Năm học 2020-2021










Chủ đề: ĐỘNG VẬT
Đề tài: Nặn theo ý thích

I/ Mục đích- Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên một số con vật. Nêu được các bước nặn các con vật mà trẻ thích: Con rùa, con cá, con bạch tuộc, con sâu, con bướm, con chuồn chuồn….
- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng nặn: Lăn tròn ,lăn dài, ấn lõm ,uốn cong , ấn bẹt ,gắn ,đính.. Để nặn thành một số con vật. (MT 92)
- Yêu quý các loài vật, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh sạch.
II/ Chuẩn bị:
1/Đồ dùng của cô :
- Bài hát: “Vườn cổ tích”.
- Nhạc không lời
- Mô hình
- Một số con vật cô nặn mẫu : Con cá, con rùa, con bạch tuộc, con sâu, con bướm, con chuồn chuồn.
2/Đồ dùng của trẻ :
- Bột nặn, bảng con.
- Một số nguyên vật liệu mở: Hạt đậu, hạt gạo, lá cây.
III/ Tiến hành:
1.Ổn định lớp:
- Trẻ vận động cùng cô bài hát “Vườn cổ tích”
- Trẻ cùng đến quan sát mô hình “ Vườn cổ tích”
2.Nội dung:
2.1 Hoạt động 1: Quan sát mô hình và trò chuyện.
- Trẻ gọi tên các con vật trong mô hình.
- Những con vật này sống ở đâu?
- Trẻ nói lên suy nghĩ của mình về những con vật mà trẻ quan sát thấy. ( Hình dáng, màu sắc, nguyên liệu…)
- Để nặn được những con vật này ( Con cá, con rùa, con bạch tuộc, con sâu, con bướm, con chuồn chuồn…). Phải sử dụng những kỹ năng gì?
- Trẻ mô phỏng động tác lăn tròn, lăn dài, ấn bẹt.
- Cô hỏi trẻ về ý tưởng, các kỹ năng khi nặn.
- Cô gợi ý trẻ sử dụng một số nguyên vật liện mở ( Hạt đậu, hạt gạo lức, chiếc lá..) để sản phẩm thêm sinh động.
2.2 Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
- Trẻ đi về bàn thực hiện nặn những con vật mà mình thích.
- Cô mở nhạc không lời khi trẻ thực hiện
- Cô bao quát trẻ, động viên khuyến khích và gợi ý những trẻ gặp khó khăn
2.3. Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm
- Trẻ mang sản phẩm lên mô hình trưng bày
- Trẻ quan sát và nhận xét sản phẩm của bạn
- Giáo dục trẻ yêu thương các con vật và bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
3.Kết thúc:
Cô nhận xét giờ học và tuyên dương trẻ
-Trẻ chơi cùng cô trò chơi: “ Rì rà rì rà”

nguon VI OLET