tên các mùi của nhóm vừa dùng mũi để ngửi
+ Các con đã dùng mũi ngửi được những mùi vị nào?
+ Các con ngửi được là nhờ cái gì?
* Cô cho trẻ chỉ vào cái mũi và trò chuyện với trẻ về đặc điểm, chức năng của cái mũi.
+ Cái mũi gồm có những bộ phận nào? Và nó có chức năng như thế nào?
* Cô tóm ý: Mũi giúp chúng ta hít thở, phát hiện mùi vị thức ăn, nhận biết nhiều thứ kể cả mùi khói và cảnh báo cho chúng ta biết hỏa hoạn xảy ra. Vì vậy mũi là 1 trong 5 giác quan của con người? Vậy mũi còn gọi là gì?
+ Cho trẻ chỉ vào mũi và nói: “ Khứa giác”
* Nhóm 3: Cho trẻ tên các món ăn mà trẻ vừa dùng lưỡi để nếm.
+ Các con cảm thấy mùi vị của các món ăn như thế nào?
+ Nhờ vào cái gì mà các con nhận biết được mùi vị của thức ăn
* Cô cho trẻ chỉ vào lưỡi và trò chuyện với trẻ.
+ Cái lưỡi giúp chúng ta điều gì?
* Cô tóm ý: Nhờ cái lưỡi giúp các con nếm vị thức ăn, giúp chúng ta ăn ngoan miệng.
+ Vậy lưỡi là 1 trong 5 giác quan của cơ thể. Lưỡi còn gọi là gì?
- Cho trẻ nói: “ Vị giác”
* Nhóm 4: Hãy lắng nghe nhóm 4 nói về những âm thanh gì nào?
+ Các con đã nghe được những âm thanh gì nào?
+ Các con nghe được những âm thanh đó là nhờ vào cái gì?
* Cô chỉ vào cái tai, cho trẻ quan sát và trò chuyện với trẻ về đặc điểm và tầm quan trọng của cái tai.
+ Tai có các bộ phận nào?
+ Tai dùng để làm gì?
- Cô tóm ý: Đây là vành tai có tác dụng bảo vệ tai và thu hứng âm thanh, bên trong là ống tai có màng nhỉ, giúp chúng ta nghe mọi âm thanh trong sinh hoạt hằng ngày.
+ Vậy tai là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể. Tai còn gọi là gì?
- Cho trẻ chỉ vào tai và nói : “Thính giác”
* Nhóm 5: Cho trẻ kể tên các nhóm đồ vật mà trẻ vừa dùng tay để sờ
+ Các con đã dùng tay sờ được những đồ vật gì?
+ Các bạn đã tìm được các đồ vật là nhờ cái gì?
* Cô cho trẻ giơ bàn tay ra, quan sát:
- Trên
nguon VI OLET