PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1           Độc lập - Tự do- Hạnh phúc

      Số: 10/KH-ĐK1          Đồng Kho, ngày 16 tháng 11  năm 2012

 

KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

NĂM HỌC 2012-2013

Thực hiện công văn 3707/BGDĐT-PC ngày 28/6/2010 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc Hướng dẫn triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường”, kế hoạch số 5953/KH-SGDĐT ngày 18/10/2012 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch số 1135/KH-PGDĐT-THCS ngày 24/10/2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tánh Linh, trường tiểu học Đồng Kho 1 xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đề án, cụ thể như sau:

I . MỤC TIÊU:

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và người học, góp phần ổn định môi trường giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật; tăng cường đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn đạo đức cũng như cung cấp một số kiến thức pháp luật cơ bản gắn liền với cuộc sống của học sinh Tiểu học như: an toàn giao thông, quan hệ gia đình, xã hội, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. 

II. YÊU CẦU:

1. Phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới đến cán bộ, nhà giáo, người học và người lao động trong nhà trường. Lựa chọn nội dung pháp phù hợp, có hệ thống và bảo đảm hiệu quả thiết thực đối với từng đối tượng; nội dung trọng tâm là các quy định pháp luật về giáo dục mới ban hành; các quy định pháp luật mới về cán bộ, công chức, viên chức; các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành, tiết kiệm chống lãng phí.

2. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cần được đa dạng hóa; kết hợp giáo dục chính khóa với giáo dục ngoại khóa; phối hợp công tác giáo dục pháp luật với công tác giáo dục đạo đức và việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn của ngành.

3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; sử dụng tài liệu băng đãi, phim ảnh, tiều phẩm… trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật.

4. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, lớp học chuyên đề do các cơ quan, ban ngành liên quan trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức.


5. Lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp, thiết thực theo hướng kết hợp lý thuyết và thực tiễn, học đi đôi với hành.

6. Kết hợp giáo dục chính khoá với ngoại khoá, lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý trong môn đạo đức và các bộ môn khác.

7. Phối hợp với các lực lượng và các ngành chức năng làm tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong và ngoài nhà trường.

III. NHIỆM VỤ:

1.Nhiệm vụ trọng tâm:

1.1 Tổ chức thực hiện Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”, tổ chức tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án 1928 phù hợp  với tình hình của đơn vị.

1.2 Chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nâng cao chất lượng việc giảng dạy các môn học đạo đức; chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen chấp hành pháp luật cho học sinh. Tăng cường các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp, các đợt sinh hoạt  ngoại khóa,các hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật mới. Tổ chức giao lưu nhằm hỗ trợ các tài liệu pháp luật cho các đơn vị vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

1.3 Xây dựng và bổ sung tủ sách, ngăn sách pháp luật trong nhà trường.

1.4 Tăng cường việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn đạo đức; tổ chức “Ngày pháp luật” định kỳ hàng tháng và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tổ chức biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng nhà giáo, người học.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

2.1 Lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp, có hệ thống và đảm bảo hiệu quả thiết thực đối với từng đối tượng; tập trung tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về giáo dục mới ban hành, các luật mới được Quốc hội thông qua, các luật có hiệu lực trong năm 2012; Điều lệ trường tiểu học; Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học, và các văn bản pháp luật khác về giáo dục có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ chuyên môn của từng đối tượng trong ngành.

2.2. Phổ biến, quán triệt các quy định pháp luật liên quan đến học tập, rèn luyện của từng đối tượng học sinh, trong đó cần tập trung vào các quy định về quyền và nghĩa vụ của người học, quy chế đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật… nhằm thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả cuộc vận động “Hai không”, làm cho người học hiểu quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trước pháp luật.

2.3. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật thuộc các lĩnh vực phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Luật khiếu nại, Luật tố cáo; quy định về dạy thêm học thêm; về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; các vấn đề đảm bảo trật tự an toàn giao thông, bạo lực học đường, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, bảo vệ môi trường, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, hộ khẩu, hộ tịch, dân chủ ở cơ sở… và các quy định cụ thể liên quan đến cuộc sống và học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, trình độ của


học sinh tiểu học.

2.4. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về giáo dục cho phụ huynh học sinh, cán bộ, nhân dân trong đó tập trung các quy định về quyền, nghĩa vụ của người học; quyền và nghĩa vụ nhà giáo; quản lý nhà giáo về giáo dục; xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Tổ chức thường xuyên các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhà giáo, và học sinh thông qua các hình thức hội thi, hội nghị, cuộc họp cơ quan, sinh hoạt đảng, đoàn thể, sinh hoạt chi bộ…;

- Lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp, có hệ thống và bảo đảm hiệu quả thiết thực đối với từng đối tượng. Kết hợp hài hòa, thiết thực, phù hợp giữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, báo cáo viên trong nhà trường.

- Tăng cường nội dung giáo dục pháp luật cho cán bộ, học sinh thông qua ngày Ngày phổ biến văn bản pháp luật” được tổ chức định kỳ mỗi tháng một lần trong buổi sinh hoạt dưới cờ ở tuần đầu tháng, đưa nội dung giáo dục pháp luật vào kế hoạch hoạt động của đơn vị; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các phong trào khác.

- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức các hội thảo, tạo đàm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các hội thi tìm hiểu pháp luật trong nhà trường.

- Xây dựng chuyên mục thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trên trang thông tin điện tử của đơn vị mình.

- Xây dựng danh mục sách pháp luật để bổ sung sách, tài liệu pháp luật mới cho tủ sách pháp luật của nhà trường. Hỗ trợ tài liệu, trang thiết bị giảng dạy pháp luật cho các vùng khó khăn.

- Các thành viên trong Ban chỉ đạo phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà trường căn cứ nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học đạt hiệu quả yêu cầu đề ra.

Trên đây là kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm học 2012-2013, đề nghị toàn trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch này./.

        HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận: 

- Phòng GD&ĐT;

- Website trường;

- Lưu VT.

                         Cao Thống Suý

nguon VI OLET