Tuần: 20
Tiết PPCT: 40, 41
Ngày dạy: 22/01/2021
Lớp: 10CB2
BÀI 23: HIDROCLLORUA
AXIT CLOHIDRIC
MUỐI CLORUA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Trình bày được công thức phân tử, tính chất vật lý của hidroclorua, tính chất hóa học của axit clohidric.
- Phân biệt dược dung dịch HCl, muối clorua với dung dịch axit và muối khác.
- Chứng minh được tính chất hóa học của dung dịch HCl là tính axit và tính khử.
2. Kỹ năng.
- Viết được công thức cấu tạo, công thức phân tử của HCl dựa vào cấu hình electron.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của axit clohidric.
- Dự đoán được tính chất hóa học của một axit.
- Giải được các bài tập liên quan đến HCl.
3. Phẩm chất, thái độ.
- Tích cực phát biểu trong giờ học.
- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch.
- Rèn luyện cho học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức hóa học vào trong cuộc sống.
4. Năng lực chung
4.1 Năng lực tự học, tự chủ.
4.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
4.3. Năng lực sáng tạo.
4.4. Năng lực giải quyết vấn đề.
5. Năng lực đặc thù
5.1. Năng lực nhận thức hóa học.
5.2. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống.
5.3. Năng lực tìm hiểu tự nhiên thông qua môn hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học hợp tác nhóm, kết hợp với phương pháp đàm thoại, gợi mở, tìm tòi, dạy học giải quyết vấn đề và sử dụng bài tập hóa học.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Phiếu học tập, bảng phụ.
- Các dụng cụ, hóa chất để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và thử tính chất.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Sách giáo khoa.
- Xem trước bài “Hidro clorua – axit clohidric – muối clorua”
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút): kiểm tra sỉ số, trang phục.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tính chất hóa học của Clo và viết phương trình phản ứng chứng minh.
3. Hoạt động dạy học.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1: VÀO BÀI
Mục tiêu: HS hoạt động chủ động, tích cực, hiệu quả có hứng thú vòa chủ đề bài học.


- Giáo viên hỏi học sinh trong dạ dày chúng ta có một loại axit. Vậy các em có biết đó là axit gì không? Vậy axit clohyđric có tác dụng như thế nào đối với cơ thể chúng ta thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu ‘BÀI 23 HYĐRO CLORUA - AXIT CLOHYĐRIC VÀ MUỐI CLORUA’.





HS: Axit clohidric


HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CẤU TẠO PHÂN TỬ
Mục tiêu: Trình bày và vẽ được công thức cấu tạo của HCl.

10p
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết cấu hình electron của Cl và H. Từ đó viết công thức electron và công thức cấu tạo của HCl.




- Yêu cầu học sinh dựa vào độ âm điện giải thích liên kết trong phân tử HCl là liên kết gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa nêu tính chất của hyđro clorua về trạng thái, màu sắc, mùi vị.
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm cho học sinh xem về tính dễ tan của khí HCl trong nước. Yêu cầu học sinh giải thích tại sao nước lại phun vào bình và tại sao nước từ màu hồng tím chuyển sang mất màu?
- Học sinh viết cấu hình electron:
Cl (z = 17): 1s22s22p63s23p5
H (z = 1): 1s1
- Công thức electron của HCl:

- Công thức cấu tạo của HCl: H - Cl.
- Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị có cực.


- Học sinh trả lời: là chất khí, không màu, mùi xốc.

- Học sinh trả lời: do khí HCl tan nhiều trong nước, tạo ra sự giảm mạnh áp suất trong bình, áp suất của khí quyển đẩy nước vào thế chỗ khí HCl đã hòa tan. Do dung dịch thu được là axit nên làm dung dịch màu hồng chuyển sang mất màu.
I. HIĐRO CLORUA
1. Cấu tạo phân tử
- Công thức electron
nguon VI OLET