Trường : Tiểu học Trương Định

Lớp: 5B

GV hướng dẫn : thầy Huỳnh Ngọc Minh

Giáo sinh TT : Huỳnh Ngô Thúy Vi

 

Tuần 23

Tiết …

Ngày dạy: … / … / …

 

 

Thứ …….. Ngày ….Tháng … Năm 2017

Chính tả : ( Nhớ - viết )

 

CAO BẰNG

 

I/ Mục đích ,  yêu cầu.

- Nhớ –viết chính xác, đẹp 4 khổ thơ đầu trong bài thơ Cao Bằng.

- Làm đúng bài tập chính tả về viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

II/ Đồ dùng dạy học.

GV: Bảng phụ, bông hoa học tập để ghi bài tập 2.

HS: SGK, tập,…

III/ Các hoạt động dạy học.

 

Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 1 HS nhắc tên bài cũ. (Nghe – viết: Hà Nội )

- Yêu cầu cả lớp viết bảng con một số từ mà HS đã viết sai ở tiết trước. ( chong chóng , nổi gió , Hà Nội , Hồ Gươm , bắn phá )

- Ở mỗi từ khó, GV chọn 2 bảng để nhận xét, lưu ý trước lớp.

- Gọi 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. (Khi viết tên người , tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.)

- Gọi 1 HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

 

Bài mới

- Giới thiệu bài : Nhằm tiếp tục giúp cho các em củng cố lại các quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam và có thể hoàn thành tốt các bài tập chính tả về viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam; hôm nay chúng ta sẽ học chính tả bài Nhớ - viết : Cao Bằng.

1.Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ - viết

- Gọi 1 HS xung phong đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài Cao Bằng. Cả lớp mở sách theo dõi và nhận xét.

- Nội dung của 4 khổ thơ nói lên điều gì? (Địa thế hiểm trở của Cao Bằng, lòng mến khách và tình yêu đất nước sâu sắc của người Cao Bằng.)

- Cho HS nêu từ khó viết. ( Đèo Gió , Đèo Giàng , vượt , đón môi , suối trong , … )

- Gọi 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.

- GV lưu ý lỗi sai chính tả cho cả lớp.

- GV đọc một số từ khó cho cả lớp cùng viết. ( đèo Cao Bắc , Đèo Gió , Đèo Giàng , vượt , đón môi , suối trong )

- GV yêu cầu cả lớp giơ bảng, chọn 2 bảng viết đúng hoặc có lỗi sai tiêu biểu, mời HS nhận xét và lưu ý cho cả lớp.

-Gọi 1 HS nêu lại quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam. ( viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.)

- Yêu cầu cả lớp đọc lướt bài chính tả trong sách giáo khoa và nêu cách trình bày bài chính tả. ( Bài chính tả có 4 khổ thơ, mỗi khổ gồm 4 dòng,  mỗi dòng có 5 chữ, khi viết phải lùi vào 2 ô, giữa các khổ thơ thì cách ra 1 dòng.)

- Yêu cầu HS đọc thầm lại 4 khổ thơ đầu của bài Cao Bằng để ghi nhớ, chú ý những chữ cần viết hoa, những dấu câu, những từ dễ viết sai, cách trình bày để chuẩn bị viết bài.

- Yêu cầu học sinh gấp sách, tự nhớ và viết bài.

- Cho HS đổi tập bắt lỗi chính tả. Chọn 5 tập đánh giá.

- GV thống kê lỗi. ( 0 lỗi … 1-2 lỗi … 2-3 lỗi … 4 -5 lỗi … Trên 5 lỗi … )

- GV nhận xét chung dựa vào thống kê.

2.Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.

Để giúp các em ghi nhớ sâu hơn quy tắc viết hoa tên người tên địa lý Việt Nam, chúng ta sẽ cùng thực hiện các bài tập sau đây.

 

Bài tập 2.

- GV đính bảng phụ có ghi bài tập lên bảng, gọi 1 HS đọc bài tập.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? ( Tìm tên riêng thích hợp điền vào ô trống)

- Gọi 1 HS đọc lại các tên riêng cho sẵn.

- GV giải thích rõ nhiệm vụ đặt ra của bài tập.

- GV đính lên bảng 3 bông hoa, trên mỗi bông hoa có viết một câu bài tập a hoặc b hoặc c. Chọn 3 HS đại diện cho 3 tổ lên bảng lựa chọn 1 trong 3 bông hoa và thực hiện bài tập. Các HS còn lại làm vào tập, quan sát và nhận xét bài làm trên bảng.

 

a)Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.

b)Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Phan Đình Giót.

c)Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc Na – ma – ra là anh Nguyễn Văn Trỗi.

 

- Gọi HS nhận xét, sửa chữa (nếu sai).

- GV nhận xét, sửa chữa, lưu ý quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.

 

Bài tập 3.

- Gọi 1 HS đọc bài tập 3 ở SGK.

- Yêu cầu HS chú ý vào bài Cửa gió Tùng Chính. GV giải thích các địa danh :

Tùng Chinh là địa danh thuộc huyện Quan Hòa, tỉnh Thanh Hóa; Pù Mo, Pù Xai là địa danh thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Đây là những vùng đất biên cương giáp giới giữa nước ta và Lào.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng có trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh)

- GV giảng giải lại nhiệm vụ bài tập:

Trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh có những từ là tên địa lý Việt Nam, nhưng một số từ đã được viết đúng, còn một số từ thì viết chưa đúng. Các em hãy tìm ra những từ chưa được viết đúng đó và áp dụng quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết lại cho đúng.

- Cho 2 HS thi đua. Các HS khác quan sát, nhận xét.

Viết sai

Sửa lại

 

Hai ngàn

Ngã ba

mo

pù xai

 

Hai Ngàn

Ngã Ba

Mo 

Pù Xai

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương.

 

3.Củng cố - dặn dò.

- Gọi 1 HS nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà xem và viết lại những từ đã viết sai trong bài chính tả hôm nay.

 

       Tây Ninh, ngày … tháng … năm …

Giáo sinh thực tập kí tên     GV hướng dẫn xét duyệt

 

 

 

  Huỳnh Ngô Thúy Vi    

 

nguon VI OLET