B. NỘI DUNG CỤ THỂ CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Hoạt động 1:

1.15. Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Đinh Nhu, nghe bài hát “Cùng nhau đi Hồng binh”.

- Giáo viên giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Đinh Nhu:

+ Tên thật: Đinh Nhu.

+ Sinh năm: 1910 tại Hải Phòng.

+ Mất ngày: 17.3.1945 tại Yên Bái.

+ Nhạc sĩ Đinh Nhu đã say mê sân khấu, âm nhạc từ khi còn là học sinh tiểu học, trung học. Năm 1927 Đinh Nhu tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến cuối 1929 ông bị Pháp bắt và giam tại Hỏa Lò, Hà Nội, sau đó đày ra Côn Đảo. Thời gian ở tù đó ông cũng sáng tác một vài ca khúc khác và đặt lời Việt cho một vài ca khúc nước ngoài như La Marseillaise (Bài ca kêu gọi vô sản làm cách mạng) và La Madelon... Ông là tác giả bài Cùng nhau đi Hồng binh - nhạc phẩm được coi là bài hát đầu tiên của tân nhạc cách mạng Việt Nam.

- Giáo viên hát (đối với nơi không có điều kiện) hoặc mở máy cho học sinh nghe bài hát “Cùng nhau đi Hồng binh”. Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về bài hát.

 

1.16. Giới thiệu hình tròn

Thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới - Cocacola luôn dễ dàng bắt gặp trong một khung hình tròn thế này

- Giáo viên lựa chọn những nội dung phù hợp để giới thiệu về hình tròn

+ Hình tròn chắc chắn là một trong những hình quen thuộc nhất với loài người. Khi đưa một tờ giấy trắng cho một ai đó, tỉ lệ số người vẽ hình tròn lên tờ giấy là cao nhất. Có thể hình tròn là một hình khó vẽ chuẩn bằng tay nhất, nhưng nó là hình xuất hiện nhiều nhất trong các biểu tượng, ký tự, bảng chữ cái, và tới nay là các logo và thương hiệu.

+ Hình tròn trước tiên được biết đến là một điểm trải rộng. Điểm và hình tròn có những đặc tính tượng trưng chung: hoàn hảo, thuần nhất, không có sự phân biệt hoặc phân chia. Những vòng tròn đồng tâm biểu thị những cấp độ của sự sinh tồn, những hệ thống thứ bậc được sáng tạo. Sự vận động theo vòng tròn là hoàn hảo, không có sự khởi đầu, không có kết thúc, không có biến dạng; tất cả những cái đó làm cho nó có đặc trưng của thời gian.


+ Hình tròn còn đặc trưng cho bầu trời với vận động vòng tròn không biến đổi của nó.

Ý nghĩa được sử dụng nhiều nhất của hình tròn là tượng trưng cho vũ trụ, bầu trời

Mặt đồng hồ hình tròn luôn là biểu tượng của thời gian

+ Theo nhiều văn bản của triết học và thần học, hình tròn còn là biểu tượng đặc trưng cho Thượng đế, đấng tối cao. Trong Phật giáo, ta hay tìm thấy những hình vẽ, hình khắc các vòng tròn đồng tâm. Hình ảnh chúa Kito và các thánh trong thiên Chúa giáo thường có vòng hào quang hình tròn trên đầu. Nhiều nhà triết học đã so sánh tâm hình tròn với hình tròn ấy để nói lên mối quan hệ giữa Thượng đế với vạn vật được sáng tạo.

Chúa Jesus và các thánh luôn xuất hiện với vòng hào quang hình tròn trên đầu

Vòng tròn âm dương của người Á Đông

+ Hình tròn là biểu trưng của bầu trời (cung Hoàng Đạo), của mặt trời, của cuộc sống (vòng Âm Dương), của thời gian (mặt đồng hồ), của sự vận động và đối chuyển (bánh xe luân hồi), sự bảo hộ (cái khiên), sự bảo mệnh (nhẫn, vòng đeo tay).

+ Bạn đi bất cứ đâu cũng có thể thấy những hình ảnh của hình tròn trong rất nhiều các cách biểu hiện. Từ nhà cửa, các loại đèn, các biển hiệu quảng cáo, trên các sách vở, vật dụng hàng ngày. Có thể nói hình tròn mang một đặc tính vô cùng đặc biệt khiến cho người ta vô tình say mê nó.


+ Hình tròn cũng tượng trưng cho nhiều nghĩa khác nhau của lời nói: vòng tròn thứ nhất là nghĩa đen, vòng tròn thứ hai là nghĩa bóng, vòng tròn thứ ba là nghĩ thần bí.

+ Ở các nền văn mình khác nhau, hình tròn cũng có giá trị rất lớn của biểu hiện. Trong thế giới người Celts, hình tròn có chức năng và giá trị pháp thuật. Trong truyền thống Hồi giáo, hình tròn được coi là hoàn hảo nhất trong tất cả mọi hình.

+ Trong văn hóa Ba Tư, hình tròn là mái vòm xoay của bầu trời, là bánh xe trời. Trong văn hóa Việt Nam, tròn cũng tượng trưng cho trời như câu chuyện bánh chưng bánh dày. Về mặt kiến trúc, nó xuất hiện trước mái vòm bát úp, những nhà thờ Roman mô phỏng mộ Chúa đều có hình tròn.

Các mái vòm bán tròn là biểu trưng của nền kiến trúc tôn giáo

Mặt trống đồng với nhiều hình tròn đồng tâm của người Việt cổ

+ Ngoài ra cũng có rất nhiều hiện tượng thần bí trên thế giới liên quan tới hình tròn như các hiện tượng được xác định là UFO phần lớn đều có hình tròn, kỳ quan Stonhenge ở Anh, các hình vẽ kì lạ bởi các tổ hợp hình tròn trên những cánh đông khắp nơi trên thế giới, những tảng đá được đẽo gọt tròn trịa 1 cách đặc biệt ở Costarica và 1 số nước vùng Trung Mỹ

Các vòng tròn kì lạ xuất hiện khắp các cánh đồng trên thế giới

+ Nhân loại cho tới ngày nay vẫn không thôi tìm hiểu về những hình tròn trên các biểu tượng và ký tự. Dù sao đi chăng nữa, hình tròn vẫn luôn mang một vẻ đặc biệt cuốn hút và đầy bí ẩn.

- Giáo viên hỏi: Chúng ta thường dùng hình tròn để làm gì?


- Học sinh nêu tên một số đồ vật có dạng hình tròn.

- Kết luận: Trong cuộc sống, hình tròn được sử dụng để trang trí, làm một số đồ dùng,

 

1.17. Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Mozart, nghe tác phẩm “Turkish March

- Giáo viên giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Mozart:

+ Tên đầy đủ: Wolfgang Amadeus Mozart.

+ Sinh ngày: 27.01.1756 tại Salzburg - Áo.

+ Mất ngày 05.12.1791 (thọ 35 tuổi)

+ Nhạc sĩ Mozart là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc piano, nhạc thính phòng, nhạc tôn giáo, giao hưởng và Opera. Năm 3 tuổi ông đã nghe hiểu được âm nhạc, 4 tuổi đánh được đàn dương cầm cổ và organ, 5 tuổi bắt đầu soạn nhạc cho đàn phím, lên 6 viết những bản nhạc hòa tấu, những bản sonata cho violin được xuất bản khi lên 8, viết nhạc kịch (Opera) khi mới 12 tuổi.

- Giáo viên cho học sinh nghe tác phẩm Turkey March (Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ) – Bài số 12, Piano bank, đàn Casio LK-55vn. Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về tác phẩm.

 

1.18. Giới thiệu một số biển báo giao thông

- Giáo viên sưu tầm, lựa chọn giới thiệu với học sinh một số biển báo giao thông (biển báo cấm, đi ngược chiều, biển báo đường cấm, biển báo cấm người đi bộ…).

- Giáo viên gắn từng biển báo lên bảng và hỏi: Biển báo chỉ dẫn ta điều gì?

- Học sinh trả lời.

- Giáo viên giải thích ý nghĩa của một số loại biển báo và kết luận: Biển báo giao thông chỉ dẫn chúng ta đi thực hiện đúng luật giao thông. Vậy khi đi trên đường chúng ta phải quan sát và thực hiện theo chỉ dẫn của từng biển báo.

 

1.19. Hát múa tập thể

- Giáo viên cho học sinh ra sân trường trình bày lần lượt từng bài hát (có vận động phụ họa) theo hình thức tập thể (lớp) – đội hình vòng tròn, hàng ngang,…

 

1.20. Xem clip hoặc hình ảnh vi phạm Luật An toàn giao thông


- Giáo viên sưu tầm, lựa chọn giới thiệu với học sinh một số clip hoặc hình ảnh vi phạm Luật An toàn giao thông. Tư liệu tham khảo:

D120425.jpg

Siêu xe?

Trẻ không được đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông diễn ra khá phổ biến. Ảnh: T. TOÀN

 

1.21. Hát múa tập thể

- Giáo viên cho học sinh ra sân trường trình bày lần lượt từng bài hát (có vận động phụ họa) theo hình thức tập thể (lớp) – đội hình vòng tròn, hàng ngang,…

 

1.22. Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, nghe một số bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

- Giáo viên giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước:

+ Tên thật: Lưu Hữu Phước.

+ Sinh ngày:  21.9.1921 tại Ô Môn - Cần Thơ.

+ Mất ngày: 12.6.1989 (thọ 67 tuổi) tại TPHCM.

+ Lưu Hữu Phước bắt đầu viết nhạc khi mới 15,16 tuổi. Ông là tác giả của những bài ca xuất sắc, có tầm tư tưởng lớn, giá trị nghệ thuật rất cao và có giá trị lịch sử. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với bước đi của lịch sử cách mạng Việt Nam. Ông được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhất (1987). Sau năm 1975, được phong học hàm Giáo sư và Viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Nghệ thuật CHDC Đức. Năm 1996, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.

- Giáo viên hát (đối với nơi không có điều kiện) hoặc mở máy cho học sinh nghe một số tác phẩm của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước như: Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan, Lên đàng, Tiến về Sài Gòn, Giải phóng miền Nam,… Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình khi nghe các tác phẩm.

 

1.23. Giới thiệu các tấm thiệp


- Giáo viên và học sinh chuẩn bị một số thiệp chúc mừng (ngày 20/11, 8/3…) có trang trí.

- Học sinh quan sát và nhận xét về hình dạng, nội dung và cách trang trí các mẫu thiệp.

Thiệp chúc mừng vườn hoa

Thiệp chúc mừng 20-11 sao biển

Thiệp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các mẫu thiệp mừng sinh nhật.

Thiệp mừng Sinh nhật

chúc mừng ngày 8/3, happy woman's day photos

Thiệp chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

 

1.24. Giới thiệu một số mẫu túi xách

- Giáo viên sưu tầm, giới thiệu cho học sinh xem một số mẫu túi xách. (Hình ảnh hoặc vật thật).

 

1.25. Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Hoàng Hà, xem hình ảnh hoa lá mùa xuân

- Giáo viên giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Hoàng Hà:

+ Tên thật: Hoàng Phi Hồng.

+ Sinh ngày: 01.12.1929 tại Hà Nội.

+ Năm 1947, ông viết tập ca khúc đầu tay 8 bài Kháng chiến ca. Năm 1949, ông tham gia Đội Tuyên truyền vũ trang xung phong thuộc Ty Thông tin Tuyên truyền Phúc Yên. Năm 1952, làm Trưởng đoàn Văn công tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1962, về học Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1965, về Đài Tiếng nói Việt


Nam, là biên tập viên âm nhạc, Trưởng phòng Văn nghệ thiếu nhi - mẫu giáo. Từ năm 1986, ông làm Giám đốc Nhà văn hoá trung tâm. Năm 1989, ông là Phó Chủ tịch Hội VHNT Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Nhạc sĩ Hoàng Hà là tác giả của một số ca khúc nổi tiếng như: Đất nước trọn niềm vui, Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn, Cùng hành quân giữa mùa xuân, Hoa lá mùa xuân,…

- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về hoa lá mùa xuân.

Hoa mai

Hoa đào

Lộc vừng

Lộc xuân

Hoa lá mùa xuân 1

Hoa lá mùa xuân 2

Hoa lá mùa xuân 3

- Học sinh phát biểu cảm tưởng của mình khi mùa xuân về; cảm tưởng của mình trước vẻ đẹp của hoa lá khi mùa xuân đến.

- Giáo viên giáo dục học sinh biết chăm sóc và bảo vệ cỏ cây, hoa lá,…để mùa xuân thêm đẹp - đó cũng là việc làm góp phần bảo vệ môi trường.

 

1.26. Tổ chức triển lãm sản phẩm của học sinh


- Giáo viên tổ chức triển lãm những sản phẩm đẹp mà học sinh vừa hoàn thành.

 

1.27. Giới thiệu  các loại phong bì

- Giáo viên sưu tầm, giới thiệu cho học sinh xem một số mẫu phong bì. (Hình ảnh hoặc vật thật).

 

1.28. Giới thiệu vài nét về nước Pháp

- Giáo viên giới thiệu vài nét về nước Pháp:

Huy hiệu Pháp

Cờ Pháp

Quốc huy

Quốc kì

+ Thủ đô: Paris.

+ Ngôn ngữ chính: Tiếng Pháp.

+ Pháp là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác. Pháp nổi tiếng trên thế giới là quốc gia có sự đa dạng dân tộc, kiến trúc và phong cảnh.

+ Biểu tượng của nước Pháp là Tháp Eiffel.

+ Nước Pháp có rất nhiều danh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực văn học như: Victor Hugo, Honoré de Balzac…, trong chính trị và quân sự có: Vua Louis XIV, Napoléon Bonaparte…

+ Một số bài hát thiếu nhi Pháp quen thuộc: Chú nhện nghịch ngợm (L'araignée gypsie), Con chim non, Chú chim nhỏ dễ thương (Alouette),…

 

1.29. Giới thiệu một số hình ảnh về an toàn giao thông

- Giáo viên sưu tầm, giới thiệu cho học sinh một số hình ảnh về an toàn giao thông.

- Giáo viên kết luận và giáo dục học sinh cần nghiêm chỉnh chấp hành Luật An toàn giao thông để bảo đảm tính mạng cho mình và cho mọi người.

 

1.30. Kể chuyện âm nhạc: Tiếng đàn Thạch Sanh


- Giáo viên sử dụng tranh minh họa và kể tóm tắt toàn bộ câu chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh (Chú ý nhấn mạnh 02 tình tiết trong câu chuyện có liên quan đến tiếng đàn. Đó là đoạn Thạch Sanh bị Lý Thông cướp công, sau đó bị vu oan và nhà vua bắt vào ngục. Từ trong ngục tối, tiếng đàn của Thạch Sanh vang vọng đến tai công chúa:

Đàn kêu chém đầu Xà vương

Đem nàng công chúa triều đường về đây

Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày

Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?

Đàn kêu sao ở bất nhân

Biết ăn quả lại quên ân người người giồng!

Đàn kêu năn nỉ trong lòng

Tiếng ti, tiếng trúc đều cùng như ru

Đang bị câm công chúa đã bật lên tiếng nói. Sau đó Thạch Sanh được cứu thoát.

Tình tiết thứ hai liên quan đến tiếng đàn, đó là đoạn cuối của câu chuyện: khi bọn giặc đến xâm chiếm, Thạch Sanh dùng tiếng đàn đẩy lui quân địch…

…Từ khi được Thạch Sanh cứu thoát khỏi hang đại bàng tinh, thấy Lý Thông lấp cửa hang mưu hại Thạch Sanh, công chúa uất ức quá hóa câm. Vua cha chạy chữa thuốc thang mà công chúa không khỏi.

Giết được đại bàng tinh lại cứu được cả con trai vua Thủy Tề, Thạch Sanh được con vua Thủy Tề mời xuống thăm thủy cung. Khi về, chàng được vua Thủy Tề tặng một cây đàn và đưa chàng về tận gốc đa có căn lều cũ.


Sống bên gốc đa, Thạch Sanh lại bị vu oan nên nhà  vua bắt hạ ngục. Trong ngục tối, chàng lấy đàn ra gảy. Đàn kêu tích tịch tình tang, lúc dồn dập như mưa rơi, lúc róc rách như tiếng suối, khi êm đềm như gió thổi nhẹ, khi thổn thức như tiếng người kể về nỗi oan của mình.

Trên lầu cao, nghe được tiếng đàn, công chúa bật lên tiếng nói, xin vua cha cho gọi Thạch Sanh đến. Trước mặt vua, Thạch Sanh kể hết sự tình.

Nghe xong nhà vua nổi giận, sai bắt Lý Thông hạ ngục và gả công chúa cho Thạch Sanh, Thạch Sanh trở thành phò mã.


Nghe tin ấy, mười tám nước chư hầu ghen tức, cất quân đến đánh. Quân giặc đông nghịt, vây kín cả thành. Vua sai Thạch Sanh đem quân phá giặc.

Đứng trên thành cao, Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy. Tiếng đàn khi tha thiết nỉ non như tiếng gọi của vợ con, lúc đầm ấm thân thương như tiếng nói của quê hương. Nghe tiếng đàn, quân giặc rã rời không còn muốn đánh nhau nữa, rút lui về nước.

 

Được vua cha nhường ngôi, Thạch Sanh chăm lo việc nước. Người người chăm chỉ làm ăn, nhà nhà yên vui no ấm.

(Phỏng theo truyện dân gian Thạch Sanh)

- Giáo viên đặt một số câu hỏi cho các em trả lời sau khi nghe kể chuyện. Ví dụ:

+ Vì sao công chúa đang bị câm lại bật lên tiếng nói?

+ Có phải tiếng đàn đã gợi cho công chúa nhớ lại người đã cứu mình?

+ Tại sao quân giặc lại bị thua phải xin hàng và quay về nước?

+ Em hãy đọc lại câu thơ miêu tả tiếng đàn của Thạch Sanh?...

- Kết luận: Tiếng đàn, tiếng hát có tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người.

 

1.31. Giới thiệu dây xúc xích

- Giáo viên sưu tầm, giới thiệu cho học sinh một số loại dây xúc xích (hình ảnh hoặc vật thật).

Những chiếc xúc xích màu vàng và ghi khiến đám cưới ấn tượng.

Dây xúc xích trang trí trong đám cưới

 

nguon VI OLET