UBND HUYỆN MÊ LINH
TRƯỜNG MẦM MN KHÊ B

Số: 190 /KH-MNVKB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Văn Khê, ngày 27 tháng 9 năm 2021

KẾ HOẠCH
Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
năm học 2021 - 2022

Thực hiện Kế hoạch số 716/KH-GDĐT ngày 23 tháng 9 năm 2021 của Phòng GD&ĐT Mê Linh về Kế hoạch tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành GD&ĐT năm học 2021 – 2022;
Căn cứ tình hình thực tế nhà trường.
Trường mầm non Văn Khê B xây dựng kế hoạch tyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu năm học 2021 – 2022 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đẩy mạnh phong trào học sinh Thủ đô thực hiện văn minh đô thị - chung tay làm sạch môi trường.
2. Yêu cầu
Trường mầm non Văn Khê B xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu triển khai tới tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường; đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo các yêu cầu thiết yếu vệ sinh môi trường tạo môi trường sư phạm sáng - xanh - sạch - đẹp, đồng thời tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.
II. NỘI DUNG
1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Lồng ghép giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Tuyên truyền cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.
2. Tiếp tục cung cấp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các kiến thức cơ bản về môi trường, mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh, sự ô nhiễm và suy thoái môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với với thiên nhiên và hiện tượng thời tiết cực đoan.
3. Tiếp tục bồi dưỡng cho trẻ tình cảm – thái độ đối với môi trường; có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, yêu quý gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước; có thái độ thân thiện đối với môi trường;
4. Tập trung rèn luyện các kỹ năng, hành vi phát hiện vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và ứng xử tích cực với các vấn đề biến đổi khí hậu nẩy sinh; thực hiện các hành động bảo vệ môi trường phù hợp với độ tuổi.
5. Phát động và thực hiện phong trào “Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và phòng chống rác thải nhựa, túi nilon” trong trường học.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Kiến nghị, đề xuất UBND huyện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường các điều kiện, tạo nguồn kinh phí cho nhà trường hoạt động tốt về giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin đại chúng (loa phát thanh đầu, cuối giờ đón trả trẻ, áp phích, tranh cổ động, tờ gấp tuyên truyền…); từ đó giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống, thói quen, hành vi thân thiện với môi trường cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh.
3. Thực hiện nghiêm túc các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ GD&ĐT; lồng ghép, tích hợp hiệu quả công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong các hoạt động học, hoạt động vui chơi, qua các ngày hội, ngày lễ, các hội thi… có các nội dung phù hợp.
4. Sử dụng các thùng thu gom, phân loại rác sinh hoạt và rác thải nhựa theo đề án “Nhà phân loại rác” của Huyện đoàn và Thành đoàn.
5. Từng bước tham gia xây dựng “Trường học xanh”.
6. Xây dựng hệ thống tài liệu phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo định hướng giáo dục vì sự bền vững, ưu tiên các
nguon VI OLET