UBND HUYỆN GIANG THÀNH
BAN CHỈ ĐẠO PCGD-XMC
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

   
    Số: /HD-BCĐ




   Giang Thành, ngày  tháng 6 năm 2020

    
HƯỚNG DẨN
Về việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2020

Căn cứ Công văn số 765 /SGDĐT-GDTrH&GDTX ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang, về việc hướng dẫn thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2020;
Nay Ban chỉ đạo PCGD-XMC huyện Giang Thành hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2020 cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý và quản lý chỉ đạo
1.1. Các văn bản thực hiện
- Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GD-ĐT về Quy định điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
- Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phổ cập Mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015.
- Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 09/8/2012 của UBND tỉnh Kiên Giang về PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả PCGD tiểu học và THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xoá mù chữ cho người lớn.
Căn cứ Công văn số 765 /SGDĐT-GDTrH&GDTX ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang, về việc hướng dẫn thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2020.
1.2. Kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
Các xã tổ chức kiện toàn lại BCĐ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo cơ cấu gồm: trưởng ban là phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã phụ trách văn hóa, xã hội; phó trưởng ban thường trực là hiệu trưởng trường THCS hoặc Tiểu học (phụ trách nhập liệu và tổng hợp); các ủy viên là đại diện các ban, ngành, đoàn thể có liên quan của cấp xã và hiệu trưởng các trường trên địa bàn cấp xã.
2. Hồ sơ quản lý cấp cơ sở
2.1. Hồ sơ quản lý phổ cập giáo dục và xóa mù chữ
- Hệ thống văn bản chỉ đạo về PCGD-XMC từ Trung ương đến cấp xã phải được cập nhật đầy đủ, mỗi cấp quản lý lưu vào một sơ mi quản lý riêng, có mục lục, bìa, sắp xếp theo trình tự thời gian đảm bảo tính hệ thống theo từng năm.
- Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (theo mẫu phiếu của Hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGD-XMC).
- Sổ theo dõi phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, cập nhật trên sổ và trên máy tính hàng năm (theo mẫu của Hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGD-XMC).
- Sổ theo dõi đối tượng chuyển đi, chuyển đến.
- Danh sách các loại quy định tại điểm c điều 26 Nghị định 20/2014/NĐ-CP, ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Danh sách đối tượng khuyết tật và minh chứng đối tượng trong độ tuổi được miễn PCGD-XMC (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền); Danh sách trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục.
- Hồ sơ mở lớp và kinh phí thực hiện công tác PCGD-XMC (nếu có).
2.2. Hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn PCGD- XMC
- Tờ trình đề nghị cấp huyện kiểm tra công nhận kết quả PCGD- XMC;
- Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả PCGD-XMC kèm theo các biểu thống kê (theo mẫu của Hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGD-XMC);
- Biên bản tự kiểm tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
- Hồ sơ đề nghị gửi cho cấp huyện kiểm tra, công nhận kết quả PCGD-XMC cấp xã gồm 02 bộ nộp về bộ phận chuyên môn phòng Giáo dục và Đào tạo.
3. Quy trình kiểm tra, công nhận, công nhận lại
Bước 1: Tổ chức phúc tra trình độ văn hoá; nhập thô dữ liệu lên File Excel và đối chiếu cho chính xác; xuất các biểu mẫu theo quy định; kiểm tra số liệu; tiến hành thành lập đoàn tự kiểm tra đánh
nguon VI OLET