HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT HỌC SINH

THEO THỔNG TƯ 30/2014

 

A/ MỘT S ĐIỂM MỚI CỦA TT30

Hướng dẫn cách thức đánh giá, các công cụ đánh giá và nội dung toàn diện của hoạt động đánh giá trong quá trình học, cuối học kì, cuối năm học (không chỉ là chấm bài kiểm tra như trước); trong đó rất coi trọng việc quan sát, theo dõi, trao đổi, nhận xét, động viên kịp thời những tiến bộ, hướng dẫn kịp thời hoạt động học tập, rèn luyện của từng học sinh, không so sánh giữa các học sinh.

      -  Hướng dẫn các tiêu chí cụ thể của các chuẩn phẩm chất, chuẩn năng lực làm căn cứ cho việc đánh giá (trong các Thông tư trước đây không có hướng dẫn này).

       - Hướng dẫn việc khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh và tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh, thay vì trước đây chỉ có giáo viên đánh giá.

        - Không cho điểm khi đánh giá trong quá trình học nhưng có chấm điểm, nhận xét đối với bài kiểm tra cuối học kì, cuối năm học. Đặc biệt, có hướng dẫn cách ra câu hỏi, bài tập phân hoá bằng độ khó, trình độ hoạt động tư duy theo quan điểm đánh giá hiện đại.

       - Để khắc phục tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp’’, một mặt Thông tư mới hướng dẫn việc chấp nhận tiến độ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ khác nhau vì khả năng của các học sinh không giống nhau; mặt khác, hướng dẫn việc nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục, kết quả học tập của học sinh từ giáo viên dạy lớp dưới cho giáo viên nhận học sinh để dạy lớp trên, từ giáo viên lớp 5 cho giáo viên lớp 6.

 

B/ ĐÁNH GIÁ SAU 1 K THỰC HIỆN TT 30

  1. Ưu điểm

Các trường đã tổ chức chuyên đề, hội nghị bàn về việc đánh giá nhận xét HS theo TT 30; chỉ đạo GV thực hiện cơ bản đúng tinh thần chỉ đạo của TT30.

GV nhận xét HS trong vở và sổ theo dõi chất lượng cơ bản đánh giá sát trình độ HS về ưu điểm và nhược điểm.

  1. Tồn tại

- Nhiều GV nhận xét trong vở và sổ chất lượng còn chung chung, chưa thể hiện rõ ưu điểm, nhược điểm của HS cụ thể như thế nào.

Ví dụ

Em làm bài chưa tốt, cần cố gắng. Vậy chưa tốt ở nội dung nào?

Em chưa nm được k năng làm toán . N/x như vậy HS không hiểu k năng là thế nào?

- GV bộ môn: Nhiều GV nhận xét phần kiến thức kỹ năng ghi như mục đích yêu cầu của bài học.

- Trong sổ theo dõi chất lượng: Còn nhận xét nhầm phần năng lực vào phần Kiến thức - kỹ năng. Ghi nhận xét quá dài mà không trọng tâm và chưa phù hợp

VD GV ghi ở mục Kiến thức kỹ năng như sau: Khi trả lời còn nói nhỏ, thiếu tự tin, giáo viên đã động viên kịp thời. Em đã tiến bộ rõ rệt. -> Vừa sai mục, vừa dài mà không trọng tâm. Nội dung trên phải ghi ở mục b và ghi ngắn gọn: Đã có tiến bộ tự tin, đọc to, rõ ràng.

Hoặc nhận xét theo dõi CL như sau: Đã có tiến bộ về môn toán, đã biết cộng trừ có nhớ và thực hiện phép nhân; chưa biết thực hiện phép chia. Con cần phải học bảng cửu chương. Nhận xét như vậy rất k tuy nhiên dài quá, nếu nhận xét như vậy c lớp s mất nhiều thời gian và không nên ghi con cần phải… vì HS không đọc quyển này. GV nên ghi: Có tiến bộ về môn toán, tuy nhiên chưa thạo phép chia, bảng cửu chương chưa thuộc.

- Có GV b môn nhn xét HS trong s theo dõi chất lượng còn máy móc: T tháng th 2 tr đi, c cách 1 em lại nhận xét 1 em, tháng nào cũng vậy -> không hợp lý.

 

C/ MỘT S CÂU HỎI V THÔNG TƯ 30/2014.


       Câu 1. Có bao nhiêu lần  nhận xét trong tháng cho mỗi HS.

Trả lời

         Không quy định cần có bao nhiêu lần nhận xét trong tháng cho một học sinh. Tùy vào ý thức, năng lực học tập, tham gia HĐGD của học sinh để GV nhận định, đánh giá, nhận xét cho phù hợp. Đặc biệt với HS yếu thì cần phải nhận xét nhiều hơn.

 Khi đánh giá nhận xét học sinh trong sổ theo dõi chất lượng gồm có 3 nội dung nhận xét: Kiến thức, kĩ năng – Năng lực - Phẩm chất.

 + Nội dung 1: Kiến thức, kĩ năng thường xuyên có sự thay đổi về đánh giá do sự nhận thức về tri thức của HS theo từng bài học của tháng. Vậy nếu tháng sau ghi như tháng trước thc tế thường không đúng.

Riêng GV dạy môn chuyên biệt phần kiến thức k năng tháng sau d trùng tháng trước nên việc ghi Kiến thức - k năng của GV chuyên biệt tháng sau như tháng trước là điều d xẩy ra hơn đối với giáo viên văn hóa.

+ Nội dung 2 và 3: Năng lực - Phẩm chất có tính ổn định hơn. Để HS có sự chuyển biến, thay đổi thường phải cần nhiều thời gian hơn, có thể 1 tháng – 2 tháng - hoặc cả kỳ mới nhận rõ nét sự thay đổi này của HS. Vậy đối với 2 nội dung này thường tháng sau có thể ghi Như trên (nt) hoặc như tháng trước (ntt) là điều bình thường.

GV nhận xét quá nhiều HS nên có th không nh hết. Vậy để đánh giá HS đảm bảo chính xác mà không quá mệt, GV nên phân theo nhóm HS để dễ nhận xét ( nhóm HS học tốt – khá – bình thường - yếu). Khi nhận xét s nhận xét những HS đặc biệt trước. Các HS bình thường ghi sau hoặc có th ghi như tháng trước.


       Câu 2. T ng nhận xét như thế nào cho phù hợp?

       Trả lời

-Ngôn từ nhận xét hàng ngày nếu bằng lời nói trực tiếp với học sinh có thể dài nhưng phải theo nguyên tắc đánh giá khích lệ động viên học sinh, chú ý hướng dẫn biện pháp giúp học sinh tiến bộ.

-Ngôn từ nhận xét vào vở học sinh nên ngắn gọn, nhưng phải kích thích, động viên học sinh. Trong trường hợp cần thiết để chỉ ra biện pháp giúp học sinh tiến bộ thì GV có thể nhận xét dài.

* Tóm lại: Tùy vào sự linh hoạt của GV, nhưng phải đảm bảo khích lệ, động viên , giúp HS tiến bộ.

Lưu ý:

- Khi nhận xét vào vở của học sinh GV cần chú ý cả nội dung và hình thức trình bày nhận xét.

- Không được dùng những từ ngắn gọn, cộc lốc như: được, chưa được, cần cố gắng, cố gắng, giỏi, khá, trung bình, hoàn thành, chưa hoàn thành… Nếu dùng những từ trên thì phải đi kèm với những từ ngữ khác. Chẳng hạn khi chấm đúng, sai vào vở HS sau đó nhận xét là: “Giỏi” hay “khá” hoặc “hoàn thành”… thì chưa được mà phải nhận xét đi với từ “Giỏi” chẳng hạn như: “Em rất giỏi đã làm đúng các bài toán”; Em làm bài tốt đã có nhiều cố gắng”…


      Câu 3. Khi nhận xét vào vở học sinh nên nhận xét hai bên lề hay nhận xét phía dưới từng dòng viết của học sinh?

      Trả lời

     - Với vở ô li nếu nhận xét ngắn gon có thể nhận xét vào lề của vở, nếu nhận xét dài nên nhận xét phía dưới phần giấy chưa viết sát với phần giấy đã viết của học sinh.
    - Với vở bài tập hay vở tập viết ta nên nhận xét ngắn gon vào lề, nếu có ý định nhận xét dài có thể nhận xét phía dưới cuối trang giấy, nhưng không nên nhận xét nhiều vào chỗ này.


        Câu 4. Khi nhận xét vào vở học sinh nếu học sinh làm đúng hay làm sai thì viết đúng (Đ), sai (S) có được không ?

         Trả lời

          Cần ghi Đ, S, những chỗ sai có thể gạch chân. Nhận xét cho HS biết sai ở chỗ nào kèm theo lời tư vấn nhận xét để sửa sai.

 Vic nhận xét học sinh làm bài tập theo 2 hình thức: Nhận xét bằng lời và nhận xét bằng chữ (viết vào v). HS mắc ít sai sót có th nhận xét bằng lời, HS mắc nhiều sai sót mà là sai sót cơ bản thì cần phải ghi nhận xét vào v để HS và ph huynh biết cùng khắc phục.

Không cố định ghi nhận xét vào vở mấy lần trên tháng vì như thế không đúng tinh thần của TT 30 mà tạo ra áp lực nặng nề cho chính bản thân GV. GV sử dụng các hình thức, nội dung nhận xét linh hoạt sao cho mục đích cuối cùng là HS tiến bộ so với chính bản thân em đó. Chủ động kịp thời đến từng em HS, số lượt nhận xét của mỗi đối tượng khác nhau sẽ khác nhau. Sử dụng thời gian đánh giá hợp lí trong lớp học, các tiết nghỉ để đánh giá HS.


         Câu 5. GVCN Hàng tháng khi ghi vào sổ theo dõi chất lượng học sinh với nhiều môn như thế mà chỉ có 3,5 dòng thì làm sao đủ chỗ để ghi?

        Trả lời

       - Đòi hỏi phải nâng cao  năng lực đánh giá HS của GV. GV phải có khả năng đánh giá tổng hợp, khái quát mỗi HS

        - Mỗi GV phải tự tổng hợp những bài được học trong tháng đó, ghi ngắn gọn những nội dung nổi bật tiến bộ, tốt hoặc nội dung học sinh chưa làm được.

 Lưu ý:

Phân biệt cách nhận xét tuần (nhận xét thường xuyên bằng lời hoặc ghi nhận nhận xét vào vở) và nhận xét tháng (ghi trong sổ theo dõi chất lượng).

Thông thường nhận xét trong tuần, GV thường sử dụng 2 hình thức bằng lời và viết. Khi viết vào vở ghi, bài kiểm tra hoặc sản phẩm của HS thì GV thường sử dụng các đại từ xưng hô để thể hiện sự gần gũi với HS, câu cầu khiến để nhắc học sinh quan tâm phần còn yếu.

Tuy nhiên khi nhận xét tháng GV phải ghi vào sổ theo dõi nên GV lựa chọn câu từ thể hiện được mức độ học tập cơ bản nhất của đối tượng HS đó: ưu, nhược, thật ngắn gọn để lưu ý với chính bản thân mình, không ghi các đại từ xưng hô, câu cầu khiến vào, bởi vì trong sổ theo dõi chỉ có GV đọc chứ HS không được đọc ( Ví dụ: Em cần phải học bảng cửu chương; em cần đọc to hơn; em cần sử dụng hình ảnh so sánh rõ hơn -> không ghi như vậy mà ghi: Bảng cửu chương chưa thuộc bảng mấy chẳng hạn; đọc còn nhỏ; chưa biết sử dụng hình ảnhso sánh,…).

Một số GV ghi trong sổ theo dõi phần KT-KN: Đã đạt chuẩn theo kiến thức kỹ năng. Ghi như vậy chưa được vì rất chung chung. Kiến thức k năng từng tháng cần xác định là kiến thức k năng các bài đã học trong tháng đó HS tiết thu như thế nào để ghi vào s.

 

        Câu 6. Làm thế nào để cha mẹ học sinh tham gia đánh giá được cùng giáo viên?

        Trả lời

        Thông tư chỉ yêu cầu khuyến khích sự tham gia đánh giá của phụ huynh. Vì vậy đ phu huynh tham gia đánh giá thì mỗi GV phải có sự liên lạc với phu huynh bằng nhiều hình thức như: Sử dụng hiệu quả sổ liên lạc, trao đổi qua điện thoại, qua mạng hay gặp trực tiếp....

 

          Câu 7. Nhận xét tháng của giáo viên bộ môn có nhận xét hết tất cả học sinh trong lớp không?
          Trả lời

           1. Nguyên tắc là 100% học sinh được đánh giá thường xuyên trong tháng. Tuy nhiên, căn cứ vào số lượng học sinh, kết quả đạt được ở các nội dung đánh giá của học sinh trong lớp để giáo viên bộ môn ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Không nhất thiết tháng nào toàn bộ học sinh cả lớp cũng được giáo viên bộ môn ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, trong cả năm học mỗi học sinh được ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục ít nhất là 4 lần, những học sinh có năng khiếu hoặc chưa hoàn thành (hoặc chưa đạt) ở một số nội dung đánh giá thì được nhận xét nhiều hơn.

          2. Nội dung nhận xét.

          -Kiến thức, kĩ năng:  Phân nhóm đối tượng HS để dễ ghi nhận xét.

          -Về năng lực, phẩm chất: Qua quan sát hàng ngày, ghi những điểm nổi trội hoặc những điểm còn tồn tại hạn chế. Nội dung này thường có tính ổn định nên có thể ghi tháng sau: Như tháng trước (ntt)

 

         Câu 8. Viết lời nhận xét thế nào để khỏi  trùng lặp, nhàm chán?
         Trả lời

         a/ Với bài chấm: Phụ thuộc vào mỗi bài chấm v kiến thc nào vì vậy không có s trùng lặp. Mỗi HS không thể hoàn toàn giống nhau. Nhận xét của mỗi GV về một HS cũng khác nhau.

         Lưu ý: Không nhất thiết ngày nào cũng chấm nhưng đã chấm thì phải nhận xét thích đáng, phù hợp. Chú ý đến ngôn từ, cách trình bày, chữ viết trong mỗi nhận xét.

 b/ Khi nhận xét s theo dõi chất lượng mục năng lực và phẩm chất s có nhận xét trùng lặp, vì các HS đều nhận xét v cùng tiêu chí nội dung. Nếu năng lực và phẩm chất của em này và em khác có nét giống nhau s có nhận xét giống nhau.


          Câu 9. Không quy định mức độ phẩm chất, năng lực của từng khối lớp vậy đánh giá có hiệu quả không khi lớp 1 và lớp 5 đều đánh giá như nhau?

         Trả lời

         Phẩm chất và năng lực không thể quy định mức độ được vì vậy phải phải do sự theo dõi, quan sát và cảm nhận của giáo viện mà đánh giá.


         Câu 10. Khi đánh giá năng lực và phẩm chất của một học sinh mà giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm đánh giá trái ngược nhau thì làm thế nào?

          Trả lời

Phải hội ý thống nhất, kèm theo minh chứng (minh chứng đó có thường xuyên lặp đi lặp lại diễn ra hay không)


         Câu 11. Đối với ghi học b.

1/ GV bộ môn có phải ghi học bạ môn mình dạy không?

         Trả lời

        Theo khoản 2, Điều 11 “Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ” vì vậy GVCN có trách nhiệm ghi các nội dung các môn vào học b. Cuối kì, cui năm giáo viên bộ môn phải tổng  hợp lời nhận xét theo lớp để giáo viên chủ nhiệm ghi vào học bạ.

Nếu GV bộ môn t nguyện giúp GV chủ nhiệm thì ghi nhận xét vào học b, đó là s thỏa thuận giữa 2 GV, B không cấm.

 Để GVCN thuận lợi khi ghi vào học bạ và GV bộ môn không phải nhiều lần ghi, GV bộ môn ghi nhận xét ngắn gọn vào sổ theo dõi chất lượng cuối kỳ và cuối năm, sau đó chuyển GVCN ghi vào học bạ.

 2/ Ghi học bạ phần nhận xét các môn học, GV chỉ ghi “đạt” hay “chưa đạt” có được không hay phải ghi nhận xet cụ thể.

 Tr lời

 Phải ghi nhận xét c th, ngắn gọn mặt mạnh - yếu của học sinh theo từng môn học trong phần nhận xét của các môn hc. Không được ghi đơn giảnđạt” hay “chưa đạt

 3/ Cột năng lực, phẩm chất ở học bạ, GVCN có phải ghi tất cả các ý hay chỉ ghi 1 trong các ý nổi bật của HS?

 Tr lời

 Cột năng lực có 3 ý; cột Phẩm chất có 4 ý. GVCN phải ghi đầy đủ tất c 7 ý của 2 nội dung đó. Yêu cầu ghi ngắn gọn, d hiểu v Ưu - nhược.


          Câu 12. Tổ chức họp giữa GVCN với GV bộ môn thời gian nào?
          Trả lời
         Nên tổ chức trao đổi nhanh không phải họp cả buổi/lớp


          Câu 13. Với những học sinh chưa hoàn thành cả 4 điều kiện tại mục a) khoản 1 điều 14  mà sau khi kiểm tra vẫn chưa đạt một điều kiện nào đó thì có nên cho lên lớp không?

         Trả lời

     Xét lên lớp sẽ có:

-         Loại 1: hoàn thành cả và lên lớp

-         Loại 2. Chưa hoàn thành, phải tổ chức ôn tập kiểm tra lại, sẽ xảy ra 2 trường hợp:

               +  Kiểm tra lại và hoàn thành: Được lên lớp

               + Kiểm tra lại sau 3 lần mà vẫn chưa đạt: Hiệu trưởng quyết định cho lên lớp hay ở lại (nếu cho lên lớp phải tổ chức ôn tập đảm bảo đủ điều kiện lên lớp)


        Câu 14. Với những học sinh cuối năm chưa hoàn thành thì ghi học bạ như thế nào?

       Trả lời

          Những học sinh cuối năm chưa hoàn thành  hay chưa đạt (ở nội dung nào, môn học hay HĐGD nào) thì mục này trong học bạ  để trống, sau khi kiểm tra lại kết quả cuối cùng GVCN và Hiệu trưởng Quyết định như thế nào mới ghi vào.

 Khi kiểm tra cuối kỳ và cuối năm học đối với những môn đánh giá bằng điểm số: Nêu điểm của HS bất thường so với những lần kiểm tra thường xuyên, GV báo cáo tổ trưởng, BGH để được kiểm tra lại ( tối đa 3 lần, kể cả lần kiểm tra đầu tiên)


          Câu 15. Ngoại ngữ và Tin học có tham gia vào xét hoàn thành chương trình lớp học, cấp học không?

         Trả lời

         Có, đó là những môn học theo quy định (nếu trường đó HS được học môn đó) 

 
        Câu 16. Trong phân phối chương trình có tiết kiểm tra? Vậy có cho HS làm và chấm điểm không?

       Trả lời

       Vẫn kiểm tra bình thường, làm vào phiếu hoặc luyện tập vào vở, chỉ nhận xét như bài hàng ngày chứ không chấm điểm.


        Câu 17. Nếu giáo viên theo lớp của mình dạy tiếp lên lớp trên thì cuối năm học ai nghiệm thu chất lượng và bàn giao?

          Trả lời

        a/ Thường tháng 8 năm học sau BGH mới phân công ai chủ nhiệm năm học tiếp nên có thể vẫn lớp trên kiểm tra lớp dưới.

        b/ Đối với trường hợp đã biết sang năm tiếp tục theo lớp, với những lớp này Ban giám hiệu trực tiếp nghiệm thu chất lượng cuối năm.


         Câu 18. Cuối năm học giáo viên chủ nhiệm và giáo viên nhận lớp của năm học tiếp đó sẽ cùng ra đề, cùng tham gia coi, chấm bài vậy liệu có đảm bảo chất lượng không?

      Trả lời
      Việc đó hiệu trưởng phải có chỉ đạo, có cách làm để đảm bảo nghiêm túc giữa đề ra và kiểm tra, chấm bài...

 

Câu 19. Cuối năm học Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học chung cho cả khối; tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ sở sẽ nhận học sinh lớp 5 (năm) vào học lớp 6 (sáu).

Có hình thức không khi trường tự tổ chức.

 Trả lời

Hình thức hay không phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.

HT là người chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện đánh giá HS, duyệt kết qủa đánh giá HS cuối năm học. Chất lượng HS khi bàn giao cho trường THCS sẽ ảnh hưởng đến uy tín của HT, uy tín nhà trường và mỗi giáo viên.

 

        Câu 20. Về khen thưởng 

a/ Ghi khen thưởng học sinh ghi như thế nào? (Nội dung khen–danh hiệu)

       Trả lời

- Tùy GV đề xuất và HT quyết định. Việc khen thưởng cần linh hoạt, không phải lớp nào cũng như lớp nào, tùy thuộc vào HS từng lớp sẽ có khen thưởng các nội dung khác nhau.

- Nếu HS đạt nhiều thành tích nên tổng hợp để ghi 1 giấy khen, tránh 1 HS được nhiều giấy khen ở nhiều nội dung.

Tuyên dương, khen thưởng học sinh có thành tích hoặc sự tiến bộ vượt bậc trong một hoặc một số lĩnh vực học tập, rèn luyện vào cuối học kì I và cuối năm học;

Học sinh có thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua; học sinh có thành tích đột xuất khác. Việc bình xét khen thưởng do học sinh trong lớp bình bầu hoặc đề xuất của giáo viên, phụ huynh. Các hình thức khen thưởng gồm:

 

+ Khen thưởng học sinh đạt danh hiệu học sinh toàn diện: học sinh có nhiều thành tích nổi bật về cả 3 nội dung đánh giá được các bạn trong nhóm, lớp bình bầu, giáo viên và phụ huynh công nhận.

+ Khen thưởng thành tích từng lĩnh vực: học sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập thuộc một môn học/hoạt động giáo dục hoặc một trong 3 nội dung đánh giá được các bạn trong nhóm, lớp, giáo viên và phụ huynh công nhận.

+ Khen thưởng đột xuất: Có thành tích đột xuất (nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, dũng cảm cứu bạn, đạt được thành tích bất ngờ, …).

VD gợi ý: 

  + Đã có thành tích học tập tốt toàn diện các môn học.
  +  Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào VSCĐ.
. + Đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội -Sao.
  + Đã có thành tích xuất sắc trong Giao lưu Toán tuổi thơ, cấp .....

+ Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán ( Tiếng Việt; Khoa học; Lịch sử và Địa lý;…)

+ Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp.

+ Có thành tích trong hoạt động phong trào văn nghệ (hay các phong trào khác); hay hoạt động của trường, lớp

  + Có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động tập thể

  + Có ý thức tốt trong việc giúp đỡ bạn.

Chú ý:

Nếu khen thưởng HS có thành tích học tốt toàn diện các môn, thì tất c các môn không có môn nào học mức bình thường, k c môn Tin học hay Ngoại ng.

b/ Học kỳ 1 có ghi khen thưởng vào học bạ không?

Tr lời

Theo Thông tư quy định, học k 1 nếu lớp có HS đề ngh khen thưởng và được Hiệu trưởng đồng ý khen thưởng, GVCN s khi khen thưởng HS vào học b học k 1. Nếu nhà trường quy định ch khen thưởng HS vào cuối năm học, học kì 1 ch tuyên dương, như vậy học k 1 không phải ghi khen thưởng vào học b.

Câu 21. Hướng dẫn ghi học bạ mới. Lấy một ví dụ cụ thể về ghi học bạn mới?
      Trả lời

      - Chiều cao,  cân nặng, sức khỏe

      - Ghi số ngày nghỉ có phép, không phép

     - Nhận xét khái quát về sự tiến bộ, kết quả các môn học và hoạt động giáo dục học sinh đã đạt được; những điều học sinh cần phải làm và hướng dẫn để cải thiện kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

1. Về các môn học và hoạt động giáo dục:

 Các môn học

- Môn Tiếng Việt: Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm; đã khắc phục được lỗi phát âm l/n. Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi. Viết được câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình.

- Môn Toán: Học tốt. Biết tính thành thạo chu vi và diện tích của các hình chữ nhật và hình vuông; giải đúng các bài toán có lời văn.

- Môn Tự nhiên và Xã hội:…

Các hoạt động giáo dục

-         Thể dục: Tiếp thu các bài nhanh, Ham hoạt động, tích cực tham gia các hoạt động vận động cùng các bạn; có năng khiếu về thể dục;…

- Âm nhạc: Thích múa hát; Hát đúng nhạc, có cảm xúc;…

        Về Năng lực:

        - Em đã có sự tiến bộ khi giao tiếp. Nói to rõ ràng hơn, luôn nhìn thẳng vào người đối diện. Mạnh dạn trao đổi với cô giáo khi không hiểu bài, có tiến bộ so với đầu năm học.

- Trong giờ tự học, em tự giác làm bài.

        - Thực hiện tốt quy định bán trú. Tự thu dọn bát đĩa sau khi ăn, biết nhắc nhở các bạn khác làm như mình.

      Về phẩm chất:

        - Chấp hành đúng nội quy trường, lớp. Đi học đầy đủ, đúng giờ. Giữ gìn đồ dùng học tập, sách vở.

- Yêu quý bạn bè, kính trọng ngưòi lớn tuổi. Biết giúp đỡ mọi người.

        - Trung thực trong học tập. Tự tin thể hiện mình trước tập thể; đoàn kết, thân mật với bạn bè.

Thành tích nổi bật: Có năng khiếu về Âm nhạc. Đạt giải nhất cuộc thi “Hát về mái trường”. Những điều cần khắc phục: (Những kết quả chưa đạt, cần thực hiện và thời gian cần thực hiện xong): Cần tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức đã học của môn Tự nhiên và Xã hội vào công việc vệ sinh nhà cửa, rèn luyện sức khỏe tại gia đình.


Hoàn thành chương trình lớp học: Hoàn thành chương trình lớp 3.

Tuyên dương khen thưởng: Được Hiệu trưởng tặng Giấy khen vì có thành tích về Âm nhạc;….


                                                                     , ngày        tháng     năm 20…


               Xác nhận của Hiệu trưởng                                 Giáo viên chủ nhiệm

               (Kí tên và đóng dấu)                                                       (Kí tên)

 

 

 

       Câu 22. Trong hồ sơ đánh giá HS yêu cầu có giấy  Giấy chứng nhận, giấy khen xác nhận thành tích của HS trong năm học (nếu có). Nhưng mỗi HS chỉ có 1 bản duy nhất. Vậy lưu hồ sơ thế nào?

-         Lưu bản Phô tô coppy

 

      Câu 23. Chỉ nhận xét, không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên sẽ khiến học sinh lơ là, thiếu động lực học tập?”

       Trả lời

- Xét động lực học tập gồm:

 Người ta chỉ ra một người học sinh có 2 động cơ là động cơ bên trong và động cơ bên ngoài.

         Động cơ bên trong để khuyến khích học sinh học, để phát triển năng lực phẩm chất thì đó là cái gì. Đó chính là nội dung học tập, học sinh hiểu được nó thích, nó cảm nhận đuợc nội dung đó vô cùng giá trị, nó say sưa tìm hiểu, nó học được cái đó. Chính nhờ nội dung đó mà, mỗi học sinh phát triển được năng lực phẩm chất ngày một tiến bộ. Thông tư này giải quyết động cơ bên trọng.

         Động cơ bên ngoài đó chính là phần thưởng, phần thưởng để kích thích làm cho động cơ bên trong làm tốt hơn nữa. Vậy thì nếu tôi cho điểm 10 thì đó cũng là phần thưởng với học sinh, nếu bây giờ tôi cho 1 bông hoa thì cũng là phần thưởng, bố mẹ cho 1 cuộc đi chơi nếu con học tốt thì đấy cũng là phần thưởng để kích thích, chứ không phải bản chất để phát triển năng lực của học sinh.
Giáo dục cần động cơ số 1 (bên trọng), giáo dục để thay đổi nâng cao chất lượng. Hiện nay, chúng ta vẫn còn chưa hiểu rõ, học sinh đi học vì phần thưởng, vì bố mẹ, ông bà, chứ không phải học để phát triển chính mình.

 

D/ MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ NHẬN XÉT CÁC MÔN

1/ Môn Toán

-         Nhận xét về kiến thức:

+ Cộng, trừ, nhân, chia (bảng cửu chương) các số tự nhiên, số thập phân, phân số.

+ Giải toán có lời văn ở các dạng: Rút về đơn vị, tìm 1 số khi biết tổng - hiệu; tổng tỷ; …. Cách trả lời để có phép tính.

+ Tìm x ở các dạng.

+ Toán về hình học.

+ Toán về đại lượng: Đổi đơn vị đo

……………………..

-         Nhận xét về cách trình bày:  Hình thức, cách đặt tính, tính, ghi số, …

2/ Môn Tiếng Việt

- Tập làm văn: Sử dụng từ ngữ, hình ảnh để miêu tả, kể, so sánh, nhân hóa,… phù hợp với đề bài yêu cầu. Đúng về câu, lỗi chính tả, chữ viết ngay ngắn – mau thưa,… viết theo trình tự thời gian hay đặc điểm, có lộn xộn không. Trình bày có đúng bố cục của bài văn, cân đối trang vở, …

- Chính tả, tập viết: Trình bày có cân đối trang giấy, chữ viết rõ ràng, ngay ngắn; khoảng cách, độ cao thấp, kiểu viết ( nghiêng - đứng – thanh - đậm) các con chữ - từ - tiếng đều hay không.

- Tập đọc: Tốc độ đọc nhanh - chậm – đánh vần, có ngọng hay không, ngọng ở điểm nào (dấu thanh, vần, l-n, âm địa phương,…)

…………………………………

3/ Môn Khoa học; Lịch sử và Địa lý; TNXH.

Nhận xét về kiến thức HS được học theo các bài.

4/ Môn Âm nhạc

Hát đúng giai điệu, cao độ, trường độ, tiết tấu; thuộc lời bài hát

Kỹ năng thực hiện biểu diễn, vận động, tư thế theo giai điệu, tiết tấu,…

Hát to - nhỏ

Thái độ khi hát: Rụt rè, mạnh dạn, tự tin

…………………………………………

5/ Môn Mỹ thuật

Bố cục vẽ họa tiết, hình ảnh trên trang giấy.

Việc chọn hình ảnh, họa tiết, mảng chính - phụ có đúng với chủ đề yêu cầu.

Sử dụng màu vẽ, phối màu.

Kỹ thuật tô màu  vào hình ảnh, họa tiết: Đậm - nhạt; sắc nét hay còn tràn ra ngoài;

Sự sáng tạo qua óc tưởng tượng của HS

……………………………..

6/ Môn Tin học

-         Việc nắm bắt lý thuyết về kiến thức

-         Thực hành trên các bàn phím, thuộc các kí hiệu, đánh máy, sử dụng công cụ trên máy tính.

………………………………….

7/ Môn Ngoại ngữ

-         Sử dụng từ, câu khi nói, viết có đúng mẫu câu, đúng nội dung yêu cầu.

-         Kỹ năng nghe – nói - đọc - viết, phát âm, trọng âm, giao tiếp

………………………….


 

                                                                       TỔ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
 

 

 

 

 

nguon VI OLET