SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

 

 

C:\Users\PC\Desktop\tải xuống.jpg 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN

 

 

 

 

 

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Hương

Giáo viên hướng dẫn : Trần Dương Quốc Hòa

Lớp : Tiểu học B-K40

 

 

 

Năm học: 2016 2017


 

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN

 

MÔN: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học

Đề tài: Trình bày một ý tưởng mới trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học

 

Lời nói đầu

Sau gần một tháng em đi thực tập tại trường Tiểu Học Tam Hiệp B ở phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, lớp 2/1 thì em được dự giờ nhiều tiết môn tiếng việt và các tiết khác .... Dưới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo với châm ngôn “người đi trước chỉ bảo người đi sau” của Giáo Viên Hướng Dẫn và Ban Giám Hiệu nhà trường trong việc soạn giáo án, cách đứng lớp, tổ chức tiết dạy hay và sinh động. Mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng em học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tác phong, thái độ, cách xử lí tình huống, cách giải quyết tình huống có vấn đề trong giờ học... Qua đó, em cảm thấy “Một tiết dạy có thành công là học sinh phải hiểu đúng mục tiêu bài học đó”.

Trong tất cả các môn “Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức...... thì môn Tiếng Việt lại phân thành nhiều phân môn khác nhau “Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu
Kể chuyện, Tập làm văn”.Các phân môn này được sắp xếp xen kẽ các ngày trong tuần, mỗi ngày các em được học một phân môn vì giữa các phân môn có sự tích hợp và hỗ trợ cho nhau.

Ngoài những tiết dự giờ của thầy cô bộ môn thì em còn được quan sát theo dõi học hỏi phương pháp dạy của GVCN trong các tiết học. Cụ thể hơn trong tiết dạy môn Tiếng Việt thì em thấy các em học sinh vẫn chưa tập trung vào bài giảng, tuy các em học sinh lớp 2 vẫn năng nổ phát biểu nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số em trầm lắng. Vì vậy, em có một ý tưởng làm cho học sinh tập trung, kích thích sự tò mò làm cho các em mỗi khi đến tiết học Tiếng Việt là háo hức, chờ đợi....nhưng em luôn đãm bảo là học sinh phải hiểu đúng kiến thức và có thể áp dụng vào đời sống hình thành phẩm chất đạo đức tính cách của các em trong tương lai.

 

 

Sau đây là ý tưởng của em trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 tập đọc bài: Sự tích cây Vú sữa

 

  1. Nội dung ý tưởng mới:

a)     Làm giáo án

     Trong quá trình làm giáo án để tránh những sai sót như: quên bài, quênhoạt động, không biết sẽ nói như thế nào cho học sinh hiểu và sẽ phối hợp 1cách hiểu quả nhất, … - thì nên viết giáo án thật chi tiết, từng lời nói cụ thể, từnghoạt động, để diễn tả 1 cách chính xác nhất, truyền tải đến học sinh điều tốt đẹp.Không nên lập khuôn các giáo án trên mạng vì đó chỉ là hướng dẫn cách làmgiáo án, từng hoạt động diễn ra ra sao - mà khi làm giáo án phải suy nghĩ xem:hỏi như thế nào mà học sinh hiểu và hình dung xem học sinh trả lời thế nào, sauđó tính thời gian từng hoạt động và cách học sinh thích ứng với câu hỏi, trả lờihết bao nhiêu phút để tránh thời gian “ướt” hoặc “cháy”.

Điều quan trọng nhất khi dạy phải trung thành với giáo án của mình,không phải là không quan tâm tới các giáo án khác mà phải biết rút kinh nghiệm lấy cái hay từ đó và điều chỉnh hợp lý làm của riêng mình.

b)     Phần tập đọc

Em được dự giờ 2 tiết dạy Tập đọc bài Sự tích cây Vú sữa. Phần tập đọc, chủ điểm “ Cha mẹ”, hoạt động của cô: cô giới thiệu chủ điểm mới kết hợp dẫn dắt vào bài mới cho cả lớp cùng biết. Cô cho học sinh nhìn tranh và miêu tả bức tranh “cậu bé đang cầm quả vú sữa bên gốc cây” và cô hỏi tiếp “trong lớp mình có ai đã từng ăn quả vú sữa?”. Xong phần giới thiệu chủ điểm và bài mới, cô đọc mẫu bài đọc và cho học sinh tập đọc to và rõ ràng trước lớp theo từng cá nhân và nhóm. Trước tiên cô cho học sinh đọc cá nhân theo từng câu; cô phân các đoạn trong bài và cho một vài học sinh đọc cá nhân theo đoạn, tiếp đến cho học sinh đọc theo nhóm và cô cử một vài nhóm đọc to trước lớp. Khi học sinh tập đọc trước lớp cô lồng ghép sửa lỗi phát âm sai và giải nghĩa từ khó trong đoạn. Cuối cùng trước khi cô kết thúc bài học 1 tiết tập đọc cô hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ trong một câu dài và cho học sinh đọc câu đó sau khi cô đã hương dẫn ngắt nghỉ

Đối với em tiết dạy của cô, cô chuẩn bị rất cẩn thận, chu đáo nhưng nếu em dạy thì em sẽ thay đổi một vài chỗ bằng cách:

Trước khi vào phần tập đọc, em sẽ ôn lại bài cũ là bài “Cây xoài của ông em”, thông qua một số câu hỏi trong bài cũ em sẽ giới thiệu cho học sinh một loại trái cây mới đó là quả vú sữa. Em sẽ đưa vật thực tế lên cho cả lớp cùng quan sát và hỏi “lớp hãy cho cô biết quả vú sữa có hình dạng như thế nào? Có giống trái xoài cát mà tiết trước chúng ta đã được học?“, em sẽ gọi một em đại diện lên quan sát và miêu tả cho cả lớp cùng nghe.  Tiếp đến em dán tranh lên bảng cho học sinh quan sát và hỏi “tranh vẽ gì?”, từ đó giới thiệu chủ điểm mới và bài mới, em thực hiện “Vú sữa là một loại trái cây rất thơm ngon của miền Nam. Vì sao có loại trái cây này? Cô và cả lớp cùng nhau tập đọc và tìm hiểu bài Sự tích cây Vú sữa nhé”

  tạo được sự chú ý ngay từ đầu  bài học và thu hút được sự hứng thú với các em.

Tiếp đến hướng dẫn học sinh theo cá nhân và nhóm theo từng câu và đoạn. Khi học sinh đọc cá nhân theo từng đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm sai; học sinh đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó trong bài.

    Giúp học sinh vừa hiểu bài vừa tập đọc đúng

c)     Củng cố

Sau khi hoàn thành phần tập đọc và ngắt nghỉ câu dài, em sẽ gọi 4 học sinh lên đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng mà cô đã hướng dẫn ( chú ý gọi các em nhút nhát, ít phát biểu); sau đó cho học sinh nhận xét bạn đọc và em sẽ vừa nhận xet cách đọc vừa khuyến khích học sinh

  Tạo được sự năng nổ, học sinh sẽ bạo dạn đứng trước lớp, thể hiện bản thân trước lớp

Kết thúc tiết học

 

  1. Các lưu ý- chuẩn bị

Khi thực hiện 1 hoạt động và cần học sinh chú ý, luôn phát lệnh cho học sinh, chú ý từng lời từng chữ khi phát lệnh được rõ ràng.

Khi lớp ồn,chưa chú ý hay thảo luận nhóm; kí hiệu gõ thước 2 lần lập tức học sinh im lặng, chú ý vào bài học, khoăn tay lên bàn, bạn đọc đến đâu lấy tay chỉ đến đó

Để một khoảng thời gian vừa phải đối với học sinh đọc yếu kết hợp tuyên dương học sinh đó có sự tiến bộ, không hối thúc để tránh học sinh rụt rè, sợ hãi.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ dạy học, đặc biệt phải có tinh thần yêu nghề để mỗi ngày đến lớp là một niềm vui.

 

Cảm nghĩ:

Em không biết ý tương của em có phải là một ý tưởng hay không, nhưng em mong rằng sự cố gắng và kinh nghiệm trong 1 tháng thực tập vừa qua, nhưng em tin rằng đó là những kinh nghiệm mà em đã được học tập từ các cô hướng dẫn. Em đã được trải qua những cung bậc cảm xúc: vui, buồn,….. Nhưng em chắc rằng em đã chọn đúng con đường của mình sẽ đi sau này, em sẽ cố gắng và nổ lực hết mình, đi bằng chính đôi chân của mình để thế hệ mai sau được tươi sáng hơn.

Em xin cám ơn!

 

nguon VI OLET