Trường THCS Liêng Trang   Năm học 2016-2017                                                                           

 

Tuần 8                                                                                      Ngày soạn: 08/10/2016

Tiết 16                                                                                                      Ngày dạy:   12/10/2016

 

Bài 10: PHÂN BÓN HÓA HỌC

 

I. MỤC TIÊU               Sau bài này học sinh phải:

1. Kiến thức  Biết được:  

- Tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng.

2. Kĩ năng        

- Nhận biết được một số muối cụ thể và một số phân bón hoá học thông dụng.

3. Thái độ

- Ứng dụng vào trong trồng trọt ở địa phương để đạt năng suất cao.

4. Trọng tâm

- Một số muối được làm phân bón hóa học.

5. Năng lực cần hướng đến

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán, năng lực thực hành.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên và học sinh

a. Giáo viên: - Một số mẫu phân bón và bảng phụ.

b. Học sinh: - Xem trước nội dung bài học.

2. Phương pháp: Đàm thoại – Thảo luận nhóm nhỏ – Trực quan – Làm việc cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn  định lớp (1’)               

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

9A1

34

 

9A3

34

 

9A2

35

 

9A4

34

 

2. Kiểm tra bài cũ (6’)

HS:  Hãy nêu trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của muối natriclorua?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’): Công dụng của các loại phân bón hóa học với cây trồng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

b. Các hoạt động chính

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Những phân bón hoá học thường dùng (15’)

-  GV giới thiệu: Phân bón  hoá học có thể dùng ở dạng đơn

hoặc dạng kép.

- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’) và cho biết các dạng phân bón đơn và phân bón kép.

- GV: Nhận xét, chỉnh sửa.

- GV: Hướng dẫn cho HS cách tính thành phần % các nguyên tố có trong phân bón.

- HS: Nghe giảng.

 

 

- HS: Tìm hiểu trong SGK và đại diện  nhóm trả lời.

 

 

- HS: Lắng nghe và  ghi bài.

- HS: Lắng nghe và ghi nhớ các bước tính.

 

I. NHỮNG PHÂN BÓN HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG

1. Phân bón đơn:

a. Phân đạm: 

- Urê: CO(NH2)2 ,

amoni nitrat NH4NO3, amoni sunfat (NH4)2SO4

b. Phân lân:

- Photphat tự nhiên Ca3(PO4)2 , supephotphat Ca(H2PO4)2

c. Phân kali: KCl, K2SO4

2. Phân bón kép: có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố  N,K, P

3. Phân vi lượng: Có chứa một lượng rất ít các nguyên tố hoá học như bo, kẽm, mangan…

Hoạt động 2 : Bài tập (20’)

- GV: Cho HS thảo luận nhóm (7’) làm  Bài tập 1:  Có những phân bón hóa học : KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3 (PO4)2, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3.

a. Hãy cho biết tên hóa học của những loại phân bón nói trên (phụ đạo HS yếu kém).

b. Hãy sắp xếp những phân bón này thành 2 nhóm phân bón đơn và phân bón kép.

- GV: Gọi các nhóm nhận xét bài làm của nhau.

- GV: Nhận xét, đánh giá.

 

 

- GV: Hướng dẫn HS làm Bài tập

nhận biết: Nhận biết 3 mẫu phân bón bị mất nhãn: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3, phân supephotphat Ca(H2PO4)2.

+ Cho NaOH vào ống nghiệm chứa 3 mẫu phân và đun nóng, phân có mùi khai là NH4NO3.

+ Cho Ca(OH)2 vào 2 ống nghiệm, nếu có kết tủa trắng là Ca(H2PO4)2.

 

- HS: Thảo luận nhóm trong 7’ và trình bày đáp án trong bảng phụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Nhận xét.

- HS: Lắng nghe và ghi bài vào vở.

 

 

- HS: Nghe giảng, ghi nhớ và ghi bài vào vở.

II. BÀI TẬP

Bài tập 1: 

KCl: Kali clorua

NH4NO3: Amoni nitrat

NH4Cl:Amoni clorua

 (NH4)2SO4: Điamoni sunphat Ca3 (PO4)2: Canxi photphat

Ca(H2PO4)2: Canxi đihidrophotphat

(NH4)2HPO4: Điamoni hidrophotphat

KNO3: Kali nitrat

+ Phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3 (PO4)2, Ca(H2PO4)2.

+ Phân bón kép: (NH4)2HPO4, KNO3

Bài tập nhận biết: 

Nhận biết 3 mẫu phân bón bị mất nhãn: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3, phân supephotphat Ca(H2PO4)2.

+ Cho NaOH vào ống nghiệm chứa 3 mẫu phân và đun nóng, phân có mùi khai là NH4NO3.

NH4NO3 + NaOHNH3 + H2O + NaNO3

+ Cho Ca(OH)2 vào 2 ống nghiệm, nếu có kết tủa trắng là Ca(H2PO4)2.

Ca(H2PO4)2  +  2Ca(OH)2 Ca3(PO4)2  +  4H2O.

4. Nhận xét - Dặn dò (2’)

- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh.

- Dặn dò về nhà: + Học bài, làm các bài tập 3 SGK/ 39.                            

+ Ôn tập kiến thức từ bài 1 đến bài 11 tiết sau học bài: “Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ”.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo án Hóa học 9  Giáo viên Ngô Thị Thanh Bình

nguon VI OLET