Trường THCS Liêng Trang   Năm học 2016-2017                                                                           

 

Tuần 5                                                                                      Ngày soạn: 18/09/2016

Tiết 9                                                                                                        Ngày dạy:   23/09/2016

 

Bài 6: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT

 

I. MỤC TIÊU               Sau bài này học sinh phải:

1. Kiến thức  Biết được:  

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hay axit.

- Nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ và dung dịch muối sunfat.

2. Kỹ năng   

- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các PTHH của thí nghiệm.

- Viết tường trình thí nghiệm.

 3. Thái độ

- Giáo dục tính cẩn thận, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm.

4. Trọng tâm    

- Phản ứng của CaO và P2­O5 với nước.

- Nhận biết các dung dịch H2SO4, HCl và muối sunfat.

5. Năng lực cần hướng đến

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực thực hành hóa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên và học sinh

a. Giáo viên

- Hoá chất: CaO, H2O, P đỏ, dd HCl, dd H2SO4, dd Na2SO4, dd NaCl, dd BaCl2, quỳ tím.

- Dung cụ: Ống nghiệm, ống hút, giá thí nghiệm, chổi rửa, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, đèn cồn, lọ thuỷ tinh miệng rộng có nút nhám, muỗng lấy hoá chất, đũa thuỷ tinh, muôi đốt.

b. Học sinh

- Nghiên cứu trước nội dung bài, kẻ trước bản tường trình thí nghiệm.

2. Phương pháp

- Thảo luận nhóm - Thí nghiệm thực hành - Trực quan.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn  định lớp (1’) 

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

9A1

 

 

9A3

 

 

9A2

 

 

9A4

 

 

2. Kiểm tra bài cũ (2’)  Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

STT

Tên thí nghiệm

Hóa chất, dụng cụ

Tiến hành

Hiện tượng

Kết quả thí nghiệm

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3. Bài mới

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành (10’)

- GV: Hướng dẫn HS thực hiện các bước thực hành bằng cách làm mẫu các thao tác thí nghiệm trong SGK. Yêu cầu HS ghi nhớ các thao tác thí nghiệm chuẩn bị thực hành.

- GV: Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá trình tiến hành thí nghiệm để đảm bảo kết quả và tránh gây nguy hiểm.

+ TN 1: Nhỏ từ từ nước vào ống nghiệm.

+ TN 2: Lấy một lượng P bằng hạt đậu xanh, cẩn thận khi cho P đang cháy vào bình thủy tinh.

- HS: Theo dõi các thao tác thí nghiệm của GV và ghi nhớ các thao tác đó.

 

 

 

- HS: Lắng nghe và ghi nhớ những điểm lưu ý của GV.

Hoạt động 2: Thực hành (20’)

- GV: Chia nhóm thực hành và phân công vị trí thực hành cho các nhóm.

 

 

 

- GV: Mời đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ, hóa chất chuẩn bị thực hành.

- GV: Theo dõi các nhóm thực hành, nhắc nhở, uốn nắn các nhóm trong quá trình làm thí nghiệm.

- HS: Thực hiện chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

   Bầu nhóm trưởng, thư kí.

   Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.

- HS:  Nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, hóa chất về nhóm chuẩn bị thực hành.

- HS: Tiến hành thực hành theo nhóm, ghi lại các hiện tượng xảy ra trong quá trình thực hành để làm bài thu hoạch.

Hoạt động 3: Công việc cuối buổi (10’)

- GV: Yêu cầu HS các nhóm thu dọn dụng cụ, hóa chất dư trả lại cho GV, vệ sinh khu làm việc của nhóm mình cho sạch sẽ.

- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thực hành của nhóm mình cho cả lớp nghe và bổ sung ý kiến, hoàn thiện bản tường trình thí nghiệm.

- GV: Nhận xét và chấm điểm thực hành đối với các nhóm.

- HS: Thu dọn, vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ và trả dụng cụ cho GV.

 

- HS: Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến nếu có, hoàn thiện bản tường trình thí nghiệm..

 

- HS: Lắng nghe và rút kinh nghiệm cho các bài thực hành tiếp theo.

4. Nhận xét - Dặn dò (3’)

- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh.

- Dặn dò về nhà:   + Ôn lại nội dung TCHH của oxit, axit, oxit axit (SO2), oxit bazơ (CaO), axit (H2SO4 đặc, H2SO4 loãng ).

+ Một số bài tập nhận biết và viết PTHH.

+ Một số bài tập tính toán:  n, m, Vkhí (đktc), CM .

IV. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Giáo án Hóa học 9  Giáo viên Ngô Thị Thanh Bình

nguon VI OLET