Trường THCS Liêng Trang   Năm học 2016-2017                                                                           

 

Tuần 11                                                                                      Ngày soạn: 30/11/2016

Tiết 22                                                                                                      Ngày dạy:   02/11/2016

 

Bài 15 và 16: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI (T2)

 

I. MỤC TIÊU               Sau bài này học sinh phải:

1. Kiến thức  Biết được:  

- Tính chất hoá học của kim loại: Tác dụng với dung dịch axit, dung dịch muối.

2. Kĩ năng        

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại.

- Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập bộ môn.

4. Trọng tâm

- Tính chất hóa học của kim loại.

5. Năng lực cần hướng đến

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực thực hành, năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên và học sinh

a. Giáo viên: Dung dịch CuSO4, dây Zn, ống nghiệm, ống hút.

b. Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài học.

2. Phương pháp: Thí nghiệm nghiên cứu – Hỏi đáp – Làm việc nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn  định lớp (1’)               

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

9A1

 

 

9A3

 

 

9A2

 

 

9A4

 

 

2. Kiểm tra bài cũ

Nêu tính chất vật lí của kim loại và một số ứng dụng cơ bản của kim loại.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’): Kim loại chiếm tới 80% trong tổng số các nguyên tố hoá học và có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu tính chất hoá học của nó. Vậy kim loại có những tính chất hoá học chung nào. Chúng ta nghiên cứu bài “Tính chất hoá học của kim loại”.

b. Các hoạt động chính:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1. Tìm hiểu Phản ứng của kim loại với dung dịch axit (6’).

- GV: Gọi HS nhắc lại tính chất  hóa học của axit.

 

- GV: Yêu cầu HS viết PTHH minh hoạ về tính chất kim loại tác dụng với axit.

- HS: Nhắc lại các tính chất hóa học của axit .

- HS: Viết PTHH

Fe + 2HClFeCl2 +  H2

2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2

 

2. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit

 Fe + 2HClFeCl2 +  H2

2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2

Một số kim loại phản ứng với dung dịch ( H2SO4l , HCl…) tạo thành muối và H2.

Hoạt động 2. Tìm hiểu phản ứng của kim loại với dung dịch muối (12’).

- GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của muối.

- HS: Nhắc lại tính chất hóa học của muối.

3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối

Giáo án Hóa học 9  Giáo viên Ngô Thị Thanh Bình


Trường THCS Liêng Trang   Năm học 2016-2017                                                                           

 

- GV: Yêu cầu HS viết PTHH của Cu với dd AgNO3

- GV: Hướng dẫn nhóm HS tìm hiểu  thí nghiệm: Cho một dây Zn vào ống nghiệm đựng dd CuSO4.

- GV: Gọi HS đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm

 

- GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ Zn + CuSO4.

- GV: Yêu cầu HS giải thích: Tại sao lại có hiện tượng trên?

- GV: Thông báo: Chỉ có kim loại hoạt động mạnh hơn mới đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dd muối của chúng (trừ Na, K, Ba, Ca... ) tạo thành muối mới và kim loại mới.

- GV: Yêu cầu HS nêu kết luận về tính chất này?

- GV: Viết PTHH

Cu   +  2AgNO   Cu(NO3)2  + 2Ag

- HS: Thực hiện thí nghiệm theo nhóm.

 

 

- HS: Nêu hiện tượng :Có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây kẽm, màu xanh của dd nhạt dần.

- HS: Viết PTHH xảy ra

Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu

- HS: Giải thích: Do kẽm đã đẩy được đồng ra khỏi dung dịch.

- HS: Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS: Kim loại hoạt động mạnh hơn ( trừ K, Ca, Na…) có thể đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.

a. Đồng tác dụng với bạc nitrat:

Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag

=> Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc.

b. Kẽm tác dụng với đồng (II) sunfat:

Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu

=> Kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng.

=> Kết luận: Kim loại hoạt động mạnh hơn ( trừ K, Ca, Na…) có thể đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.

 

 

4. Củng cố (5’):

GV hướng dẫn cho HS cách làm BT:

Hòa tan 11g hỗn hợp nhôm và sắt bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 8,96 lít khí H2 (đktc).

Tính % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.

5. Nhận xét - Dặn dò (2’)

- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh.

- Dặn dò về nhà:  + Về nhà làm bài tập về nhà:1,2,3,4,5,6 SGK/ 5.

+ Chuẩn bị trước bài “ Dãy hoạt động hoá học của kim loại”.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo án Hóa học 9  Giáo viên Ngô Thị Thanh Bình

nguon VI OLET