PHÒNG GD&ĐT CƯMGAR              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH TRƯNG VƯƠNG                           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

Số:  4/2013/KH-TV

                                                                    EaHĐing, ngày 15 tháng 4 năm 2013

 

 

KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học

 Năm học 2012 – 2013

 

- Căn cứ TT 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;

- Căn cứ TT 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Qui chế Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;

- Căn cứ CV 1292/SGDĐT-TCCB ngày 23/10/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk hướng dẫn thực hiện TT 26/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;

- Căn cứ kế hoạch số 19/SGDĐT-GDTH ngày 08/3/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk về kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Căn cứ thực tế nhà trường, Trường TH Trưng Vương xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2012 - 2013 như sau:

I. MỤC ĐÍCH:

1. Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong đơn vị. Nhằm trang bị kiến thức về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, về đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát triển giáo dục tiểu học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục tiểu học.

2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng GV của nhà trường.

3. Bồi dưỡng thường xuyên mục đích nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nâng cao mức độ đáp ứng với yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

            II. NGUYÊN TẮC:

1. Đảm bảo tất cả CBQL, giáo viên đề được tham gia bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng bám sát các chương trình BDTX của Bộ GD&ĐT ban hành.

2. Bồi dưỡng có trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, những vấn đề thực tiễn đội ngũ đang gặp khó khăn; đảm bảo tính kế thừa và tính hệ thống giữa những nội dung bồi dưỡng trong các năm học trước và năm học này; không gây quá tải đối với giáo viên trong công tác bồi dưỡng.

3. Phát huy vai trò nòng cốt của các tổ chuyên môn trong việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo các hình thức tự học cá nhân, học tập theo tổ chuyên môn, nhóm giáo viên.

4. Phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ cho công tác BDTX.

5. Các nội dung bồi dưỡng ( bắt buộc và tự chọn) phải được đánh giá. Kết quả đánh giá làm cơ sở xếp loại giáo viên và đánh giá nhà trường cuối năm học.

           III. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG:

CBQL và Giáo viên đang giảng dạy tại trường TH Trưng Vương.

           IV.  NỘI DUNG VÀ THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG:

          1. Khối kiến thức bắt buộc:

          1.1. Nội dung bồi dưỡng 1:

  Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học bậc tiểu học

              Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.

  * Nội dung: thực hiện chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể cho từng năm học, bao gồm các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục của cấp học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức cho các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục theo bậc học tiểu học.

          1.2. Nội dung bồi dưỡng 2:

  Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học (bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện.)

 Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.

  Nội dung: Thực hiện chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục tiểu học của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương và phối hợp với các dự án (nếu có) quy định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án.

2. Nội dung bồi dưỡng 3 (Khối kiến thức tự chọn):

  Đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên.

  Thời lượng: 60 tiết/năm học/giáo viên.

              Nội dung: Đây là khối kiến thức tự chọn gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học. 

  Mỗi giáo viên tự lựa chọn một số mô đun để  bồi dưỡng trong năm học, đảm bảo thời lượng 60 tiết/năm học theo Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012. Nội dung đăng kí:

  - Phát triển năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục. 

  - Nâng cao năng lực lập kế hoạch.  

  - Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.  

   -Tăng cường năng lực làm công tác giáo viên chủ nhiệm.  

3. Thời lượng bồi dưỡng thường xuyên.

Mỗi nội dung bồi dưỡng có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục của địa phương nhưng tổng thời lượng BDTX đối với giáo viên mỗi năm học đảm bảo 120 tiết.

 V. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN:

1. Bồi dưỡng thường xuyên bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn của nhà trường, hoặc cụm trường được tổ chức trong cùng khu vực.

2. Bồi dưỡng thường xuyên tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng thường xuyên, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng giữa các tổ trong trường cũng như giao lưu học hỏi ở đơn vị bạn.

3. Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).

4. Tài liệu học tập để giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng.

a) Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, của các đề tài, dự án.

đ) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      VI. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN:

1. Căn cứ đánh giá và xếp loại kết quả BDTX giáo viên:

Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3.

 Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: Loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: TB) và loại không hoàn thành kế hoạch.

2. Phương thức đánh giá kết quả BDTX:

 Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên: giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ chuyên môn thông qua các báo cáo chuyên đề. Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này cụ thể như sau:

 Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX (5,0 điểm).

 Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5,0 điểm).

3. Xếp loại kết quả BDTX:

3.1. Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau:

 Loại TB nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm.

 Loại K nếu điểm trung bình  BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;

Loại G nếu điểm trung bình  BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.

3.2. Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học.

3.3. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.

3.4. Phòng GD&ĐT sẽ cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX đối với giáo viên của trường ( không cấp giấy chứng nhận BDTX cho giáo viên không hoàn thành kế hoạch).

4. Trách nhiệm của giáo viên:

Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân ; Chấp hành và thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường, của phòng  Giáo dục & Đào tạo và nộp kế hoạch tự BDTX cá nhân về Tổ, khối trước ngày 28/4/2013.

Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.

5. Trách nhiệm của Tổ trưởng chuyên môn:

- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của Tổ; Nộp kế hoạch BDTX của Tổ về Hiệu trưởng trước ngày 29/4/2013.

- Kiểm tra, đôn đốc việc tự học BDTX của giáo viên trong tổ; Phê duyệt kế hoạch tự học BDTX của giáo viên trong tổ;

- Cùng với Hiệu trưởng đánh giá việc tự học BDTX của giáo viên trong tổ.

6. Trách nhiệm của Hiệu trưởng:

Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX, phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên, xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường. Trang bị  tài liệu theo nội dung bồi dưỡng và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Nộp kế hoạch bồi dưỡng về phòng Giáo dục Đào tạo trước ngày 30/4/2013.

Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại BDTX giáo viên, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận. Báo cáo theo thời gian quy định.

Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng.

VII. Kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng tại đơn vị năm học 2012-2013:

1. Khối kiến thức bắt buộc do Sở GD& ĐT, Phòng GD& ĐT bồi dưỡng:

 

Thời gian

Nội dung bồi dưỡng

Hình thức

thực hiện

Số tiết

Tháng 4/2013

- Thực hiện điều tra phổ cập, hướng dẫn cách cập nhật ghi sổ sách, nhập phần mềm phổ cập.

- Dự bồi dưỡng chính trị hè.

- Dự lớp tập huấn tại PGD&ĐT.

- Tập huấn chuyên môn cho giáo viên theo các mô đun của PGD.

( về Tăng cường Tiếng việt cho học sinh dân tộc, PATLTV lớp 1, các kỹ thuật dạy học. điều chỉnh dạy học….) lên TKB – LBG.

- Tập huấn tại trường

 

 

- Tập huấn tại cụm xã

-  CBQL tham gia.

- Lên kế hoạch, nội dung.

5

 

 

10

Tháng 5/2013

- Triển khai nhiệm vụ năm học

- Hướng dẫn lên kế hoạch, cách ghi HSSS và làm HSSS đầu năm học.

Tậphuấn tại trường, học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp

15

Tháng 10/2013

-  Triển khai thực hiện công tác KĐCLGD.

-  Triển khai cách Soạn - Dạy giáo án điện tử UDCNTT trong dạy học.

- Tổ chức chuyên đề phương pháp lồng ghép kèm học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh Khá, Giỏi.

 

 

- Dự giờ đồng nghiệp về nội dung, quy trình, phương pháp dạy học.

 

 

 

 

-  Bổ trợ thêm kĩ năng tin học.

.          

- Quán triệt các thông tư và triển khai các công văn liên quan đến giáo dục.

Giao cho bộ phận chuyên môn – Tổ Khối.

 

- Dự giờ, trao đổi sinh hoạt chuyên môn theo tổ. Trao đổi thảo luận cùng giáo viên.

- Tập trung toàn tổ khối chuyên môn trường, dự giờ đồng nghiệp.

 - Tập trung toàn tổ khối chuyên môn trường, tổ chức thao giảng, dự giờ đồng nghiệp.

- Thamgia học tập trong tuần theo lịch.

- CBQL – GV cốt cán dự chuyên đề cấp huyện.

- Giao cho bộ phận. chuyên môn triển khai.

14

Tháng 11/2013

- Sinh hoạt chuyên môn tại trường.

 

- Tổ chức chuyên đề cấp trường các phân môn Tiếng Việt .

 

 

- Bổ trợ thêm kĩ năng tin học.

- Giáo viên toàn trường.

- Xây dựng lý thuyết, dự giờ trao đổi chuyên môn cùng đồng nghiệp

- Cá nhân, tranh thủ học hàng ngày.

 

15

Tháng 12/2013

 

- Hướng dẫn ghi học bạ cuối học kỳ 1.

 

- Chuyên đề về nội dung soạn bài và UDCNTT gửi bài giảng lên trang wel của trường.

- Làm một số đề ktra để khảo sát học sinh.

* Bình xét thi đua – sơ kết học kỳ I.

- Học tập thêm một số nội dung cần thiết.

- Chuyên môn, tổ khối triển khai.

 

- Dự giờ toàn trường trao đổi học tập kinh nghiệm.

- TKT ra đề.

- TKT tổ chức họp.

- Cá nhân vào diễn đàn tìm hiểu.

10

2 .Khối kiến thức tự chọn:

Thời gian

Nội dung bồi dưỡng

Mục tiêu bồi dưỡng

T.gian tự học (tiết)

Thời gian học tập trung (tiết)

 Lý.th

T.hành

Tháng

6/

2013

 

TH1: Một số vấn đề về tâm lý dạy học ở tiểu học

1. Tâm lí học về sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học.

2. Tâm lí học về sự hình thành kĩ năng học tập của học sinh tiểu học.

3. Tâm lí học về giáo dục đạo đức học sinh tiểu học.

 

- Triển khai BDTX tại trường.

- Phê duyệt kế hoạch của giáo viên.

 

 

Nắm vững một số vấn đề cơ bản về tâm lí học dạy học ở tiểu học để vận dụng trong dạy học, giáo dục ở trường tiểu học.

 

 

 

- Chuẩn bị kế hoạch nội dung thực hiện.

 

- Hiệu trưởng

10

2

3

Tháng 7/

2013

TH14 : Thực hành thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực

1. Xác định mục tiêu bài học.

2. Thiết kế các hoat động học tập.

3. Đánh giá kế hoạch bài học.

 

TH 21: Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint trong dạy học.

1. Các tính năng cơ bản của phần mề trình diễn Microsoft PowerPoint .

2. Thực hành các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint  để xây dựng một tệp tin trình diễn phục vụ cho việc dạy học ở tiểu học.

TH 34 : Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học ( Đối với giáo viên đứng lớp)

1. Những vấn đề cơ bản về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay.

2. Hồ sơ về công tác chủ nhiệm.

 

 

 

 

TH 39: Giáo dục kỉ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học ( Đối với giáo viên bô môn đặc thù).

1. Một số vấn đề chung về kỉ năng sống và giáo dục KNS qua các môn học ở tiểu học ( mục tiêu, yêu cầu...)

2. Nội dung và địa chỉ giáo dục KNS qua một số môn học như Tiếng Việt, Đạo đức, TNXH, Mỹ thuật, Kĩ thuật...)

3. Các phương phấp và kĩ thuật tích hợp, lồng ghép giáo dục KNS vào môn học.

 

Thiết kế được kế hoạch bài học cụ thể theo hướng dạy học tích cực.

Phân tích đánh giá được một số kế hoạch bài học đã thiết kế và đề xuất cách điều chỉnh.

- Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn.

 

Xác định được các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint  và biết một tệp tin trình diễn.

Sử dụng thành thạo các tính năng cơ bản của phần mềm trính diễn Microsoft PowerPoint  phục vụ cho việc dạy học ở tiểu học.

 

Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về công tác CNL và yêu cầu đối với người giáo viên CNL ở trong giai đoạn hiện nay.

Có mối quan hệ tốt với BGH, đồng nghiệp, phụ huynh, ban đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng.

 

Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục KNS cho học sinh tiểu học qua các môn học.

Nhận biết các KNS cơ bản và các nội dung giáo dục KNS trong một số môn học.

Xác định được các phương pháp, kỉ thuật dạy học vá các hoạt động tăng cường rèn luyện KNS cho hoc sinh trong một số môn ở tiểu học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    1

Tháng 8/

2013

- Đánh giá, rút kinh nghiệm về quá trình triển khai bồi dưỡng thường xuyên tại đơn vị năm 2012- 2013 và báo cáo kết quả.

- Xâydựng kế hoạch BDTX năm học 2013 - 2014, đăng ký chuyên đề bồi dưỡng.

- Thành lập hội đồng đánh giá.

 

- Đánh giá rút kinh nghiệm.

 

- Họp phân công lên kế hoạch dự thảo.

 

 

 

      Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trường TH Trưng Vương năm học 2012 - 2013, yêu cầu cán bộ, giáo viên của đơn vị nghiêm túc thực hiện.

Nơi nhận:

 - Phòng GD& ĐT  (B/c);

- Các Tổ, Khối CM

 - Lưu VT.

P. HIỆU TRƯỞNG

 

 

NGUYỄN ĐỨC THUẦN

 

 

nguon VI OLET