HƯỚNG DẪN THAM GIA CÁC HOT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

TRÊN ”TRƯỜNG HC KT NI”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Hướng dẫn sử dụng "Nghiệp vụ trường học"

1.1. Tài khoản cấp trường

 

61


 

 

Tóm tắt Hướng dẫn Tài khoản cấp trường: Bước 1: Đăng nhập

Bước 2: Khai báo thông tin trường

Trong “Không gian trường học”, chọn “Khai báo thông tin chung”. Khai báo Tên trường, địa chỉ trường.

Ấn nút “Đồng ý” để xác định khai báo.

Bước 3: Khai báo thông tin cá nhân TK trường Đổi mật khẩu.

Đổi tên tài khoản.
Khai báo thông tin.

Upload ảnh đại diện của trường.
Bước 4: Quản lý giáo viên
Bước 5: Quản lý lớp học
Bước 6: Quản lý học sinh

Bước 7: Phân công giảng dạy và sắp xếp thời khóa biểu
Bước 8: Theo dõi hoạt động Sinh hoạt chuyên môn

a) Khai báo thông tin chung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LƯU Ý QUAN TRỌNG: Lần đăng nhập đầu tiên, trường phổ thông phải khai báo để khởi tạo không gian riêng trong mục “Khai báo thông tin chung”.

 

62


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong trang này, phải khai báo đầy đủ thông tin: Loại trường (THPT/THCS), Tên trường (Ví dụ: Hai Bà Trưng), Địa chỉ của trường,...

Sau khi khai báo thông tin của trường, nếu phát hiện sai sót, có thể chỉnh sửa lại bằng cách chọn nút “Chỉnh sửa”.

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Quản lý giáo viên

- Quản lý danh sách giáo viên:

Để truy cập không gian quản lý giáo viên, quý thầy/cô chọn nút “Quản lý giáo viên” trên thanh menu ngang.

Danh sách thông tin giáo viên của nhà trường sẽ hiện ra bao gồm các thông tin khai báo của giáo viên như họ tên, học hàm, học vị, ngày sinh, chuyên môn, chức vụ, địa chỉ, thông tin liên lạc…

Có thể chọn nút “Xem lịch dạy” tương ứng với mỗi giáo viên để xem thời khóa biểu do nhà trường phân công giảng dạy cho giáo viên đó (tính năng này sẽ được trình bày cụ thể hơn ở mục 3.4.).

- Tạo tài khoản cho giáo viên:

 

63


 

 

 

Để tạo tài khoản cho giáo viên, chọn nút “Tạo TK GV” trong không gian quản lý giáo viên.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hai mục “Tài khoản” và “Mật khẩu” có dữ liệu do hệ thống tự động sinh ra, người dùng KHÔNG có quyền sửa chữa trực tiếp hai mục này. Tuy nhiên, người dùng có thể yêu cầu thay đổi một chuỗi mật khẩu khác bằng cách kích chuột vào “Sinh mật khẩu”.

LƯU Ý QUAN TRỌNG: Trước khi kích chuột vào nút “Đồng ý”, người dùng cần copy dữ liệu ở hai mục này lại trước để gửi cho giáo viên. Nếu không thực hiện bước copy này, người dùng sẽ không thể nhớ được dữ liệu của tài khoản vừa được tạo ra. Tuy nhiên, trong trường hợp người dùng quên không thực hiện thao tác này thì có thể sử dụng tính năng sẽ được trình bày ở dưới đây để khắc phục.

Người dùng cần lưu ý số hạn ngạch tài khoản giáo viên do Sở GD&ĐT cấp cho mỗi trường, nếu số tài khoản còn lại là 0, hãy liên lạc với quản trị cấp Sở để được tăng số hạn ngạch.

Sau khi ấn nút “Đồng ý”, hệ thống sẽ tạo ra một tài khoản mới (ví dụ trong trường
hợp này là tài khoản có tên truy cập GV.00109.020 với mật khẩu truy cập JgC8oxNd).

- Đổi mật khẩu cho giáo viên:

Trường hợp khi tạo tài khoản giáo viên không lưu lại thông tin khởi tạo (đặc biệt là mật khẩu truy cập) hoặc trong quá trình sử dụng, giáo viên quên mật khẩu truy cập, quản trị nhà trường có thể cấp lại một mật khẩu truy cập mới cho giáo viên bằng cách chọn Đổi mật khẩu” tương ứng với giáo viên trong danh sách giáo viên của trường.

Khung thay đổi mật khẩu sẽ hiện ra bên dưới tương ứng với giáo viên.

 

 

 

 

 

 

64


 

 

 

Hãy lưu lại mật khẩu trong khung trắng để gửi lại cho giáo viên.

LƯU Ý: mật khẩu hiển thị ở đây là một chuỗi mật khẩu HOÀN TOÀN MỚI chứ không phải mật khẩu cũ của tài khoản giáo viên.

Có thể yêu cầu một chuỗi mật khẩu mới nếu chuỗi hiện tại có các kí tự dễ nhầm lần bằng cách chọn nút “Sinh mật khẩu”.

Cuối cùng, hãy ấn vào nút “Đổi mật khẩu” để xác nhận thay đổi mật khẩu cho tài khoản giáo viên đó.

- Xóa tài khoản giáo viên:

Để xóa tài khoản giáo viên không dùng tới, chọn nút “Xóa” tương ứng với giáo viên trong danh sách giáo viên.

Sau khi xóa, tài khoản giáo viên đó sẽ không thể truy cập được nữa.

Trong trường hợp xóa nhầm tài khoản giáo viên, chúng ta có thể khôi phục lại trong vòng 10 ngày kể từ ngày xóa như trình bày dưới đây.

- Khôi phục tài khoản giáo viên:

Để khôi phục lại các tài khoản giáo viên đã bị xóa, chọn mục “Khôi phục GV
trong không gian quản lý giáo viên. Danh sách tài khoản giáo viên đã bị xóa trong vòng

10 ngày trở lại sẽ hiện lên. Chọn nút “Khôi phục” tương ứng với giáo viên để khôi phục lại tài khoản.   Sau khi được khôi phục, tài khoản giáo viên đó sẽ có thể truy cập và sử dụng lại bình thường.

c) Quản lý lớp học

Để truy cập không gian “Quản lý lớp học”, chọn mục “Quản lý lớp học” trên thanh menu ngang.

- Tạo lớp học mới:

Chọn nút “Tạo lớp học” để vào không gian tạo một lớp học mới. Điền các thông tin cơ bản của lớp học:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

65


 

 

Tên lớp: ví dụ, muốn tạo lớp 12A5, chọn lớp 12 và gõ A5 vào ô bên cạnh. Mô tả: mô tả chung về lớp học (sĩ số, thành tích lớp học,…).

Hình ảnh minh họa: hình ảnh hiển thị cho lớp học (có thể là hình ảnh tập thể của lớp). Số học sinh: sĩ số của lớp học.

Giáo viên chủ nhiệm: lựa chọn giáo viên chủ nhiệm cho lớp học trong số giáo viên trong trường.

Lựa chọn lớp học theo trường học mới (nếu cần). Lưu ý: chỉ có những trường thí điểm theo mô hình trường học mới mới có tính năng này. Các lớp học trường học mới sẽ có không gian quản trị điểm số khác so với các lớp học thường.

Cuối cùng, chọn nút “Đồng ý” để tạo một lớp học mới.

- Tạo tài khoản học sinh theo đơn vị lớp:

Sau khi tạo lớp học thành công, lớp học mới sẽ hiển thị trong danh sách ở mục Quản lý lớp học”.

 

 

Để tạo tài khoản cho học sinh theo đơn vị lớp, chọn nút “Tạo tài khoản học sinhtương ứng với lớp học.

Sau khi tạo thành công, các file định dạng excel và pdf chứa danh sách tài khoản và mật khẩu sẽ hiện ra tương ứng với lớp học.

 

 

 

Có thể download các danh sách trên về và gửi cho lớp học.

* Lưu ý: nếu số hạn ngạch tài khoản học sinh của trường còn ít hơn sĩ số học sinh của lớp thì sẽ không thể tạo được tài khoản học sinh cho lớp học đó.

- Chỉnh sửa lớp học:

Trong quá trình tạo lớp học, nếu có sai sót, có thể chỉnh sửa lại thông tin của lớp học bằng cách chọn nút “Sửa” tương ứng với lớp học trong danh sách lớp của trường. Không gian chỉnh sửa lớp học sẽ hiện ra tương tự như không gian tạo lớp học. Sau khi chỉnh sửa lại các thông tin cần thiết, ấn nút “Đồng ý” để xác nhận chỉnh sửa.

* Lưu ý: sĩ số lớp chỉ có thể thay đổi khi chưa tạo tài khoản học sinh theo danh sách lớp. Trong trường hợp đã tạo tài khoản cho học sinh nhưng vẫn muốn chỉnh sửa sĩ số lớp học thì có thể vận dụng các chức năng sẽ được trình bày ở dưới đây để thực hiện.

 

66


 

 

 

- Xóa lớp học: Các lớp học đã được tạo có thể được xóa bỏ bằng cách chọn nút Xóa” tương ứng với lớp học đó.

* Lưu ý:với các lớp học đã được tạo học sinh, sau khi lớp học bị xóa, học sinh thuộc
lớp học đó sẽ được chuyển thành “học sinh tự do” (học sinh không thuộc lớp học nào). Khi
đó có thể sử dụng các tính năng khác để gán những học sinh đó vào một lớp học khác.

- Quản lý thông tin từng lớp học:

+ Xem danh sách lớp: Để xem danh sách lớp, chọn “Xem chi tiết” tương ứng với lớp học trong danh sách lớp học của trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Danh sách thông tin học sinh của lớp học đó sẽ hiện ra với các thông tin cơ bản mà học sinh khai báo như mã học sinh, họ tên, ngày sinh, địa chỉ…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

67


 

 

 

+ Thêm học sinh vào lớp: có thể thêm các học sinh tự do (học sinh đang không thuộc lớp nào) vào lớp học bằng cách chọn nút “Thêm học sinhtrong không gian quản trị của lớp học.

 

 

 

Danh sách học sinh tự do của trường sẽ hiện ra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tích chọn các học sinh muốn gán vào lớp rồi ấn nút “Gán học sinh”.

+ Chuyển trạng thái học sinh (thôi học, đuổi học, bảo lưu): Trong quá trình học
tập, học sinh có thể bị đuổi học, xin thôi học hay xin bảo lưu kết quả học tập, nhà
trường có thể chuyển trạng thái của học sinh đó thành “thôi học”, “đuổi học”, “bảo lưu”
bằng cách chọn nút “Chọn trạng thái” tương ứng với học sinh trong danh sách học
sinh của lớp.

 

 

 

 

Chọn nút tương ứng với trạng thái muốn chuyển thành của học sinh.

 

 

 

 

 

Sau khi đã chuyển trạng thái, tài khoản học sinh đó sẽ không thể truy cập được

nữa.

+ Chuyển lớp cho học sinh: có thể chuyển học sinh từ lớp học này sang lớp học khác bằng cách chọn nút “Chuyển lớp” tương ứng với mỗi học sinh.

 

68


 

 

 

 

 

 

 

Chọn lớp học muốn chuyển tới rồi ấn nút “Chuyển”.

 

 

 

 

 

Thông tin của học sinh được chuyển đi sẽ được hiển thị trong danh sách của lớp chuyển tới.

+ Xóa học sinh: Để xóa học sinh, chọn nút “Xóa” tương ứng.

 

 

 

 

Sẽ có hai lựa chọn xóa được hiển thị.

 

 

 

 

Xóa khỏi lớp”: xóa học sinh này ra khỏi danh sách lớp học, nếu chọn nút này, học sinh đó sẽ chuyển thành học sinh tự do (không thuộc lớp nào) và có thể gán học sinh đó vào một lớp học khác.

Xóa”: xóa hẳn tài khoản học sinh, nếu chọn nút này, tài khoản học sinh đó sẽ bị xóa và không thể truy cập được nữa. Tuy nhiên, trong trường hợp xóa nhầm vẫn có thể khôi phục lại trong vòng 10 ngày kể từ ngày xóa bằng tính năng sẽ được trình bày dưới đây.

d) Quản lý học sinh

- Quản lý danh sách học sinh: Để truy cập không gian quản lý học sinh, chọn nút Quản lý học sinh” trên thanh menu ngang. Danh sách thông tin học sinh của nhà trường sẽ hiện ra bao gồm các thông tin của học sinh như họ tên, ngày sinh, lớp học, địa chỉ…

- Tạo tài khoản cho học sinh: Để tạo tài khoản cho học sinh, chọn nút “Tạo TK học sinh” trong không gian quản lý học sinh.

 

 

69


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hai mục “Tài khoản” và “Mật khẩu” có dữ liệu do hệ thống tự động sinh ra, người dùng KHÔNG có quyền sửa chữa trực tiếp hai mục này.

LƯU Ý QUAN TRỌNG: Trước khi kích chuột vào nút “Đồng ý”, cần copy dữ liệu ở hai mục này lại trước để gửi cho học sinh. Nếu không thực hiện bước copy này, sẽ không thể nhớ được dữ liệu của tài khoản vừa được tạo ra. Tuy nhiên, trong trường hợp quên không thực hiện thao tác này thì có thể sử dụng tính năng sẽ được trình bày dưới đây để khắc phục.

Số lượng tài khoản học sinh do sở GDĐT cấp cho mỗi trường, nếu số tài khoản còn lại là 0, cần liên lạc với quản trị cấp sở để được tăng số lượng.

Sau khi ấn nút “Đồng ý”, hệ thống sẽ tạo ra một tài khoản mới (ví dụ trong trường hợp này là tài khoản có tên truy cập học sinh.00109.00333 với mật khẩu truy cập IfV4N31h).

- Đổi mật khẩu cho học sinh: Trong trường hợp khi tạo tài khoản học sinh quên lưu lại thông tin khởi tạo (đặc biệt là mật khẩu truy cập) hoặc trong quá trình sử dụng, học sinh quên mật khẩu truy cập, quản trị nhà trường có thể cấp lại một mật khẩu truy cập mới cho học sinh bằng cách chọn “Đổi mật khẩu” tương ứng với học sinh trong danh sách học sinh của trường.

 

 

 

 

 

Khung thay đổi mật khẩu sẽ hiện ra bên dưới tương ứng với học sinh

 

 

 

 

 

 

Lưu lại mật khẩu trong khung trắng để gửi lại cho học sinh.

 

 

70


 

 

 

LƯU Ý: mật khẩu hiển thị ở đây là một chuỗi mật khẩu HOÀN TOÀN MỚI chứ
không phải mật khẩu cũ của tài khoản học sinh, có thể yêu cầu một chuỗi mật khẩu mới
nếu chuỗi hiện tại có các kí tự dễ nhầm lần bằng cách chọn nút “Sinh mật khẩu”.

Cuối cùng, hãy ấn vào nút “Đổi mật khẩu” để xác nhận thay đổi mật khẩu cho tài khoản học sinh đó.

- Xóa tài khoản học sinh: Để xóa tài khoản học sinh không dùng tới, chọn nút Xóa” tương ứng với học sinh trong danh sách học sinh.

 

 

 

 

Sau khi xóa, tài khoản học sinh đó sẽ không thể truy cập được nữa.

Trong trường hợp xóa nhầm tài khoản học sinh, chúng ta có thể khôi phục lại trong vòng 10 ngày kể từ ngày xóa bằng tính năng sẽ được trình bày dưới đây.

- Khôi phục tài khoản học sinh đã bị xóa: Để khôi phục tài khoản học sinh đã bị xóa, chọn mục “Khôi phục học sinh” trong không gian quản lý học sinh.

Danh sách tài khoản đã bị xóa trong vòng 10 ngày trở lại sẽ hiện lên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chọn nút “Khôi phục” tương ứng để khôi phục lại tài khoản.

Sau khi được khôi phục, tài khoản học sinh đó sẽ có thể truy cập và sử dụng lại bình thường.

e) Sắp xếp thời khóa biểu

Nghiệp vụ sắp xếp thời khóa biểu nhà trường được xây dựng trong mục “Thời khóa biểu” trên thanh menu ngang.

LƯU Ý: cần lưu ý thao tác đầu tiên trước khi sử dụng các tính năng được trình bày trong mục này là điều khiển trạng thái học kì của trường mình. Trạng thái này sẽ ảnh hưởng tới thông tin được tạo ra khi sử dụng các tính năng liên quan đến thời khóa biểu của nhà trường.

 

71


 

 

Để điều khiển trạng thái học kì của trường mình, thực hiện như sau: Chọn “Thời khóa biểu” trên thanh menu ngang.

 

 

 

 

 

Trong khung điều khiển “Học kì”, hãy chọn học kì tương ứng với thời gian hiện tại.

- Phân công giáo viên giảng dạy: Trước khi tiến hành sắp xếp thời khóa biểu, cần phân công các giáo viên giảng dạy cho từng lớp học muốn xếp thời khóa biểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hãy chọn lớp học muốn phân công giáo viên giảng dạy.

Nhặt giáo viên muốn phân công giảng dạy trong khung “Giáo viên” và thả vào bảng tương ứng với môn học.

Ấn nút “Ghi lại” để xác nhận.

Nếu thả nhầm hoặc muốn xóa giáo viên đã được phân công giảng dạy, chọn nút X” tương ứng với giáo viên đó để xóa đi và ấn nút “Ghi lại” để lưu lại thông tin.

- Sắp xếp thời khóa biểu: Sau khi hoàn thành phân công giảng dạy, chúng ta có thể tiến hành sắp xếp thời khóa biểu.

Chọn mục “Sắp xếp thời khóa biểu” trong không gian thời khóa biểu để truy cập không gian sắp xếp thời khóa biểu.

 

72


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đầu tiên, hãy chọn lớp muốn xếp thời khóa biểu trước.

Hãy nhặt các môn học trong khung “Môn học” và thả vào ô tương ứng trong bảng
(tiết, thứ, buổi), nhặt các giáo viên trong khung “Giáo viên” và thả vào ô tương ứng với
môn học.

Lưu ý: chỉ có các giáo viên đã được phân công giảng dạy trong lớp đang xếp thời khóa biểu mới hiển thị trong khung “Giáo viên”.

Nếu thả nhầm, có thể chọn nút “X” tương ứng để xóa đi và làm lại.

Cuối cùng, hãy ấn nút “Ghi lại” ở cuối trang để lưu lại thông tin.

Hệ thống hiển thị khung “Thống kê” ở bên phải để có thể xem thống kê sơ bộ số
tiết tương ứng với các môn học của lớp học đó, tiện cho việc kiểm soát và sắp xếp thời
khóa biểu.

- Xem thời khóa biểu toàn trường: Sau khi sắp xếp thời khóa biểu cho các lớp học, có thể xem lại thời khóa biểu tổng thể của nhà trường bằng cách chọn mục “Thời khóa biểu toàn trường” trong không gian thời khóa biểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

73


 

 

 

f) Tiếp nhận hồ sơ học sinh/giáo viên chuyển tới

Học sinh/giáo viên xin chuyển trường, chuyển công tác tới sẽ được hiện thị trong mục “Xin chuyển đến”. Quản trị trường cần xác nhận yêu cầu chuyển đó thì học sinh/giáo viên xin chuyển tới mới có thể thuộc quyền quản lý của trường mình.

Chọn nút “Tiếp nhận” để xác nhận yêu cầu chuyển trường của học sinh/giáo viên. Sau khi tiếp nhận, quyền quản lý thông tin của học sinh/giáo viên sẽ được chuyển về trường mới.

Chọn nút “Hủy bỏ” để hủy bỏ yêu cầu chuyển trường của học sinh/giáo viên. Khi đó, yêu cầu xin chuyển trường của học sinh/giáo viên sẽ bị hủy bỏ, quyền quản lý thông tin của học sinh/giáo viên đó vẫn thuộc về trường cũ.

1.2. Tài khoản giáo viên

a) Quản lý danh sách lớp chủ nhiệm và lớp giảng dạy

Trong “Không gian trường học”, chọn mục “Danh sách lớp” trên thanh menu bên phải. Danh sách các lớp chủ nhiệm và các lớp được phân công giảng dạy sẽ hiện ra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để xem danh sách học sinh của lớp, chọn nút “Xem danh sách lớp” tương ứng.

b) Quản lý điểm

- Nhập điểm và nhận xét cho học sinh:

Để chấm điểm và nhận xét cho các lớp giảng dạy, truy cập mục “Quản lý điểmtrong “Không gian trường học”.

 

74


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đầu tiên, hãy chọn lớp để vào điểm. Danh sách học sinh sẽ hiện ra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để vào điểm, chọn điểm tương ứng và kéo thả vào các ô tương ứng (Hệ số 1,2,3 ..) với mỗi học sinh. Khi cho điểm, lưu ý lựa chọn “Nhận xét”.

Nếu “Bật”:  với mỗi điểm số, cần cho một nhận xét tương ứng. Ví dụ khi cho điểm với trạng thái nhận xét bật:

 

 

 

 

 

 

Hộp thoại nhận xét hiện lên, gõ lời nhận xét sau đó ấn nút “Đồng ý”. Nếu “Tắt”: chỉ cho điểm, không có nhận xét.

 

75


 

 

 

Sau khi cho điểm, có thể chỉnh sửa hoặc xóa điểm số đã cho bằng cách ấn vào điểm tương ứng.

 

 

 

 

 

 

 

 

Để sửa điểm số hoặc lời nhận xét, chọn nút “Sửa”. Khung chỉnh sửa sẽ hiện lên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỉnh sửa điểm và nhận xét rồi ấn nút “Đồng ý”.

Để xóa điểm số, chọn nút “Xóa”.

Sau khi hoàn thành việc cho điểm và nhận xét, ấn nút “Ghi lại” ở cuối trang để lưu lại thông tin.

Lưu ý: Dành cho các lớp học theo Mô hình trường học mới

Các lớp học theo mô hình trường học mới sẽ có không gian quản lý điểm khác so với các lớp học bình thường (hình dưới).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

76


 

 

 

Đánh giá học sinh trong các lớp học theo mô hình trường học mới sẽ được chia thành hai mục chính:

Đánh giá thường xuyên: đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. Đánh giá Biểu hiện về sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực; đạt thành tích nổi bật trong các phong trào, các hoạt động giáo dục. Những nội dung chưa hoàn thành chương trình, những điều cần khắc phục, giúp đỡ, bổ sung, rèn luyện thêm (nếu có).

Đánh giá định kì kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học.

- Tổng kết môn: Sau khi hoàn thiện điểm số trong học kì cho học sinh, có thể tính điểm tổng kết cho học sinh bằng cách chọn nút “Tổng kết môn” ở cuối trang. Điểm số này được tính tự động theo điểm số trong 3 mục Hệ số 1, hệ số 2 và hệ số 3.

c) Trao đổi giữa giáo viên và cha mẹ học sinh

Để truy cập không gian trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, kích chuột vào tên lớp trong “Danh sách lớp”.

 

 

 

- Giáo viên chủ nhiệm tạo tài khoản cho cha mẹ học sinh

Để sinh tài khoản cho phụ huynh học sinh, “Giáo viên chủ nhiệm” chọn nút “Tạo TK cho PH học sinh” trong không gian trao đổi.

 

 

 

Sau khi tạo tài khoản cho phụ huynh học sinh, một file định dạng excel sẽ được hệ
thống tạo ra lưu trữ thông tin danh sách tài khoản và mật khẩu truy cập của phụ huynh.
Giáo viên chủ nhiệm” tải file này xuống và gửi tới cha mẹ học sinh tương ứng trong
danh sách.

 

 

 

Ngoài ra, có thể lựa chọn tạo từng tài khoản CM học sinh tương ứng với mỗi học
sinh thay vì tạo theo danh sách lớp (ví dụ trong trường hợp có học sinh mới chuyển tới

 

 

77


 

 

 

mà chưa cho CM học sinh kèm theo) bằng cách chọn nút “Tạo tài khoản PH học sinhtương ứng với mỗi học sinh.

 

 

 

 

 

- Trao đổi cá nhân giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh:

Để trao đổi cá nhân với mỗi phụ huynh học sinh, chọn nút “Trao đổi” tương ứng với mỗi vị phụ huynh.

 

 

 

 

 

Để khởi tạo một chủ đề thảo luận mới với phụ huynh học sinh, gõ nội dung vào khung soạn thảo, sau đó ấn nút “Gửi”.

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý: thảo luận trong mục này là thảo luận cá nhân giữa giáo viên và phụ huynh của một học sinh cụ thể.

- Thảo luận chung giữa các giáo viên và phụ huynh học sinh: Trong không gian
trao đổi của mỗi lớp học, không gian “Thảo luận chung” là nơi trao đổi giữa tất cả các
giáo viên đang giảng dạy lớp học đó và phụ huynh của học sinh. Để truy cập không
gian “Thảo luận chung”, chọn nútThảo luận chung” trên thanh menu ngang.   Thao
tác tạo chủ đề thảo luận và trả lời một chủ đề tương tự như phần trao đổi cá nhân đã
trình bày ở trên.

 

 

 

78


 

 

 

Lưu ý: các thảo luận trong mục này tất cả giáo viên và phụ huynh học sinh trong lớp học đều có thể xem và tham gia thảo luận.

d) Tổ chức dạy học cho học sinh

Tạo bài học mới: Mô đun “Quản lí bài học” cho phép giáo viên: tạo một bài học hoặc chủ đề mới; chỉnh sửa lại bài học; xóa bài học; quản lí danh sách các bài học.

- Khi tạo một bài học hoặc một chủ đề mới, giáo viên cần đặt tiêu đề, chỉ rõ lĩnh vực (môn học), mô tả cụ thể chủ đề hoặc yêu cầu hoạt động cho học sinh, đặt phạm vi cho phép truy cập bài học (dành cho đối tượng nào).

- Sau khi tạo xong, giáo viên có thể upload thêm tài liệu tham khảo, giúp học sinh thuật lợi hơn trong việc tiến hành các hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm.

- Theo dõi quá trình đăng kí học và xác nhận đăng kí cho học sinh:

Sau khi giáo viên tạo ra bài học mới, những học sinh thuộc phạm vi cho phép sẽ có quyền đăng kí theo học. Tùy vào khóa học/chủ đề, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm.

Đối với từng khóa học, giáo viên có thể theo dõi quá trình đăng kí học của học sinh, của từng nhóm học sinh:

 

 

 

 

 

 

 

Trong mục này, giáo viên có công cụ để cho phép, hoặc không cho phép học sinh/nhóm học sinh nào đó tham gia khoa học/chủ đề.

Khi giáo viên xác nhận đủ điều kiện tham gia, các học sinh/nhóm học sinh mới có quyền truy cập đến các dữ liệu khác của khóa học/chủ đề.

- Điều khiển quá trình học tập: Ra thông báo chung cho cả lớp các hoạt động, gợi ý hoặc chỉ dẫn,… trong mục “THÔNG BÁO CHUNG”; trả lời thắc mắc, hỗ trợ, gợi ý học sinh. Khi học sinh đặt câu hỏi, giáo viên có thể trao đổi trực tiếp trên hệ thống trong mục “THẮC MẮC CỦA HỌC SINH”.

 

 

 

79


 

 

 

- Quản lí nhóm và sản phẩm nhóm: Trong hình trên, giáo viên có thể nhìn thấy sản phẩm mà học sinh/nhóm học sinh đã upload lên. Giáo viên có thể download xuống để đọc và cho điểm.

- Chấm điểm cho sản phẩm: Sau khi đọc xong và cho điểm, giáo viên có công cụ để nhập điểm vào hệ thống để thông báo cho học sinh/nhóm học sinh.

e) Xin chuyển công tác

Học sinh/giáo viên có quyền xin chuyển sang một trường khác bằng các thao tác được mô tả dưới đây.

Trong “Không gian trường học”, chọn “Xin chuyển trường”.

Chọn trường muốn chuyển tới theo trình tự: chọn tỉnh → chọn huyện → chọn trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

Ấn nút “Xin chuyển trường” để xác nhận.

Sau khi xác nhận thành công, thông tin chuyển trường của học sinh/ giáo viên sẽ được gửi tới trường chuyển đến, học sinh/giáo viên chờ quản trị trường chuyển tới đồng ý thì học sinh/giáo viên đó sẽ do trường chuyển tới quản lý.

 

 

 

 

 

Học sinh/giáo viên có thể hủy bỏ lệnh xin chuyển trường trước khi trường chuyển tới đồng ý cho chuyển bằng cách chọn nút “Hủy bỏ”.

f) Tổ chức sinh hoạt chuyên môn

Các khóa học/chủ đề sinh hoạt chuyên môn của giáo viên được đặt trong mục
"Sinh hoạt chuyên môn". Khi đã đăng nhập bằng tài khoản cá nhân, giáo viên có thể
lựa chọn khóa học/bài học theo môn học/hoạt động giáo dục, lớp, giáo viên; đăng kí
tham gia các khóa học/bài học và thực hiện các hoạt động học theo hướng dẫn.

 

80


 

 

 

Giáo viên sẽ nhìn thấy danh sách những khóa học/chủ đề sinh hoạt chuyên môn do Bộ GDĐT hoặc sở GDĐT tạo ra. Kích chuột vào tiêu đề của khóa học/chủ đề, giáo viên sẽ xem được mô tả tổng thể của khóa học/chủ đề.

Quy trình tổ chức nhóm sinh hoạt chuyên môn trên hệ thống như sau:

- Bước 1: Tổ trưởng đăng ký tham gia cho tổ/nhóm của mình.

- Bước 2: Các thành viên trong tổ/nhóm trao đổi, thảo luận trong chủ đề sinh hoạt chuyên môn.

- Bước 3: Tổ trưởng tập hợp, biên tập lại sản phẩm và nộp lên hệ thống.

Thao tác kĩ thuật:

Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn đăng ký tham gia và tổ chức nhóm.

Tìm hiểu mục đích - yêu cầu của khóa học/chủ đề sinh hoạt chuyên môn trước khi đăng kí tham gia.

Tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn có trách nhiệm đăng kí tham gia và làm nhóm trưởng, sau đó thêm các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn để thực hiện theo nhóm. Quy trình đăng kí như sau:

- Chọn chủ đề sinh hoạt chuyên môn.
+ Chọn “Sinh hoạt chuyên môn”.
+ Chọn “Lĩnh vực” (VD: Toán).

+ Chọn “Lớp” (VD: 12).

+ Chọn chủ đề sinh hoạt chuyên môn.

- Đăng ký tham gia.

Trong không gian của chủ đề chuyên môn, chọn nút “Đăng ký”.

Lưu ý: người đầu tiên đăng ký sẽ tự động là nhóm trưởng, các giáo viên khác trong trường muốn tham gia chủ đề này buộc phải được người này mời vào nhóm chứ không thể đăng ký được nhóm mới. Do đó, tốt nhất tổ trưởng chuyên môn nên là người đầu tiên đăng ký tham gia cho tổ/nhóm của mình.

- Mời thành viên.

+ Chọn nút “Thêm thành viên”.

+ Không gian tìm kiếm và thêm thành viên sẽ hiện ra.

 

81


 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý: có thể tìm kiếm giáo viên bằng các cách tìm kiếm theo chuyên môn, theo mã giáo viên (VD: GV.00012.001) hoặc theo tên giáo viên.

+ Sau khi tìm kiếm, danh sách các giáo viên thỏa mãn điều kiện tìm kiếm sẽ hiện
ra. Lựa chọn và ấn nút “Thêm thành viên” tương ứng với mỗi giáo viên để thêm vào
nhóm.

Ghi chú: Sau khi đăng kí, có thể xem được thông tin về các thành viên trong
nhóm bằng cách kích vào nút "Thông tin nhóm". Danh sách nhóm sẽ hiện ra như dưới
đây. Tổ trưởng có quyền xóa giáo viên (nếu thêm nhầm) hoặc thêm các thành viên khác
vào nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: Tham gia trao đổi trong chủ đề sinh hoạt chuyên môn.

- “Hoạt động - Thông báo”: khu vực trao đổi của giáo viên toàn quốc (chỉ có thể tham gia trao đổi khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động một nội dung trao đổi nào đó trong chủ đề sinh hoạt chuyên môn).

 

 

82


 

 

 

Sau khi đã đăng kí thành công, giáo viên bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ học tập/sinh hoạt chuyên môn. Trong quá trình học tập/sinh hoạt chuyên môn, giáo viên cần thường xuyên xem thông báo chung của khóa học/chủ đề. Giáo viên sẽ nhận được thông báo trong mục "Hoạt động - Thông báo". Giáo viên có quyền đặt câu hỏi để trao đổi lại với giảng viên/ban tổ chức. Lưu ý rằng, trong thông báo chung, mọi giáo viên tham gia khóa học/chủ đề đều có thể đọc được thông tin.

- “Trao đổi nhóm”: Thảo luận trong nhóm: Các thành viên trong nhóm có thể thảo luận trực tuyến. Những trao đổi này sẽ được giảng viên/ban tổ chức nhìn thấy, tham gia và hỗ trợ cũng như điều hành hoạt động của nhóm.

- “Hỏi & đáp”: Đặt câu hỏi cho giảng viên/ban tổ chức và thảo luận: Để gửi câu
hỏi và trao đổi giảng viên/ban tổ chức, giáo viên vào mục "Hỏi & Đáp" và upload câu
hỏi lên hệ thống. Giảng viên/ban tổ chức sẽ nhận được câu hỏi và trao đổi riêng với
từng giáo viên.

Thao tác kĩ thuật:

Trong không gian trao đổi của mỗi mục trên, thao tác như sau: + Gõ nội dung trao đổi.

+ Đính kèm file (nếu cần) bằng cách chọn nút “BROWSE”. + Ấn nút “Gửi”.

Bước 3: Tổ trưởng chuyên môn nộp sản phẩm

Sau quá trình làm việc, tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn hoàn thành sản phẩm của mình, đại diện cho nhóm gửi sản phẩm cho giảng viên/ban tổ chức trong mục "Sản phẩm - Kết quả".

Trong không gian nộp sản phẩm, thao tác như sau: + Đính kèm file bằng cách chọn nút “BROWSE”. + Ấn nút “Gửi”.

Lưu ý: chỉ có nhóm trưởng mới có quyền nộp sản phẩm.

Sản phẩm này sau khi nộp lên hệ thống, các cấp quản lý từ nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nhìn thấy, theo dõi và đánh giá kết quả sinh hoạt chuyên môn của các tổ/nhóm chuyên môn trong phạm vi quản lý của mình.

 

 

83


 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 1: Đăng ký tham gia

 

 

Chọn chủ đề Đăng ký tham gia Mời thành viên

 

 

-  Chọn “Sinh hoạt chuyên môn”.


- Chọn “Lĩnh vực”.

- Chọn “Lớp”.

- Chọn chủ đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 3: Nhóm
 trưởng nộp
 sản phẩm


Chọn nút

“Đăng ký”

 

 

 

Hoạt động - Thông báo
(Không gian trao đổi của giáo viên toàn quốc, chỉ có thể tham gia khi Bộ GD&ĐT phát động một nội dung trao đổi nào đó)

 

Trao đổi nhóm

(Không gian trao đổi của giáo viên trong tổ/nhóm chuyên môn)

 

 

Hỏi & đáp

(Không gian trao đổi, hỏi đáp của
giáo viên trong tổ/nhóm chuyên
môn với Bộ GD&ĐT, các chuyên
gia, nhà sư phạm đang quản lý chủ
đề SHCM)

84


-  Chọn “Thêm thành viên”.

- Tìm kiếm và mời thành viên vào nhóm.

Lưu ý: có thể tìm kiếm theo chuyên môn, mã giáo viên hoặc tên giáo viên.

 

 

 

 

 

 

Bước 2: Tham gia trao đổi


 

 

 

1.3. Quyền chuyên gia

Với mục đích hỗ trợ các tổ/nhóm chuyên môn của các trường phổ thông trên toàn quốc thực hiện hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH kí ngày 08/10/2014, Bộ GD&ĐT chỉ đạo xây dựng và tổ chức Quyền chuyên gia trên Trường học kết nối. Quyền chuyên gia được cấp cho các nhà khoa học và các nhân tố điển hình ở khắp mọi miền để kết nối với các tổ/nhóm chuyên môn thông qua hệ thống trực tuyến. Những chuyên gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định sẽ có quyền xem tất cả các sản phẩm của các tổ/nhóm chuyên môn do chuyên gia đó phụ trách, đồng thời, các chuyên gia có thể trao đổi trực tuyến với các tổ/nhóm chuyên môn thông qua mục Hỏi&Đáp của Trường học kết nối.

Trong “Sinh hoạt chuyên môn”, chọn “Quản lý SHCM”, sau đó lựa chọn một chủ đề cụ thể. Quyền chuyên gia sẽ có các chức năng sau:

 

 

 

 

 

 

- Chọn “Sản phẩm SHCM” để theo dõi kết quả Sinh hoạt chuyên môn của các tổ/nhóm chuyên môn trong toàn quốc, trong phạm vi chuyên môn của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

85


 

 

 

Bảng thống kê kết quả sinh hoạt chuyên môn của các tổ/nhóm trong chủ đề sẽ hiện ra. Cột “Tổ/nhóm chuyên môn” hiển thị thông tin cơ bản về đơn vị công tác, địa chỉ nơi công tác của mỗi tổ/nhóm chuyên môn. Cột “Thành viên” hiển thị danh sách các thành viên trong mỗi tổ/nhóm chuyên môn. Cột “Sản phẩm” hiện thị sản phẩm sinh hoạt chuyên môn của mỗi tổ nhóm. Nếu tổ/nhóm nào đã nộp sản phẩm, chuyên gia có thể download sản phẩm đó.

- Chọn “Hoạt động - Thông báo”: Tham gia trao đổi chuyên môn với giáo viên toàn quốc.

- Chọn “Hỏi & đáp”: Tham gia giải đáp, trả lời các câu hỏi, thắc mắc của giáo viên toàn quốc trong quá trình sinh hoạt chuyên môn trong phạm vi chuyên môn của mình.

Danh sách các câu hỏi, thắc mắc của giáo viên sẽ hiện ra. Chuyên gia có thể sử dụng bộ lọc ở trên đề tìm kiếm, trao đổi tới từng trường trong toàn quốc.

Để tham gia trao đổi, giải đáp với các tổ/nhóm chuyên môn, chọn “Chi tiếttương ứng với mỗi chủ đề câu hỏi của giáo viên.

Chuyên gia có thể trao đổi bằng cách gõ nội dung vào ô nhập dữ liệu hoặc bằng file dữ liệu (nếu cần) bằng cách chọn nút “BROWSE”.

1.4. Tài khoản cha mẹ học sinh

Cha mẹ học sinh sau khi được giáo viên chủ nhiệm chuyển giao tài khoản và mật khẩu có thể truy cập hệ thống, xem kết quả học tập của con em mình và tham gia trao đổi, thảo luận với các giáo viên đang giảng dạy con em mình. Để truy cập không gian dành cho phụ huynh học sinh, chọn mục “Không gian trường học”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

86


 

 

 

Để xem kết quả học tập của con em mình, chọn nút “Xem chi tiết” tương ứng với mục “Kết quả học tập”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để tham gia trao đổi cá nhân với mỗi giáo viên bộ môn hoặc giáo viên chủ nhiệm, chọn nút “Trao đổi” tương ứng với mỗi giáo viên trong bảng giáo viên giảng dạy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để tham gia thảo luận chung với tất cả giáo viên giảng dạy và các vị phụ huynh khác, chọn nút “Thảo luận chung”.

 

2. Tp hun trin khai mô hình trường hc mi trên mng

Nội dung tập huấn triển khai mô hình trường học mới đối với lớp 6 trên trang mạng "Trường học kết nối" bao gồm 4 bài học sau như sau:

 

 

87


 

 

Bài 1: Một số vấn đề chung về mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở Bài 2: Nghiên cứu kế hoạch bài học minh họa

Bài 3: Nghiên cứu video bài học minh họa
Bài 4: Xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 1: Một số vấn đề chung về mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở

a) Mục đích, yêu cầu

- Những đặc điểm nổi bật của mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở;

- Ý nghĩa của mỗi Hoạt động học (Khởi động; Hình thành kiến thức; Luyện tập; Vận dụng; Tìm tòi, mở rộng) trong mỗi bài học theo mô hình trường học mới; Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động học của học sinh;

- Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới và vai trò của Hội đồng tự quản học sinh;

- Sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng địa phương trong việc hỗ trợ hoạt động học của học sinh.

 

 

 

 

 

88


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Thực hiện bài học

- Ngoài 02 giáo viên cốt cán tham gia tập huấn trực tiếp, mỗi sở Giáo dục và Đào tạo chọn cử thêm 10 giáo viên/môn tham gia triển khai mô hình trường học mới tạo thành 1 nhóm tập huấn trên mạng (xem như 1 tổ/nhóm chuyên môn trong nhà trường). Cử 1 trong 2 giáo viên cốt cán đang dự tập huấn trực tiếp làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng đăng nhập vào "Trường học kết nối" bằng tài khoản của mình (Mỗi giáo viên bắt buộc phải có 01 tài khoản do nhà trường cấp từ tháng 11/2014, khai báo đầy đủ thông tin và nộp ảnh thẻ để sinh hoạt chuyên môn qua "Trường học kết nối"); đăng kí vào bài học "Một số vấn đề chung về mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở"; sau đó thêm các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn của mình để tạo thành 01 nhóm tập huấn qua mạng. Nhóm trưởng khởi tạo bài học và chỉ huy cả nhóm (bao gồm các giáo viên đang tham gia tập huấn trực tiếp và các giáo viên tham gia qua "Trường học kết nối" tại địa phương) thảo luận để hoàn thành bài học.

+ Tạo tổ/nhóm sinh hoạt chuyên môn trên mạng:

 

 

 

 

89


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các học viên nghiên cứu tài liệu sau:

+ Bài phát biểu chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển;

+ Bài trình bày "Một số vấn đề chung về mô hình trường học mới cấp trung học
cơ sở";

+ Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới lớp 6. + Thảo luận nhóm trên mạng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

90


 

 

 

+ Hỏi ý kiến chuyên gia qua mạng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Nộp báo cáo lên mạng

Nội dung báo cáo như sau:

- Thông tin chung: Sở Giáo dục và Đào tạo; Môn học; Nhóm trưởng và các thành viên: Họ và tên; điện thoại; Email

- Nội dung:

+   Những đặc điểm của mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở.

+   Cấu trúc mỗi bài học theo mô hình trường học mới: ý nghĩa của mỗi Hoạt
 động học. Vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động học của học sinh.

+   Vai trò của Hội đồng tự quản học sinh.

+   Sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong giáo dục học sinh.

+   Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai mô hình trường học mới tại địa phương. +   Đề xuất, kiến nghị.

- Nộp báo cáo lên mạng:

 

 

91


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 2: Nghiên cứu kế hoạch bài học minh họa

a) Mục đích, yêu cầu

- Trình bày được tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong bài học thông qua chuỗi Hoạt động học: Khởi động; Hình thành kiến thức; Luyện tập; Vận dụng; Tìm tòi, mở rộng;

- Trình bày được: Mục đích, nội dung, phương thức hoạt động (kĩ thuật học tích cực được sử dụng) và sản phẩm học tập của học sinh trong mỗi Hoạt động học trong bài học;

- Dự kiến được những khó khăn của học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn bị biện pháp hỗ trợ hợp lí;

- Trình bày được phương án kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh trong bài học. Ví dụ: thông qua quan sát hoạt động học của học sinh; thông qua sản phẩm học tập; cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau;…

b) Thực hiện bài học

- Tạo nhóm học trên mạng như Bài 1, đăng kí vào bài học "Nghiên cứu kế hoạch bài học minh họa".

- Các học viên nghiên cứu tài liệu sau: Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới lớp 6; Tài liệu Hướng dẫn học lớp 6; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014.

c) Nộp báo cáo lên mạng

Nội dung báo cáo như sau:

- Thông tin chung: Sở Giáo dục và Đào tạo; Môn học; Nhóm trưởng và các thành viên: Họ và tên; điện thoại; Email

 

92


 

 

 

- Nội dung:

+   Tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong bài
 học, thể hiện qua nội dung, ý nghĩa của từng hoạt động học trong cả chuỗi
 hoạt động học của bài học.

+   Kĩ thuật học tích cực được sử dụng trong tổ chức mỗi hoạt động học thể hiện
 trong tài liệu Hướng dẫn học; đề xuất các kĩ thuật dạy học khác có thể được sử
 dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

+   Thiết bị dạy học, học liệu được sử dụng trong mỗi hoạt động (nếu có) đã được
 biên soạn trong tài liệu Hướng dẫn học; Đề xuất những thiết bị dạy học, học
 liệu có thể thay thế.

+   Cách chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh đã được biên soạn trong tài liệu
 Hướng dẫn học qua: lời nói; tài liệu, thiết bị dạy học, học liệu; cách quan sát
 hoạt động học của học sinh, những khó khăn mà học sinh có thể gặp...; các
 biện pháp giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập;
 biện pháp theo dõi, giúp đỡ học sinh hoạt động học ở ngoài lớp, ở nhà và cộng
 đồng; biện pháp tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận;...

+   Phương án đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh đã được thể hiện trong
 tài liệu Hướng dẫn học (đánh giá bằng quan sát, nhận xét; cách biên soạn câu
 hỏi/bài tập/nhiệm vụ học tập; cách đánh giá sản phẩm học tập của học sinh;
 xây dựng rubric đánh giá; cách tổ chức cho học sinh tự đánh giá, đánh giá
 đồng đẳng; cách ghi nhật kí dạy học...); Đề xuất các phương án đánh giá khác
 có thể sử dụng.

 

 

Bài 3: Nghiên cứu video bài học minh họa

a) Mục đích, yêu cầu

- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và cách tổ chức các hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học theo mô hình trường học mới;

- Tăng cường năng lực sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học cho cán bộ quản lí, giáo viên;

- Thực hành vận dụng được các tiêu chí phân tích, rút kinh nghiệm bài học theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014.

b) Thực hiện bài học

+ Tạo nhóm trên mạng như Bài 1, đăng kí vào bài học "Nghiên cứu video bài học minh họa";

 

93


 

 

 

+ Các học viên nghiên cứu video bài học, vận dụng các tiêu chí phân tích, rút kinh nghiệm bài học theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 để phân tích về các hoạt động học.

c) Nộp báo cáo lên mạng

- Thông tin chung: Sở Giáo dục và Đào tạo; Môn học; Nhóm trưởng và các thành viên: Họ và tên; điện thoại; Email.

- Nội dung:

+   Tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong bài học.
+   Hoạt động của giáo viên: Cách chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: lời nói; tài
 liệu, thiết bị dạy học, học liệu; Khả năng quan sát, phát hiện những khó khăn
 mà học sinh gặp phải trong quá trình hoạt động học; Các biện pháp đã sử dụng
 giúp học sinh vượt qua khó khăn; Biện pháp theo dõi, giúp đỡ học sinh hoạt
 động học ở ngoài lớp, ở nhà và cộng đồng; Khả năng tổ chức cho học sinh báo
 cáo và thảo luận về sản phẩm học tập;... Phương án đánh giá kết quả hoạt động
 học của học sinh.

+   Hoạt động của học sinh: Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
 học tập học sinh; Mức độ tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động học;
 Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập: tính chính xác, sự phụ hợp, tiến độ;
 Khả năng và mức độ tích cực, chủ động trong báo cáo và thảo luận.

 

Bài 4: Xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn (KTĐG?)

a) Mục đích, yêu cầu

- Nghiên cứu tài liệu Hướng dẫn học và tài liệu Tập huấn để xây dựng Kế hoạch dạy học của bộ môn trong cả năm học;

- Hoàn thành Kế hoạch dạy học và nộp lên mạng.

b) Thực hiện bài học

+ Tạo nhóm trên mạng như Bài 1, đăng kí vào bài học "Xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn".

+ Nghiên cứu tài liệu Hướng dẫn học để xây dựng Kế hoạch dạy học.

c) Nộp Kế hoạch dạy học lên mạng

- Thông tin chung: Sở Giáo dục và Đào tạo; Môn học; Nhóm trưởng và các thành viên: Họ và tên; điện thoại; Email.

- Nội dung: Báo cáo chi tiết về Kế hoạch dạy học của bộ môn trong cả năm học.

 

94

 

 

 

nguon VI OLET